5 đau khổ mà người đàn bà phải gánh chịu dưới góc nhìn Phật giáo
Đức Phật chỉ rõ những nỗi khổ của người đàn bà. Từ lúc chịu cô đơn khi đi lấy chồng, phải tách biệt gia đình êm ấm, không bà con. Người đàn bà phải chịu các kỳ kinh nguyệt, phải mang thai, phải sinh con, phải hầu hạ đàn ông.
Đức Phật rất thương những người nữ nhân, bởi họ chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Ngài có tấm lòng độ lượng vô biên có thể chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất. Đức Phật chỉ rõ những nỗi khổ của người đàn bà. Từ lúc chịu cô đơn khi đi lấy chồng, phải tách biệt gia đình êm ấm, không bà con. Người đàn bà phải chịu các kỳ kinh nguyệt, phải mang thai, phải sinh con, phải hầu hạ đàn ông.
Trong Kinh Tương Ưng Bộ, chương 3, Tương Ưng nữ nhân, đức Phật dạy:
“Này các Tỷ-kheo, có năm đau khổ riêng biệt mà người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông. Thế nào là năm?
1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người đàn bà lúc trẻ tuổi đi đến nhà chồng, không có bà con. Đây là đau khổ riêng biệt thứ nhất, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu điều đó khác biệt với đàn ông.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà có kinh nguyệt. Đây là đau khổ riêng biệt thứ hai, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải mang thai. Đây là sự đau khổ riêng biệt thứ ba, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người đàn bà phải sanh con. Đây là đau khổ riêng biệt thứ tư, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải hầu hạ đàn ông. Đây là đau khổ riêng biệt thứ năm, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
Này các Tỷ-kheo, đây là năm đau khổ riêng biệt, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.”
“Đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phần lớn sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người đàn bà, vào buổi sáng, ở nhà với tâm bị xan tham ám ảnh, vào buổi trưa, ở nhà với tâm bị tật đố ám ảnh, vào buổi chiều, ở nhà với tâm bị dục tham (kàmaràgam) ám ảnh.”
“ Đầy đủ năm pháp, này Anuruddha, người đàn bà, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, thế giới này. Thế nào là năm?
Có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý, không phẫn nộ, có trí tuệ.”
Thiết nghĩ rằng mặc dù nữ nhơn tâm tánh nhỏ hẹp, đố kỵ nhưng với những ai biết nhận diện và đối trị chuyển hóa nó từng ngày thì cũng có thể thành tựu trên con đường tu tậpkhông thua gì nam giới. Trong vòng luân hồi tùy theo nghiệp mà chúng ta thay hình đổi dạng và thay đổi cuộc sống; nếu nhanh, chúng ta thay đổi tâm niệm trong từng sát na, còn chậm thì thay đổi trong từng kiếp sống khác nhau.
Hãy quên đi thân phận nữ nhân và thôi than thân trách phận chúng ta nên hân hoan vì từ khi gặp được Thế Tôn chúng ta đã có con đường để đi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Phật giáo thường thức 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Nói về Tứ niệm xứ
Phật giáo thường thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm