34 vị Quỷ vương trong kinh Địa Tạng là ai và có ý nghĩa gì?
Tổng cộng nêu ra 34 vị, 34 vị này cũng là nêu sơ lược danh hiệu, 34 vị quỉ vương này, quí vị phải biết họ là 34 loại.
“Lúc đó trong dãy núi Thiết-Vi có vô lượng Quỉ vương cùng với Vua Diêm La đồng lên cung trời Ðao Lợi đến chỗ của Ðức Phật). Các vị Quỉ-vương đó tên là: Ác Ðộc Quỉ-vương, Ða Ác Quỉ-vương, Ðại Tránh Quỉ-vương, Bạch Hổ Quỉ-vương, Huyết Hổ Quỉ-vương, Xích Hổ Quỉ-vương, Tán Ương Quỉ-vương, Phi Thân Quỉ-vương, Ðiển Quang Quỉ-vương, Lang Nha Quỉ-vương, Ðạm Thú Quỉ-vương, Phụ Thạch Quỉ-vương, Chủ Hao Quỉ-vương, Chủ Họa Quỉ-vương, Chủ Phước Quỉ-vương, Chủ Thực Quỉ-vương, Chủ Tài Quỉ-vương, Chủ Súc Quỉ-vương, Chủ Cầm Quỉ-vương, Chủ Thú Quỉ-vương, Chủ Mị Quỉ-vương, Chủ Sản Quỉ-vương, Chủ Mạng Quỉ-vương, Chủ Tật Quỉ-vương, Chủ Hiểm Quỉ-vương, Tam Mục Quỉ-vương, Tứ Mục Quỉ-vương, Ngũ Mục Quỉ-vương, Kỳ Lợi Thất Vương, Ðại Kỳ Lợi Thất Vương, Kỳ Lợi Xoa Vương, Ðại Kỳ Lợi Xoa Vương, A Na Tra Vương, Ðại A Na Tra Vương).”
Tổng cộng nêu ra 34 vị, 34 vị này cũng là nêu sơ lược danh hiệu, 34 vị quỉ vương này, quí vị phải biết họ là 34 loại.
Số lượng ở trong mỗi loại thì không biết là có bao nhiêu. Là giống như chúng ta xem thấy những chúng tạp thần ở trong "Kinh Hoa Nghiêm" vậy. Con số ở trong mỗi loại trong "Kinh Hoa Nghiêm" đều nói là vô lượng, và chỗ này cũng là có cái ý này.
Ở trong quỉ vương đã xếp “Ác Độc Quỉ Vương” ở hàng đầu. Trong chú giải cũng nói rất rõ ràng: “Ác Độc là thủ lĩnh của các Quỉ Vương, cho nên xếp lên phía trước”. Đây là thủ lĩnh của các Quỉ Vương, cho nên Ngài xếp ở hàng đầu, là biểu thị cho “Thập ác, tam độc, vừa ác lại vừa độc”.
Danh xưng là được thiết lập từ chỗ này. Những người này có thể tham dự pháp hội của Phật Đà, thì chắc chắn là không phải cõi ngạ quỉ thật sự. Nếu cõi ngạ quỉ thật sự thì không có phước đức lớn như vậy. Tham dự pháp hội tại cung trời Đao Lợi, những người này giống như trên hội Hoa Nghiêm vậy, đều là chư Phật Như-lai, Pháp Thân Đại Sĩ ứng hóa ở trong đó. Nghĩa là cần dùng thân quỉ thần được độ, bèn hiện thân quỉ thần mà độ họ.
Và phương pháp độ chúng sanh cũng khác nhau, cần dùng phương pháp ác độc để độ, họ bèn dùng pháp ác độc. Cho nên đức Phật giáo hóa chúng sanh có hai môn: chiết phục và nhiếp phục. Thực ra người thế gian chúng ta cũng thường nói có lúc thì thi ân, có lúc thì ra oai, là cùng đạo lý này. Hoàn toàn phải xem căn tánh của chúng sanh. Phương pháp giáo hóa chúng ta không được dùng sai, lúc cần dùng oai thì phải dùng oai, lúc cần dùng tâm từ để nhiếp thọ thì phải dùng tâm từ.
Trong Kinh Phật nói ái ngữ, ái ngữ không nhất định là nói lời dễ nghe. Mà là gì? Là nói có tính yêu thương, bảo vệ chúng sanh thật sự. Bạn quở trách họ, giáo huấn họ, mắng chửi họ, là bạn yêu thương bảo vệ họ. Bạn trừng phạt họ cũng là yêu thương bảo vệ họ. Những chúng sanh lục đạo tạo tác những tội nghiệp này, làm sao có thể tiêu trừ tội nghiệp?
Cần phải dùng loại phương pháp ác độc này để tiêu trừ nghiệp chướng của họ, nên Bồ-tát thị hiện ở trong cõi quỉ, trong cõi địa ngục, cũng là đại từ đại bi, giúp những chúng sanh tạo nghiệp này nhanh chóng tiêu trừ nghiệp chướng. Pháp sư Thanh Liên ở trong chú giải có nói rất rõ ràng, Ngài nói ở trong hàng cuối cùng của chú giải rằng: “Những vị quỷ vương đó đều là những Bồ Tát không thể nghĩ bàn, đại quyền ứng hóa, dùng ác công phá ác, dùng độc đối trị độc”.
Đại sư Thiên Thai giảng "Kinh Pháp Hoa", có giảng đến tánh ác và tu ác, chú giải bộ Kinh này, pháp sư Thanh Liên là học giả của tông Thiên Thai. Cho nên ở trong đây dùng giáo nghĩa của Thiên Thai nói rất nhiều. Đây chính là dùng độc trị độc, là dùng loại phương pháp này. Ở trong giáo dục Nho Gia nói với chúng ta, một vị thầy giỏi, vị thầy khéo hướng dẫn học trò, nhất định phải biết cơ hội giáo dục.
Trong Phật pháp gọi là khế cơ. Khế cơ nhất định phải biết nhận thức được căn cơ, phải biết khéo vận dụng cơ hội. Chúng ta xem thấy trong "Kinh Hoa Nghiêm", người học chân chánh chỉ có mỗi một mình ta. Ngoài mình ra không có người nào không phải là thiện tri thức, không có người nào không phải Phật Bồ-tát. Nho gia dạy người ta: “Trong ba người cùng đi ắt có thầy của ta”.
Trong ba người này một người là mình, người thứ hai là nói người thiện, người thứ ba là nói người ác. Chỗ này Ác Độc quỉ vương là đại biểu cho người ác, đều là thầy. Sự thị hiện của họ khiến chúng ta hiểu rõ thiện ác, khiến chúng ta ở trong đó biết đoạn ác tu thiện, biết rõ nhân thiện quả thiện, nhân ác báo ác. Đây là ý nghĩa của làm đủ thứ thị hiện giáo hóa chúng sanh. Cho nên ở trong 53 Tham, chúng ta nhìn thấy rất rõ ràng, Thắng Nhiệt Bà-La-Môn, Cam Lộ Hỏa Vương, đặc biệt là loại phương pháp giáo hóa chúng sanh đó của Cam Lộ Hỏa Vương, đó chính là phương pháp ác độc.
Kinh Địa Tạng thực giải (Tinh yếu kinh Địa Tạng)
Vị thứ hai nói: “Đa Ác Quỉ Vương”. Thật sự là như vậy, nhưng tâm địa vô cùng từ bi, dùng phương pháp này để chiết phục chúng sanh, khiến họ quay đầu hướng thiện. Căn tánh của chúng sanh khác nhau, nên cách thức giáo hóa của Bồ-tát cũng không giống nhau.
Chúng ta từ trong sự giáo hóa này giác ngộ, tỉnh ngộ trở lại, đó chính là đại thiện tri thức. Cho nên trong tất cả cảnh duyên, chúng ta dùng tâm chân thành tiếp xúc, dùng tâm cung kính tiếp xúc. Lời Ấn Tổ nói: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Các Ngài là thị hiện như thế nào? Chúng ta là học tập như thế nào để ở trong đây được lợi ích lớn, ở trong đây sinh ra trí tuệ chân thật?
Vị thứ ba là: “Đại Tranh Quỉ Vương”. Tranh tức là đấu tranh. Hiện nay thời đại này Thế Tôn nói cho chúng ta biết, sau năm lần năm trăm năm là thời kỳ đấu tranh kiên cố. Bất kể là theo ghi chép của người Trung Quốc hay là theo ghi chép của người Phương Tây, Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ đến hiện nay cũng đã là năm lần năm trăm năm rồi. Năm lần năm trăm năm chính là 2500 năm. Bất kể dùng cách ghi chép nào thì hiện nay thời đại này cũng là thời đại đấu tranh kiên cố. Nếu bạn nói đạo tràng nào không đấu tranh, thì đó là rất kỳ lạ. Như thế chẳng phải Phật Thích Ca Mâu Ni nói sai à?
Cho nên thế gian ngày nay chúng ta nhìn thấy đấu tranh, trong cửa Phật cũng là đấu tranh, mọi lúc mọi nơi không nơi đâu là không đấu tranh. Được mấy người từ trong đấu tranh giác ngộ trở lại, tỉnh trở lại. Thật sự giác ngộ trở lại liền tu nhẫn nhịn, họ liền có thể tu nhẫn nhục ba-la-mật, có thể thành tựu thiền định ba-la-mật. Tranh đến đỉnh điểm thì mọi người tỉnh ngộ trở lại, thấy tranh không phải là biện pháp, tranh quá khổ sở. Nhưng nếu không trải qua sự đấu tranh đau khổ như vậy, thì họ không giác ngộ.
Bạn nói Phật pháp, những thiện pháp này với họ, họ nghe không lọt lỗ tai. Những người này, những việc này chúng tôi đều đích thân thể nghiệm, không trải qua giai đoạn này là không được, trải qua họ mới có thể quay đầu. Cho nên Phật Bồ-tát bèn thị hiện ra cảnh giới này, khiến cho bạn nếm hết nỗi khổ, bạn mới chịu quay đầu.
Vị thứ tư, thứ năm, thứ sáu, ba vị này: “Bạch Hổ, Huyết Hổ, Xích Hổ Quỉ Vương”. Ba loại này chúng ta đều gọi là hổ. Quỉ Vương họ có hình dạng thân người đầu hổ. Hổ là loài mãnh thú. Nghĩa là: “Mạnh mẽ mà có uy, ngạo mạn mà rất bạo lực”. Ngạo mạn, bạo lực. Quỉ vương nói một cách thông thường đều là người ở nhân gian tu có phước báo. Quỉ Vương địa vị càng lớn thì phước báo càng lớn. Tại sao tu phước báo lớn vẫn bị rơi vào trong cõi quỉ vậy?
Trong Kinh luận Đức Phật nói cho chúng ta biết, nghiệp nhân quả báo của thập pháp giới, cõi quỉ là do tâm tham, cõi địa ngục là do tâm sân hận. Ngạo mạn là một phần ở trong sân hận. Cho nên bạn tu phước báo cực lớn, nếu như tham, sân bạn chưa có đoạn dứt, thì quả báo tương lai của bạn là làm quỉ vương. Quỉ Vương ở trong cõi Ngạ Quỉ, Quỉ Vương ở trong cõi địa ngục, là bạn đi làm cái việc này.
Vị thứ bảy là “Tán Ương Quỉ Vương”. “Ương” tức là tai ương. Người hiện đại chúng ta gọi là các loại dịch bệnh. Người thế gian tạo tác tội nghiệp cực nặng, thì trước tiên quỉ thần sẽ đem rất nhiều tai biến đến nơi đó. Những chuyện này đều là do cảm ứng, khởi tâm động niệm họ không khởi cảm ứng với thiên thần, không khởi cảm ứng với Phật Bồ-tát, mà họ khởi cảm ứng với những thứ yêu ma quỉ quái này. Bạn nói nguy hiểm biết bao?
Nếu như nói cảm ứng đạo giao với thiên thần, thì đó là thập thiện nghiệp đạo, tứ vô lượng tâm. Chúng tôi ở trong các buổi giảng, dùng phương thức khoa học hiện đại để nói.
Chúng ta khởi tâm động niệm thì sóng tư tưởng còn nhanh hơn cả sóng điện. Sóng điện, sóng ánh sáng không thể sánh bằng sóng ý nghĩ tư tưởng của chúng ta.
Chúng ta khởi tâm động niệm, một niệm này vừa khởi lên liền trùm khắp hư không pháp giới. Sóng ánh sáng và sóng điện nói thực ra tốc độ của nó vẫn rất hữu hạn, một giây mới đi được 300 nghìn kilomet, chưa phải là lớn lắm. Nhưng ý nghĩ của chúng ta khởi lên, trong khoảng một sát-na đã bao trùm khắp pháp giới, cho nên nó có thể khởi tác dụng cảm ứng đạo giao với tất cả chúng sanh.
Chúng ta thường khởi lên ý nghĩ gì? Tham sân si mạn, tự tư tự lợi, tổn người lợi mình, khởi lên loại ý nghĩ này. Loại ý nghĩ này cảm ứng với người nào vậy? Sẽ cảm ứng với những loài Ngạ Quỉ, Địa Ngục. Ý nghĩ vừa khởi lên thì những quỉ thần này sẽ đến ngay. Họ đến không phải đem chuyện tốt lại cho bạn, mà họ đem lại cho bạn tai nạn không cùng.
Chúng ta thử xem tên của những Quỉ Vương này, bạn cũng có thể nhận ra được, hiện nay thế gian chúng ta xảy ra biết bao nhiêu tai biến, biết bao nhiêu hiện tượng thất thường. Tại sao thời trước đây không có?
Chúng ta xem thấy ở trong lịch sử, người trước đây khởi tâm động niệm luôn hiền hậu. Tuy cũng có loại người tổn người lợi mình này, nhưng dẫu sao cũng chiếm thiểu số trong xã hội, phần lớn người ta đều có tâm rất hiền hậu, đều có thể an phận thủ thường. Hay nói cách khác, họ cảm ứng với thiên thần thì nhiều, còn qua lại với quỉ thần thì ít.
Cho nên hiện tượng đó gọi là quốc thái dân an, xã hội ổn định, nhân dân đều có thể an cư lạc nghiệp. Hiện nay tâm của người thời đại này khác với trước đây, tâm của người thời đại này ác niệm nhiều, cảm ứng đạo giao với quỉ thần nhiều, cảm ứng với thiên thần ít ỏi hiếm hoi.
Đây là nguyên nhân mà chư Phật Bồ-tát không thể cứu vớt, phần lớn đều quy về nghiệp mà bản thân chúng ta đã tạo. Đức Phật nói trong cộng nghiệp có biệt nghiệp. Chúng ta hiểu được đạo lý này, ở trong thời đại này chúng ta sáng tỏ, chúng ta biết rõ, nhất định phải đoạn ác phải tu thiện. Không được nhìn thấy người khác tạo ác, hình như là không có quả báo.
Nếu như bạn bình lặng quan sát thật kỹ, bạn sẽ cảm thấy quả báo thật quá đáng sợ. Không những quả báo đáng sợ, mà hoa báo cũng đáng sợ.
Cho nên Tán Ương Quỉ Vương đối với chúng ta mà nói là thị hiện để cảnh tỉnh, là cảnh cáo cho chúng ta, cảnh giác cho chúng ta. Hiện tượng này tức là đủ dạng tai biến. Phàm là tất cả hiện tượng không bình thường, Ngài chỗ này nêu ra “Kinh Đông Nhạc” nói (“Kinh Đông Nhạc” là của Đạo Giáo): “Chúng sanh trong thế gian không tin vào nhân duyên quả báo thiện ác, họ bất kính trời đất, bất hiếu với cha mẹ, không tôn trọng thầy tổ, coi thường thần lý, thường hay tráo trở, ăn ở hai lòng”, là tạo những nghiệp này. Những gì Ngài nói chính là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay. Cho nên những quỉ vương này sẽ làm mưa làm gió trong thế gian, bởi họ cảm ứng với nghiệp lực của tất cả chúng sanh nơi đây.
“Phi Thân Quỉ Vương”, đây là một loại phi hành Dạ Xoa.
“Điện Quang Quỉ Vương”, mắt giống như tia điện vậy, hình dạng vô cùng hung ác, nhìn thấy ai cũng sợ hãi.
“Lang Nha Quỉ Vương”, răng của họ giống như loài lang sói vậy.
“Thiên Nhãn Quỉ Vương”. Pháp sư Thanh Liên chú giải ở trong chú giải rất thú vị, Bồ-tát Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, nghìn mắt đó của Ngài là ở trên tay. Còn nghìn mắt của quỉ vương này, không biết ở chỗ nào? Cũng không nhất định là thật sự có nghìn mắt. Giống như nghìn tay nghìn mắt của Bồ-tát Quan Thế Âm là tượng trưng, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa này. Ánh mắt của Ngài vô cùng nhạy bén, dù vật cực kỳ nhỏ bé Ngài cũng có thể quan sát thấy rất rõ ràng, cho nên gọi là thiên nhãn.
“Đạm Thú Quỉ Vương”, là chuyên ăn thịt những loài động vật nhỏ, ỷ mạnh hiếp yếu. Chúng ta nhìn thấy sư tử, hổ báo đều là thuộc vào loại này.
Những quỉ vương này thị hiện ở thế gian tất nhiên cũng là dùng loại thân sư tử, hổ báo này, chuyên ăn những loài súc sanh, chúng phải thọ nghiệp báo này. Những súc sanh này trong đời quá khứ cũng tạo tác nghiệp ác ở nhân gian mới đọa vào cõi súc sanh.
Ở trong cõi súc sanh họ còn dư nghiệp, phải bị quỉ vương sát hại. Những quỉ vương này làm hại đến họ, đây cũng là quả báo của họ.
Kinh Phật nói khổ báo tam đồ của chúng sanh trong lục đạo. Tam đồ, thì súc sanh là huyết đồ. Súc sanh rất ít khi được chết lành, đều là ăn nuốt lẫn nhau, đều là đổ máu mà chết. Cho nên huyết đồ là súc sanh, đao đồ là ngạ quỉ. Đao là ví dụ. Ví như có người cầm dao, lúc nào cũng muốn giết họ, họ sợ hãi. Quỉ luôn sợ hãi, họ sống trong sợ hãi, thân tâm đều bất an, đây là tình trạng thông thường ở trong cõi ngạ quỉ. Cõi địa ngục gọi là hỏa đồ. Địa ngục Hàn Băng cũng toàn là lửa. Địa ngục không lìa khỏi lửa. Đây gọi là tam đồ.
“Phụ Thạch Quỉ Vương”, tức là gánh vác cát đá, lấp sông lấp biển, là loài quỉ này. Quỉ Vương chuyên bắt những con quỉ nhỏ, và dùng những con quỉ nhỏ này lấp sông lấp biển. Đặc biệt là giống như lúc nước sông lũ lụt tràn lan, đê đập sắp bị đổ vỡ, thì quỉ vương này sẽ bắt những con quỉ nhỏ này đi đắp vá chỗ đê bị vỡ. Đương nhiên người mà họ tìm đến đều là những người tạo tác loại nghiệp báo này.
Nếu bạn không tạo loại nghiệp này, thì bạn không thể nhìn thấy những quỉ vương này được, bạn cũng không thể gặp họ được. Hễ bạn gặp được thì đó là nghiệp cảm của chính bạn. Đừng nói là gặp, nếu như không có nghiệp này thì ngay cả nằm chiêm bao cũng không thấy. Nhưng ở trong tình trạng nào đó, bạn có thể nhìn thấy ở trong định, trong định có thể nhìn thấy, cái đó không phải nghiệp lực. Nếu như không phải ở trong định, mà gặp phải những quỉ thần này thì nhất định có quan hệ với nghiệp lực của mình.
Thứ 14, 15 là “Chủ Hao, Chủ Họa Quỉ Vương”. Sự việc của hai loại này tương đối giống nhau. “Hao” là tổn hao. Tổn hao tiền của của bạn. “Họa” là tai họa. Ngài ở trong chú giải nêu ra mấy câu nói ở trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” (“Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” nói cũng là lời chân thật): “Trời đất có thần quản lý tội lỗi”. Ty là cai quản, là đến điều tra, ghi chép, thật sự là có.
Ở trong đây có một số là thiên thần, có một số là quỉ thần. Đất chính là nói quỉ thần. Thiên thần, quỉ thần cũng thường hay đến nhân gian để điều tra, quan sát. “Dựa theo tội người đó phạm nặng hay nhẹ mà định đoạt số mạng”. Toán tức là số. Tuổi thọ là số. Phước lộc mà cả đời bạn có được cũng là số. Cho nên nếu bạn thật sự hiểu rõ, thật sự thông đạt, thì quả thật là như lời trong sách nói: “Giọt nước hạt cơm đều do tiền Vị thứ 16 dưới đây là: “Chủ Thực Quỉ Vương”. Đây là ở trong tập tục dân gian xưng là thần Ngũ Cốc, thông thường gọi là Táo Thần, cũng là thuộc vào loại này. Chuyên quản lý việc ăn uống trong nhân gian, là quản lý loại này. Cũng là thuộc về cái mà chúng ta thông thường gọi là phước báo, phước báo này là thiên về ăn uống. Đây là điều mà ở trong đời sống thường ngày bất kỳ người nào cũng không thể rời khỏi.
Phía sau có “Chủ Súc Quỉ Vương”. “Súc” là súc sanh, là vật nuôi trong nhà. Những súc sanh này cũng có quỉ thần giám sát. Chúng ta đối xử với những súc sanh này cũng phải có lễ. Súc sanh thông tánh người.
Vị thứ 19, 20 là “Chủ Cầm, Chủ Thú Quỉ Vương”. Đây là nói đến cầm thú. Mỗi loại cầm thú đều có một loại quỉ vương. Ngài ở trong đây cũng nói đến mười hai con giáp ở trong Ngũ Hành mà Đại sư Thiên Thai nói. Mười hai con giáp đều là cầm thú cả, là thuộc về loại này. Những quỉ vương này cũng là Bồ-tát, Pháp Thân Đại Sĩ hóa thân ở trong đó.
Vị thứ 21 là “Chủ Mỵ Quỉ Vương”. “Mỵ” người bình thường chúng ta gọi là yêu quái, là thuộc vào loại này.
Vị dưới đây là: “Chủ Sản Quỉ Vương”. “Sản” là nói sinh sản. Chỗ này nói rất rõ ràng, là đưa rước bảo vệ sinh sản. Loại quỉ vương này rất được dân gian tôn trọng.
Vị thứ 23 là “Chủ Mệnh Quỉ Vương”. Đây là trong Kinh Phật nói: “Tỳ Sa Môn chủ việc bảo vệ mạng sống của người trong bốn thiên hạ”. Tỳ Sa Môn là Bắc Phương Thiên Vương trong Tứ Đại Thiên Vương. Tứ Thiên Vương là tôn Bắc Phương Thiên Vương làm thủ lĩnh, cho nên gọi là Hộ Thế Thiên Vương. Đây là đức Phật căn dặn họ phải bảo vệ mạng người trong bốn thiên hạ.
Vị thứ 24 là “Chủ Tật Quỉ Vương”. “Tật” là bệnh tật. Hễ con người bị bệnh, thì quỉ vương này nhất định sẽ có mặt.
Vị thứ 25 là “Chủ Hiểm Quỉ Vương”. Đây là nói đến núi cao, biển lớn, những chỗ nguy hiểm này, đó là khu vực quản lý của họ.
Dưới đây nói: “Tam Mục Quỉ Vương”, “Tứ Mục Quỉ Vương”, “Ngũ Mục Quỉ Vương”. Đây là nói từ trên hình dạng của họ. Họ có ba con mắt, bốn con mắt, năm con mắt.
“Kỳ Lợi Thất Vương”, trong chú giải nói ý nghĩa của cái tên này trong phiên dịch không có nói rõ ràng. Nhưng trong “Kinh Kim Quang Minh”, phiên dịch thành Đại Lực Thiên, cũng có khi phiên dịch thành Thần Lửa, là thuộc loại này.
“A Na Tra Vương”. Người Trung Quốc gọi là Na Tra, đây là thuộc về những vị ở giữa thiên thần và quỉ thần, là ranh giới giữa thiên thần với quỉ thần. Đại khái là do Tứ Vương Thiên cai quản. Tứ Vương Thiên cũng có thể gọi họ là thiên thần, cũng có thể gọi họ là quỉ thần. Họ là thủ lĩnh của quỉ thần, là do Đao Lợi Thiên Chủ cai quản, chịu sự quản lý của Đao Lợi Thiên Chủ. Cho nên nói thực ra họ cũng là đại quỉ vương. Tứ Thiên Vương là thủ lĩnh ở trong quỉ vương.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm