33 lời dạy có ý nghĩa dành cho Phật tử
Người Phật tử chân chính phải biết, kho tàng vô tận của ta là từ - bi - hỷ - xả được thể hiện qua nụ cười chân thật và hành động dấn thân vì lợi ích chung.
Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại
1. Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp.
2. Người Phật tử khi đến chùa đọc kinh, nghe pháp, khi hiểu rõ lời Phật dạy sau đó mới đem áp dụng vào cuộc sống của mình để có được an lạc hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
3. Người Phật tử khi đi chùa phát tâm cúng dường phải biết nhu cầu ở trong chùa là gì, để việc phát tâm cúng dường của chúng ta có được lợi ích thật sự mà không lãng phí xa hoa.
4. Người Phật tử phải sống có trách nhiệm đối với gia đình người thân, biết hướng con cháu mình tin sâu nhân quả, sống mẫu mực đạo đức thì trong tương lai gia đình, xã hội, đất nước mới được hạnh phúc tốt đẹp.
5. Người Phật tử không nên quá coi trọng đồng tiền mà để tâm dính mắc chấp trước vào đó, sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới làm được nhiều việc có lợi ích cho mình và người khác.
6. Người Phật tử bất cứ môi trường và điều kiện nào cũng phải biết sống thích nghi, ta có thể sống một mình mà không cảm thấy cô đơn, vì ta lúc nào cũng sống trong chánh niệm tỉnh giác.
7. Người Phật tử chân chính nên biết: “Thành công hay thất bại, là con đường thể nghiệm cuộc sống. Hạnh phúc hay khổ đau, trước sau gì ai cũng phải biết”.
8. Người Phật tử biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại và mai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người và vật.
9. Mọi thứ trong cuộc đời đều có giá của nó, ít ai được trọn vẹn. Được cái này thì phải mất cái kia, muốn nhận thật nhiều thì phải cho đi tất cả, muốn được thành công và hạnh phúc lâu bền thì ta phải trả giá bằng sự nỗ lực và cố gắng trong kiên trì bền bỉ.
10. Phật tử tu hành hay bị thối chuyển, bởi vì hay cầu khẩn van xin không tin tưởng chính mình. Mọi người ai cũng có khả năng nhận diện tâm qua sự xúc chạm thấy nghe hay biết, mới có thể trở nên hiền từ, sống chân thật, đạo đức và biết giúp đỡ sẻ chia, bằng tình người trong cuộc sống.
11. Gia đình người thân biết tu tâm, thì mới được bình yên, an vui, hạnh phúc. Xã hội có tu tâm, thì đất nước mới an cư lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết vì đạo Pháp và dân tộc bằng trái tim có hiểu biết.
12. Thế giới ai cũng biết tu tâm, thì mọi người sống trong hòa bình. Phật tử biết tu tâm, mới mau vượt qua biển khổ sông mê. Và Phật dạy không thấy ai là kẻ thù chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.
13. Người nhiều bận rộn trong công việc giúp đỡ sẻ chia sẽ tránh được thị phi, còn quá nhàn rỗi mà không biết tu sẽ dễ sinh ra những sai lầm đáng tiếc.
14. Người Phật tử chân chính phải biết, kho tàng vô tận của ta là từ bi hỷ xả được thể hiện qua nụ cười chân thật và hành động dấn thân vì lợi ích chung.
15. Người Phật tử nên tìm hiểu cho chín chắn lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày học Phật, mỗi ngày tu tập sẽ giúp cho ta thay đổi cách nhìn trong cuộc sống, vì không cố định nên ta mới tu hành được.
16. Người Phật tử sống phải biết chuyên cần học hỏi rèn luyện tu sửa làm việc, dấn thân đóng góp phụng sự xã hội trong chánh niệm tỉnh giác, để không làm tổn hại mình và người khác.
17. Người Phật tử không chê trách dèm pha phỉ báng người khác, luôn khen ngợi việc làm tốt, không tạo ra oan gia trái chủ gây chia rẽ hận thù. Tâm luôn định tĩnh sáng suốt, nhờ biết cách làm chủ bản thân.
18. Người Phật tử chân chính biết thương yêu tôn trọng lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết, thì tình yêu ngày càng thêm gắn bó và an lạc hạnh phúc nhiều hơn.
Ba căn lành chẳng thể cùng tận
19. Người Phật tử chân chính hãy nên nhớ rằng từ bi là phương thuốc nhiệm mầu, trị lành các bệnh khổ đau ở đời, nhờ biết giữ giới, thiền định và buông xả.
20. Người Phật tử hãy giữ tâm mình không bị loạn động bởi những thứ ô hợp, phải quấy, tốt xấu, đúng sai. Muốn làm chủ bản thân thì phải định tĩnh, sáng suốt mới không bị dòng đời cuốn trôi.
21. Người Phật tử phải biết buông bỏ những kiến chấp sai lầm và các tạp niệm xấu ác. Nhờ vậy cuộc sống lúc nào bình yên hạnh phúc trong từng phút giây.
22. Trong cuộc sống, con người thường bị dính mắc vào những thứ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng mà đánh mất bản thân mình. Chính vì thế, họ thường hay oán giận thù hằn mỗi khi có việc trái ý nghịch lòng.
23. Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, với vô vàn những thứ cám dỗ thúc đẩy sự ham muốn của con người, bởi vậy, một người không tin nhân quả và rèn luyện đạo đức thì không thể có cuộc sống hạnh phúc thật sự.
24. Người Phật tử phải nên biết đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã không còn nữa. Con người đối xử không tốt với nhau bởi thất tình lục dục mà ngày đêm hao tâm tổn chí, cuối cùng khi ra đi chỉ mang theo hai bàn tay trắng?
25. Người Phật tử nên nhớ khi con người có quyền và tiền trong tay thì hạnh phúc tinh thần sẽ mất đi. Vì lo sợ mất mát, sợ người chiếm đoạt, những thứ không thuộc về mình mà cố nắm giữ chỉ gây thêm phiền muộn khổ đau.
26. Người Phật tử nên biết không tranh thì an ổn, không giết không hại người vật thì an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Người hay giúp đỡ sẻ chia thì tâm từ bi rộng lớn mà sống đời an vui, hạnh phúc.
27. Người Phật tử hãy nên làm chủ khen chê, vì khi được khen ai cũng thích thú vui vẻ, khi bị chê ai cũng cảm thấy mình bị xúc phạm. Vượt qua mọi khen chê mà an ổn sống đời hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy
28. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc nhất vì không thấy thiếu thốn, người tham lam ích kỷ, hà tiện keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo nhất thiên hạ vì tâm toan tính hại người.
29. Con người sống không thể không có niềm tin, nhưng niềm tin đó phải là chánh tín nhân quả, được xây dựng trên cơ sở có chánh kiến, chánh tư duy bằng sự thấy biết chân chính nhờ biết buông xả.
30. Người Phật tử không nên tiếc nuối về quá khứ tốt xấu, đúng sai mà đánh mất chính mình trong hiện tại, vì ta đang sống hạnh phúc trong từng phút giây của hiểu và thương.
31. Người Phật tử biết tu học và buông xả nên có niềm vui chân thật, thì người đó không chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn hiến tặng niềm vui đến cho nhiều người.
32. Một niềm tin thiếu hiểu biết đúng như thật gây tác hại, ảnh hưởng xấu, làm trở ngại cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội, gieo bất an, khổ não cho nhiều người thì đó không phải là niềm tin đúng đắn, chúng ta cần loại bỏ.
33. Người Phật tử nên biết, vật chất chỉ giúp cho ta có được cuộc sống đầy đủ bởi nhà lầu, xe hơi, tiền bạc thức ăn ngon… nhưng để thật sự an lạc hạnh phúc, ta phải biết buông xả về sự chấp trước ta, người, chúng sinh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm