4 lý do Phật giáo cấm sát sanh
Không sát sanh là một trong năm trọng giới của người học Phật. Đức Phật khuyên chúng ta không được giết hại sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Phật-giáo cấm sát sanh bởi những lý do: tôn trọng Phật tánh bình đẳng; tôn trọng sự công bình; nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nhân-quả xấu ác
Không sát sanh là một trong năm trọng giới của người học Phật. Đức Phật khuyên chúng ta không được giết hại sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Phật-giáo cấm sát sanh bởi những lý do sau:
1. Không sát sanh vì tôn trọng Phật tánh bình đẳng:
Ðức Phật bảo: Tất cả chúng-sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật. Chân tánh đã bình đẳng thì chúng ta không nên cho rằng Phật tánh ở người có giá trị hơn ở vật, ở màu da này, giai cấp này, có giá trị hơn màu da kia, giai cấp kia. Cho nên giết hại một sanh mạng là giết hại một Đức Phật ở tương lai.
2. Không sát sanh vì tôn trọng sự công bình:
Mọi loài đều biết ham sống sợ chết, trừ gặp cảnh cùng quẫn hay lý do quan trọng khác, nên mới phải quyên sinh. Chúng ta đã xem sanh mạng mình là quý, nếu ai mưu hại thì dùng đủ cách để tự bảo vệ, tại sao lại ỷ khôn mạnh mà giết loài ngu yếu để thỏa lòng căm tức hoặc cầu miếng thơm ngon? Việc mình không muốn lại đem ra đối xử với kẻ khác, loài khác, ấy là mất sự công bình. Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, cho đến loài vật, chớ giết, chớ bảo giết.
3. Không sát sanh vì nuôi dưỡng lòng từ bi:
Ðã là chúng-sanh có tình thức thì loài nào cũng biết đau đớn, vui buồn. Một chuyện nhỏ nhặt như khi chúng ta đi lỡ vấp, tự có cảm giác đau đớn, và trong cảnh tử biệt sanh ly ai cũng thương buồn! Thế thì tại sao ta lại nhẫn tâm làm cho kẻ khác hoặc vật khác, trước khi tắt hơi thở phải rên siết trong lệ nóng, quằn quại trong máu đào, và chịu nỗi thương tiếc đau buồn trong cảnh sanh ly tử biệt? Một chút đau đớn chính mình còn khó kham chịu, lại gây cho chúng-sanh nỗi thống khổ vô hạn, tức không có lòng từ bi, không xứng đáng là con của Phật.
4. Không sát sanh vì tránh nhân-quả xấu ác:
Khi ta giết một người, tất đã gây mối oán hờn với gia đình quyến thuộc họ. Trong lúc thế cô sức yếu, thân thích nạn nhân chỉ đành ôm hận, nhưng họ vẫn rình rập chờ cơ hội báo thù. Loài vật cũng vậy, nếu có thể báo oán nó không dung tha kẻ giết. Theo kinh Phật, kẻ giết hại lâu ngày thì nghiệp sát càng nặng, sau khi chết phải đọa vào Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh, chịu vô lượng sự khổ. Ðến khi được thân người lại bị nhiều bịnh hoặc chết non. Cho nên càng sát hại, càng tăng thêm nghiệp khổ, mãi xoay vần trong nẻo luân-hồi, không biết ngày nào được ra khỏi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tin Phật trong ta
Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...
Tâm tưởng
Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.
Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng
Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.
Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh
Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.
Xem thêm