Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/05/2020, 10:04 AM

"3 không" để giữ thân nghiệp thanh tịnh

Những người biết tu tập thực hành việc tốt, thực hành Thập thiện nghiệp, không những tránh được mọi nghiệp ác và gây được nhiều quả lành trong đời sống hiện tại.

 > Giới luật là nền tảng căn bản của Phật Pháp

Không sát sinh

Sát sinh là diệt mạng sống của kẻ khác hoặc loài khác, nói chung là chúng sinh hữu tình. Sát sinh là tự mình cầm khí giới trực tiếp sát hại hoặc dùng phương tiện như bẫy, thuốc độc giết hại, hoặc sai bảo người khác giết hại, hoặc thấy sự giết hại mà trong tâm mình hoan hỷ, đều là nghiệp sát sinh cả. Nghiệp sát sinh này tùy theo tâm trạng khi sát sinh, tùy theo đối tượng bị sát sinh và tùy theo thời gian thực hiện mà phân biệt tội nặng nhẹ khác nhau.

Tất cả những tội sát sinh đó, kinh Phật đã dạy: Tội giết hại thường làm chúng sinh đọa vào địa ngục, ngạ quỷ để chịu khổ báo. Nếu đầu thai trong loài súc sinh phải chịu làm thân hùm beo, chó sói, hoặc làm thân rắn độc, rết độc, ôm lòng hiểm ác, hoặc làm thân hươu nai, thỏ beo, luôn luôn sợ hãi. Nếu được làm người mắc phải hai thứ quả báo : một là nhiều bệnh hai là chết yểu.

Vì vậy, kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo dạy con người không được có hành động sát sinh bởi những lý do sau:

Một là, mọi vật sinh ra trong vũ trụ kể cả con người đều sợ chết, sợ khổ đau và bệnh tật. Con vật sắp bị giết mà được tha thì nỗi vui mừng không thể tả được, vì thế tha mạng chết cho người (ân xá), tha nạng chết cho vật (không sát sinh) là một ân huệ lớn. Thực hiện không sát sinh mà còn phóng sinh, là nghiệp lành đứng đầu trong việc Hành thập thiện nghiệp.

Đức Phật dạy cho hàng cư sĩ Phật tử, sau khi quy y thì phải từ bỏ những nghề có làm tổn hại tâm từ bi như nghề đổ tể giết súc vật, nghề buôn bán vũ khí, cung tên, dao kiếm, súng đạn, buôn bán rượu và thuốc độc, nghề săn bắn hại vật, những nghề liên quan đến sát sinh, hại người, hại vật v.v..cũng là để trau dồi hạnh từ bi và đức hiếu sinh vậy.

Đức Phật dạy cho hàng cư sĩ Phật tử, sau khi quy y thì phải từ bỏ những nghề có làm tổn hại tâm từ bi như nghề đổ tể giết súc vật, nghề buôn bán vũ khí, cung tên, dao kiếm, súng đạn, buôn bán rượu và thuốc độc, nghề săn bắn hại vật, những nghề liên quan đến sát sinh, hại người, hại vật v.v..cũng là để trau dồi hạnh từ bi và đức hiếu sinh vậy.

Tu hành gặp cảnh giới tốt đẹp cũng chẳng nên khoe

Con người ta ai cũng ham sống, sợ chết, lẽ đâu lại cướp mạng sống của loài vật. Con vật khi bị giãy giụa trên thớt, dưới dao còn khổ hơn con người ta lăn lộn trong cơn bệnh ngặt nghèo, cơ thể rã rời, đau nhức. Niềm đau, nỗi khổ của con người và loài vật cũng giống nhau không khác!

Hai là, Đức Phật đã chỉ ra rằng tất cả các chúng sinh từ vô lượng vô biên kiếp trước đã là cha mẹ, anh em hoặc đã là bà con quyến thuộc, nhưng bởi nhân duyên nghiệp báo nên phải sinh tử luân hồi sáu nẻo, thay hình đổi dạng không còn nhận biết lẫn nhau. Đang tâm giết hại để ăn thịt rất tổn hại lòng từ bi, đang tâm giết hại, sát sinh để ăn thịt là cái nhân gây ra bệnh tật, khổ đau, hoạn nạn. Nợ máu xương phải đền bằng máu xương, dù trốn đi đâu cũng không tránh khỏi.

Trong kinh Bồ Tát Giới, Phật nói: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính như nhau không khác, nếu chúng ta giết chết một con vật tức là giết chết lòng từ bi của mình, giết luôn vị Phật tương lai và giết lộn ăn lầm người thân trong quá khứ. Có chuyện kể rằng ở thành Vương Xá có một ông trưởng giả nghe lời người Bà la môn giết rất nhiều loài vật để tế thần, Ngài Mục Kiền Liên đi qua thấy thế nói với ông trưởng giả rằng ông đã giết cha mẹ anh em người thân của mình trong quá khứ chứ không ai xa lạ. Ông trưởng giả không tin, Ngài Mục Kiền Liên bèn dùng phép thần thông trình bày những kiếp trước giữa ông trưởng giả và những con vật bị giết đều là quyến thuộc. Trưởng giả thấy thế, vô cùng sợ hãi, ăn năn sám hối, phát tâm quy y, ăn chay, nguyện trọn đời từ bỏ nghiệp sát hại súc vật.

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo dạy: Nếu ai không sát sinh thì sẽ được mười điều lợi ích như sau:

1. Tất cả chúng sinh đều kính mến.

2. Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh.

3. Trừ sạch thói quen giận hờn.

4. Thân thể thường được mạnh khỏe

5. Tuổi thọ được lâu dài.

6. Thường được Thiên Thần hộ trì.

7. Ngủ ngon giấc và không chiêm bao, ác mộng.

8. Trừ được các mối thù oán.

9. Khỏi bị đọa vào ba đường ác.

10. Sau khi chết được sinh lên cõi Trời.

Giết mạng thì phải đền mạng, đó là luật nhân quả.

Giết mạng thì phải đền mạng, đó là luật nhân quả.

Tín, giới, tàm, quý, văn, thí, huệ - có nghĩa là gì?

Những người thường giúp đỡ, săn sóc người nghèo khổ, bệnh tật, tai nạn, khổ đau, v.v... thì bản thân họ ít bệnh tật, ít tai nạn. Nếu ai biết lo tạo phúc lành thì ngay trong đời hiện tại chắc chắn họ được khỏe mạnh, tinh thần được thư thái và an vui. Không sát sinh là hành động từ bi, là học theo hạnh nguyện từ bi của Bồ Tát đối với vạn vật trong vũ trụ. Để trau dồi tâm từ bi thì chẳng những chúng ta không sát sinh hại vật, mà còn phải thực tập ăn chay. Ăn chay tức là không ăn thịt chúng sinh, không ăn thịt người thân quyến thuộc của mình trong nhiều đời kiếp trước. Sự nghiệp ăn chay đem lại rất nhiều điều lợi, về mặt khoa học sẽ tránh được việc ăn phải những chất độc tiết ra trong máu thịt con vật khi chúng bị giết do sợ hãi kêu khóc. Không những cần ăn chay, để phát triển hạnh nguyện từ bi, người Phật tử còn cần thường xuyên thực hiện phóng sinh thì phúc đức sẽ vô cùng to lớn. Việc phóng sinh tức là cứu được nhiều mạng sống của chúng sinh khi chúng sắp bị sát hại, tức là đem lại phúc đức cho chúng sinh và cho bản thân người thực hiện việc phóng sinh.

Ngoài ra, ở mức độ cao hơn, hành giả và Phật tử khi đi kinh hành còn phải lưu ý tránh giẫm đạp, làm chết cỏ cây và những sinh vật nhỏ bé nằm dưới đất. Đó cũng là hạnh nguyện từ bi tránh sát sinh hại vật mà Đức Phật răn dạy.

Giết mạng thì phải đền mạng, đó là luật nhân quả. Thế nên Đức Phật dạy cho hàng cư sĩ Phật tử, sau khi quy y thì phải từ bỏ những nghề có làm tổn hại tâm từ bi như nghề đổ tể giết súc vật, nghề buôn bán vũ khí, cung tên, dao kiếm, súng đạn, buôn bán rượu và thuốc độc, nghề săn bắn hại vật, những nghề liên quan đến sát sinh, hại người, hại vật v.v..cũng là để trau dồi hạnh từ bi và đức hiếu sinh vậy.

Con người ta ai cũng ham sống, sợ chết, lẽ đâu lại cướp mạng sống của loài vật. Con vật khi bị giãy giụa trên thớt, dưới dao còn khổ hơn con người ta lăn lộn trong cơn bệnh ngặt nghèo, cơ thể rã rời, đau nhức. Niềm đau, nỗi khổ của con người và loài vật cũng giống nhau không khác!

Con người ta ai cũng ham sống, sợ chết, lẽ đâu lại cướp mạng sống của loài vật. Con vật khi bị giãy giụa trên thớt, dưới dao còn khổ hơn con người ta lăn lộn trong cơn bệnh ngặt nghèo, cơ thể rã rời, đau nhức. Niềm đau, nỗi khổ của con người và loài vật cũng giống nhau không khác!

Lợi ích của giới luật

Không trộm cắp

Trộm cắp là lấy những vật chất, tiền tài, của cải thuộc quyền sở hữu của người khác. Trong cuộc đời, người ta phải có nhu cầu để sống như phải có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa để ở và những nhu cầu khác về vật chất và tinh thần. Do đó phải có đồng tiền để tiêu, để trang trải những nhu cầu của cuộc sống, để học tập, để chữa bệnh khi ốm đau, để giải trí nghỉ ngơi nhằm phục hồi sức khỏe, dành cho lao động. Vì vậy mọi người ai cũng cần phải nỗ lực làm việc để có tài sản đảm bảo cho đời sống hiện tại và tương lai cho mình, cho con cháu mình. Do phải bỏ nhiều công sức lao động mới có điều kiện sống cho nên con người ta rất quý trọng tài sản của mình. Chính vì vậy quyền tư hữu tài sản là một quyền thiêng liêng và quan trọng. Nếu vì một lý do gì, người ta bị đoạt mất tiền tài của cải hoặc tài sản thì người ta sẽ vô cùng đau khổ, buồn phiền như cảm thấy chính mình bị mất một phần sinh mạng. Họ sinh ra thất vọng, buồn bực đến nỗi có khi đau ốm bệnh tật, có khi nghĩ đến tự tử, và trên thực tế cuộc đời đã có những sự việc đau buồn như vậy.

Theo lẽ công bằng, đã không muốn ai lấy của mình, thì đừng lấy bất cứ cái gì của người khác. Không muốn người khác trộm cắp của mình, làm cho mình đau khổ, thì mình cũng đừng làm đau khổ cho người. Xã hội chỉ tồn tại được, khi mọi người đều tôn trọng lẽ công bằng. Trong kinh Phật có nói: "Vật của người khác thì người đó giữ. Dù một lá rau cọng cỏ mà họ không cho cũng không được lấy, huống chi trộm cướp". Của trộm cướp là của phi nghĩa, thường vào cửa trước ra cửa sau, tiêu hao nhanh chóng không được bền lâu, nó đến rất nhanh rồi đi cũng rất nhanh, rốt cục thì tay trắng cũng hoàn tay trắng mà còn bị người đời khinh bỉ, phỉ báng, xấu hổ cho mình và cho con cháu về sau.

Tất cả các tội trộm cắp đều là nghiệp ác gây ra phải nhận quả ác ngay trong đời hiện tại hoặc trong các kiếp sau. Bởi thế trong kinh Phật đã nói: "Tội trộm cướp làm chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, chịu khổ vô cùng. Nếu đầu thai trong đường súc sinh, phải chịu làm thân trâu, ngựa, la, lừa, lạc đà v.v…đem máu thịt của mình trả nợ kiếp trước cho người. Nếu được làm người, phải chịu làm thân tôi mọi cho kẻ khác, áo không đủ che thân, cơm ăn không đủ bữa, bần cùng khốn khổ…". Vì vậy Phật cấm trộm cướp là để trưởng dưỡng lòng từ bi cho chúng sinh.

Theo lẽ công bằng, đã không muốn ai lấy của mình, thì đừng lấy bất cứ cái gì của người khác.

Theo lẽ công bằng, đã không muốn ai lấy của mình, thì đừng lấy bất cứ cái gì của người khác.

Giới luật làm thúc đẩy sự hòa hợp thanh tịnh trong Tăng đoàn

Vì vậy, người thực hiện hành thập thiện không trôm cắp thì thì theo Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo sẽ được hưởng những phúc lành

1.  Của cải đầy nhà, không sợ giặc, nước, lửa và con hư phá mất.

2. Được nhiều người yêu mến.

3. Không bị người đời lừa gạt.

4. Được mười phương khen ngợi.

5. Không lo tổn hại.

6. Tiếng lành đồn xa.

7. Ở chốn đông người không sợ.

8. Của cải, mệnh thọ, sức lực, yên vui, biện tài đầy đủ                      

9. Thường sẵn lòng bố thí, làm phúc

10. Sau khi mệnh hết được sinh lên cõi trời.

Những người thực hành hạnh lành, không trộm cắp bao giờ lòng dạ cũng được thảnh thơi, thoải mái, không phải trông trước nhìn sau, không phải lo nghĩ sợ hãi bị luật pháp truy tìm trừng phạt. Những người như thế chẳng phải lo ai thù oán mình. Một xã hội không có tình trạng trộm cắp thì không có cảnh tượng giành giật, cướp đường, cướp chợ, mọi người không phải lo nghĩ vì sợ mất của, của đánh rơi ngoài đường không bị mất và sẽ được trả lại, nhà nhà không phải cửa kín then cài, xã hội sẽ được thái bình, an lạc, hạnh phúc.

Thực hiện hạnh nguyện này, con người ta không những có cuộc sống an vui, hạnh phúc mà còn đem lại phúc đức cho mình, cho con cháu mình và cho người mà mình cứu giúp.

Tất cả các tội trộm cắp đều là nghiệp ác gây ra phải nhận quả ác ngay trong đời hiện tại hoặc trong các kiếp sau.

Tất cả các tội trộm cắp đều là nghiệp ác gây ra phải nhận quả ác ngay trong đời hiện tại hoặc trong các kiếp sau.

Nhận thức về tầm quan trọng của giới luật

Không tà dâm

Tà dâm là cái nghiệp gây ra sinh tử luân hồi, là chướng ma gây ngăn trở bước đường tu giải thoát. Đối với người tại gia, hàng Phật tử, cư sĩ thì không được tà dâm. Còn trong hàng xuất gia, Phật dạy phải đoạn trừ với dâm dục. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Lòng dâm không trừ thì không thể ra khỏi trần lao".

Trong đời sống hằng ngày của con người, Phật chỉ ngăn nạn tà dâm, nghĩa là vợ chồng có cưới hỏi chính thức mới được ăn ở với nhau, nhưng phải có tiết độ và không được lang chạ, ngoại tình.

Trong gia đình, vợ chồng có cưới hỏi chính thức, được họ hàng và pháp luật công nhận, nếu người chồng không thực hiện việc tà dâm, người vợ không có tính lang chạ, thì hạnh phúc gia đình được bền vững, không khí gia đình được đầm ấm. Trong những điều kiện như vậy, sự làm ăn ngày càng phát đạt, sự nghiệp ngày càng  bền vững, họ hàng êm ấm vui vẻ, làng xóm quý mến tôn trọng.

Những người biết tu tập thực hành việc tốt, thực hành Thập thiện nghiệp, không những tránh được mọi nghiệp ác và gây được nhiều quả lành trong đời sống hiện tại. Người không tà dâm thì thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, sáng suốt, gia đình được hạnh phúc, an vui, con cái được nuôi dưỡng đầy đủ. Không những thế họ còn được được hưởng nhiều quả lành ở trong các kiếp sau này. Trái lại những kẻ do thỏa mãn dục vọng cá nhân phạm vào tội tà dâm sẽ bị đọa vào ba đường ác. Nếu được sinh vào loài người thì gặp hai loại quả báo là vợ không trinh tiết, gia đình không hạnh phúc.

Người không tà dâm thì thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, sáng suốt, gia đình được hạnh phúc, an vui, con cái được nuôi dưỡng đầy đủ. Ảnh minh họa.

Người không tà dâm thì thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, sáng suốt, gia đình được hạnh phúc, an vui, con cái được nuôi dưỡng đầy đủ. Ảnh minh họa.

Ứng dụng giới luật thiết thực có lợi ích trong đời sống người xuất gia

Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo có nói: Người giữ được hạnh không tà dâm sẽ được bốn điều lợi ích sau:

1. Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn.

2. Đoạn trừ hết những sự phiền não, quấy nhiễu.

3. Không ai dám xâm phạm vợ chồng con cái.

4. Được tiếng tốt, người đời khen ngợi.

> Xem thêm video Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm