Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/10/2019, 10:38 AM

20 khẩu nghiệp tuyệt đối tránh: ăn nói phét lác, nói dối hại người

Trong nhà Phật, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… Một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ, ray rứt cả cuộc đời.

Khẩu nghiệp bất thiện: Tu miệng không thành dễ gánh họa sát thân

Bài liên quan

Khẩu nghiệp (Nghiệp gây ra từ lời nói) là tội mà bất cứ ai cũng dễ mắc phải trong đời. Không phải ai cũng làm ra những chuyện thất đức nhưng lời nói thất đức thì rất dễ mắc phải. Tích lũy qua năm tháng, phúc báo sẽ vì "khẩu nghiệp" mà chạy hết. Do đó, người nói chuyện không có "khẩu đức", cả cuộc đời thường gập ghềnh, nhấp nhô, thậm chí rất thê lương.

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

heo lời Phật dạy qua kinh điển để lại thì Thân có 3 nghiệp là sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ý có ba nghiệp là Tham lam, sân hận và si mê. Còn Khẩu có 4 nghiệp là Nói dối, thêu dệt, nói đâm thọc, nói ác khẩu.

heo lời Phật dạy qua kinh điển để lại thì Thân có 3 nghiệp là sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ý có ba nghiệp là Tham lam, sân hận và si mê. Còn Khẩu có 4 nghiệp là Nói dối, thêu dệt, nói đâm thọc, nói ác khẩu.

Dưới đây là 20 khẩu nghiệp cần tuyệt đối tránh:

1. Trù người khác bệnh, dễ vận vào thân.

2. Nói lời công kích sẽ bị đau răng.

3. Nói lời tuyệt tình gây ra đại nạn.

4. Ăn nói phét lác, trở nên vô dụng.

5. Nói yêu người nhưng không làm được sẽ bị người khác lừa gạt.

6. Hay oán than thì một đời đau khổ.

7. Nói là kiêu ngạo cả đời không yên ổn.

8. Thích gây thị phi, suốt đời bị phủ nhận.

9. Cười nhạo người khác, mãi mãi thua thiệt.

10. Suốt ngày tâng bốc người trong gia đình, hay gặp chuyện xấu hổ, mất mặt.

11. Cả ngày nói lời tiêu cực, sống một đời sóng gió khổ đau.

12. Hay luận thị phi, cuộc sống bần hàn, đau khổ.

13. Câu nói hận đời mang đến họa oan nghiệp.

14. Luôn miệng chứng mình bản thân dễ bị người khác hiểu lầm.

15. Thích nói dối thì người đời coi rẻ.

16. Ưa nghe nịnh nọt, cả đời ắt không thành công.

17. Dễ dàng nịnh nọt người khác, sẽ bị người bán đứng.

18. Nói lời khinh thường đối phương sẽ nhận quả báo nhân cách bị hủy hoại.

19. Cất lời ly gián, hại người thì cuối đời cô quạnh.

20. Ăn nói không có đường lui dễ gặp đại nạn tuyệt vận.

Theo nhà Phật, lời nói nói ra làm người khác đau khổ thì đều là một cách gieo nghiệp bất thiện. Vì thế theo luật nhân quả, họ cũng sẽ phải chịu quả báo xấu như thường.

Theo nhà Phật, lời nói nói ra làm người khác đau khổ thì đều là một cách gieo nghiệp bất thiện. Vì thế theo luật nhân quả, họ cũng sẽ phải chịu quả báo xấu như thường.

Bài liên quan

Phật giáo gọi những điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường. Do vậy mà Tây phương cũng có câu: “Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần”.

Tùy theo mục đích của nói dối mà tạo ra nghiệp tội nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp nói dối với mục đích cứu giúp hoặc bảo vệ tính mạng cho người khác thì không bị tính là khẩu nghiệp.

Tạo nhân duyên gì để hạt giống nghiệp xấu không trổ quả?

Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành; Là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo; Là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành; Là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác đạo; Là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh; Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng; Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh; Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm