Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/08/2020, 14:44 PM

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của Đổng Trác triều nhà Hán

Đổng Trác (132 – 192), tên chữ là Trọng Dĩnh, là người huyện Lâm Thao, Lũng Tây. Đổng Trác là người có mưu mô, tính tình thô lỗ, có thể lực hơn người. Thuở nhỏ, Đổng Trác thích làm hiệp khách, thường du ngoạn ở Khương Trung và kết giao với hết thảy những kẻ hào kiệt ở đó.

'Ác giả ác báo' trong kinh Bốn Mươi Hai Chương

Lúc đầu, ông làm chức phó coi việc quân, trông giữ binh khí và ngựa chiến. Về sau, ông được cử làm Vũ Lâm lang, Quân tư mã, Lang trung.

Đổng Trác xuất thân từ một gia đình võ quan, cha là Đổng Nhã (董雅) làm quan Huyện úy huyện Luân Thị đất Dĩnh Xuyên, chỉ huy quân lính ở huyện, duy trì trật tự an ninh địa phương. Từ nhỏ Đổng Trác được cha đưa về Lương châu ở chung với người Khương. Người dân ở đây do giao tiếp nhiều với người dân tộc Khương, cưỡi ngựa bắn cung, tập thành tính tình hung hãn mạnh bạo.

Đổng Trác tòng quân vào khoảng 25 tuổi, được Thứ sử Lương châu cho làm chức Lương châu Binh mã duyện (Chức phó coi việc quân), trông giữ binh khí và ngựa chiến. Năm 162, Đổng Trác 30 tuổi, được Thứ sử Tinh châu là Đoàn Quýnh đề cử, vào Cấm vệ quân ở Kinh thành làm chức Vũ Lâm lang.

Đổng Trác (132 – 192), tên chữ là Trọng Dĩnh, là người huyện Lâm Thao, Lũng Tây.

Đổng Trác (132 – 192), tên chữ là Trọng Dĩnh, là người huyện Lâm Thao, Lũng Tây.

Ác giả ác báo và chuyện vợ chồng gian thần Tần Cối bị phỉ nhổ muôn đời

Năm 167, Đổng Trác được thăng chức Quân tư mã của trung lang tướng Trương Hoán, cùng với một Tư mã khác là Doãn Đoan hợp đồng tác chiến, đánh bại quân xâm chiếm quấy nhiễu vùng Quan Trung là rợ Đồn Khương và Tiên Linh Khương gồm năm, sáu nghìn kỵ binh. Luận công ban thưởng, Đổng Trác được thăng làm Lang trung, chuyển làm Quảng Vũ lệnh, rồi trải qua các chức Đô úy Bắc bộ Thục quận, Hiệu úy Mậu kỷ Tây Vực. Hiệu úy Mậu kỷ là chức quan võ cao cấp trông coi và giữ gìn vùng Tây Vực, là võ quan đầu ngành ở đấy.

Đóng quân ở Tây Vực một thời gian, Đổng Trác bị bãi chức. Nhưng sau đó ông nhanh chóng trở lại quan trường, được phong làm Thứ sử Tinh châu, rồi Thái thú Hà Đông.

Năm 184, khởi nghĩa Khăn Vàng (Hoàng Cân) nổ ra, Đổng Trác được làm Đông Trung lang tướng tới Ký châu thay Lư Thực (bị vu cáo bãi chức) đánh quân Khăn Vàng. Nhưng ông đã bị thua trận và bị bãi chức.

Đổng Trác không công vẫn thăng tiến và thao túng cả triều đình

Đầu năm 189, Hán Linh Đế bị bệnh nặng, không lâu sau thì chết, Hán Thiếu Đế lên ngôi. Đổng Trác sau đó thao túng triều đình và phế Hán Thiếu Đế, lập Hán Hiếu Đế, tự phong mình làm Tướng quốc, sát hại những người bất đồng, lộng hành triều chính, hung bạo dâm loạn khiến dân chúng căm phẫn.

Sau khi đổi vua, Đổng Trác không làm Tư không nữa, tự mình thăng làm Thái úy kiêm Tiền tướng quân. Nhưng không lâu sau ông ép Hán Hiến Đế phong mình làm tướng quốc, ngôi vị trên cả Tam công, ngang với Tiêu Hà, công thần khai quốc nhà Hán trước đây.

Đổng Trác thao túng triều đình, vơ vét quốc khố mang về nhà riêng. Ông vào cung hãm hiếp mấy người con gái của Hán Linh Đế, và mang nhiều phi tần về làm vợ. Các tướng sĩ bên dưới làm theo, cũng cưỡng hiếp đàn bà con gái nhà dân, cướp bóc tài sản của nhân dân làm của riêng.

Đổng Trác là người có mưu mô, tính tình thô lỗ, có thể lực hơn người.

Đổng Trác là người có mưu mô, tính tình thô lỗ, có thể lực hơn người.

Tàn bạo bóc lột

Có lần Đổng Trác mang quân ra ngoại thành Lạc Dương, thấy đám đông nhân dân xem hát. Ông bèn hạ lệnh cho quân động thủ, giết hết đàn ông, bắt hết đàn bà làm tù nhân mang về Lạc Dương. Hành động này được các sử gia nhìn nhận còn tồi tệ hơn cả quân thổ phỉ.

Về kinh tế, Đổng Trác bỏ chế độ tiền Ngũ thù, ban hành tiền mới nhẹ hơn, khiến vật giá tăng vọt. Một thạch gạo tăng lên mấy vạn đồng khiến nhân dân rất điêu đứng

Đổng Trác cưỡng bức hàng trăm vạn dân Lạc Dương bỏ kinh thành về Trường An và đốt trụi kinh thành, chỉ để lại tướng Chu Tuấn ở lại trấn thủ chặn hậu. Nhưng khi ông vừa đi khỏi, Chu Tuấn bèn tuyên bố chống lại ông. Sợ bị Đổng Trác tập kích, Chu Tuấn mang quân về Tinh châu. Đổng Trác bèn bổ nhiệm Dương Ý người Hoằng Nông làm Hà Nam doãn trấn thủ Lạc Dương. Chu Tuấn bèn mang quân về tấn công Lạc Dương, Dương Ý bỏ chạy. Chu Tuấn thấy Lạc Dương bị tàn phá, bèn mang quân sang đóng ở huyện Trung Mâu, đồng thời truyền tin đến các châu quận phát động đánh Đổng Trác.

Tôn Kiên tiến vào cửa Nghi Dương, Lã Bố không chống nổi cũng bỏ chạy nốt. Tôn Kiên tiếp quản Lạc Dương, lại sai một cánh quân vòng tới giữa Tân An và Thằng Trì để cắt đứt đường đi của Đổng Trác. Do Đổng Trác mang theo cả triều đình, nhiều người dân nên đi chậm, bị một cánh quân Tôn Kiên chặn trước. Ông bèn sai tướng cùng họ là Đổng Việt giữ Thằng Trì, cử Đoàn Ổi giữ Hoa Âm để sẵn sàng cứu Đồng Quan; lại sai con rể là Ngưu Phụ giữ An Ấp làm thế ỷ dốc cho Đoàn Ổi. Sau khi phát binh xong, Đổng Trác tiếp tục lên đường về Trường An.

Bản thân Viên Thiệu cũng không quyết tâm đánh Đổng Trác, lực lượng chư hầu theo Viên Thiệu phân hóa, đánh lẫn nhau. Vì vậy từ khi về Trường An, Đổng Trác không bị nguy cơ đe dọa từ lực lượng này.

Thuở nhỏ, Đổng Trác thích làm hiệp khách, thường du ngoạn ở Khương Trung và kết giao với hết thảy những kẻ hào kiệt ở đó.

Thuở nhỏ, Đổng Trác thích làm hiệp khách, thường du ngoạn ở Khương Trung và kết giao với hết thảy những kẻ hào kiệt ở đó.

Ác giả ác báo: Cái chết thê thảm của gian thần Triệu Cao đời Tần

Kết cục bi thảm của Đổng Trác

Đổng Trác tàn bạo nên kết oán với nhiều người. Ông biết nhiều người oán hận nên khi ngủ thường sai con nuôi là Lã Bố làm cảnh vệ. Tuy nhiên, Đổng Trác quen tính thô lỗ và nóng nảy, có lần Lã Bố đứng hầu có chút không vừa ý bèn chộp lấy cái kích phi vào Lã Bố. Lã Bố vội tránh cây kích và xin lỗi, Đổng Trác mới nguôi giận. Cũng từ đó Lã Bố hận thù Đổng Trác. Trong những lần được giao bảo vệ Trung các, Lã Bố thừa cơ quan hệ tình ái với người hầu của Đổng Trác và rất lo sợ bị phát hiện.

Vì lo lắng, Lã Bố tìm đến và liên kết với Tư đồ Vương Doãn - người đồng hương Tinh châu. Vương Doãn vốn đang cùng Bộc xạ Sĩ Tôn Thụy mưu giết Đổng Trác; cùng lúc, con Trương Ôn là Trương Bá Thận căm thù Đổng Trác, cũng tới liên kết với Tư đồ Vương Doãn để giết ông. Vương Doãn quyết định mượn tay Lã Bố giết Đổng Trác.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung ghép những tình tiết này vào một, kể rằng Lã Bố bị Đổng Trác rượt đuổi và phóng kích vì bị bắt quả tang tình tự với Điêu Thuyền – ái thiếp của Trác, vốn là con nuôi trong nhà Vương Doãn. Sử sách không nhắc tới một nàng Điêu Thuyền nào giữa 3 người Vương Doãn – Lã Bố - Đổng Trác. Theo sử gia Lê Đông Phương: "Hai chữ "điêu thuyền" vốn là tên một chức quan trong cung thời Hán. Đây không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành đã bắt nhiều phụ nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là điêu thuyền của triều đình có thể có trong nhà Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn. Nhân vật Điêu Thuyền có trong nhà Vương Doãn hay không thì điều đó không quan trọng, nhưng Lã Bố đã giết Đổng Trác vì có sự xúi giục của Vương Doãn".

Vương Doãn sai Sĩ Tôn Thụy thay mặt Hán Hiến Đế viết chiếu thư sai Lã Bố giết Đổng Trác. Tháng 4 âm lịch năm 192, Đổng Trác vào cung yết kiến vua Hiến Đế. Lã Bố trước đã lệnh cho thuộc tướng Lý Túc phục võ sĩ ở cửa Bắc Dịch chờ đợi, còn bản thân mình vẫn theo hộ vệ Đổng Trác. Khi ông vừa bước lên xe, con ngựa lồng lên hất ông ngã xuống đất, quần áo lấm bẩn hết. Ông trở về nhà thay quần áo, được một người vợ trẻ khuyên không nên đi nữa, nhưng ông không nghe theo, lại lên xe vào cung.

Đổng Trác tàn bạo nên kết oán với nhiều người.

Đổng Trác tàn bạo nên kết oán với nhiều người.

Ác giả ác báo là có căn cứ khoa học

Khi ông vừa vào, Lý Túc đâm luôn, nhưng Đổng Trác mặc áo giáp nên chỉ bị thương ngã ra đất. Ông chưa biết Lã Bố phản mình nên gọi Lã Bố đến cứu thì Lã Bố chạy thẳng tới đâm chết ông. Năm đó Đổng Trác 61 tuổi.

Tin Đổng Trác bị giết truyền ra ngoài thành, mọi người đều reo hò vui mừng, cùng nhau ca hát. Xác Đổng Trác bị bêu ở chợ, thân thể quá to béo nên mỡ chảy đầy đường. Nhân dân lấy bấc cắm vào rốn châm lửa cho cháy làm đèn, cháy mấy ngày mới tắt. Sau đó các môn sinh thuộc hạ của Viên Thiệu ở Trường An mang xác Đổng Trác đốt thành tro, cho gió bay tản đi trên đường.

Vương Doãn phái Hoàng Phủ Tung mang quân đến nơi ở của Đổng Trác tại My Ổ tịch biên tài sản và tru di tam tộc Đổng Trác, trong số người bị giết có mẹ già 90 tuổi và em ruột là Tả tướng quân Đổng Mân.

Ít lâu sau bộ tướng của ông là Lý Thôi và Quách Dĩ đánh vào Trường An báo thù cho ông, giết chết Vương Doãn, đánh đuổi Lã Bố, tiếp tục nắm vua Hiến Đế, cầm quyền chính trong 3 năm. Lý Thôi sai người tìm xác Đổng Trác nhưng không còn, bèn gom tro xác ông lại bỏ vào quan tài và làm lễ an táng. Nhưng đến ngày chôn cất trời đổ mưa to, huyệt mộ ngập đầy nước, đẩy quan tài nổi lên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con sáo niệm Phật được vãng sanh

Tư liệu 11:15 14/03/2024

Xưa có người nuôi một con chim sáo biết nói tiếng người, có một vị Tăng đến nhà chơi, niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, con sáo liền nói theo Nam Mô A Di Ðà Phật, vị Tăng niệm nữa, con sáo cũng niệm.

Cậu bé thoát chết đuối nhờ niệm Phật

Tư liệu 09:35 13/03/2024

Vào một ngày đầu xuân năm 2000, một cậu học sinh 12 tuổi, con của đạo hữu Mã Phong Vân ở huyện Thông Hứa, tỉnh Hà Nam, trên đường tan học trở về nhà, cậu đi ngang qua mương nước, bất cẩn trượt chân té xuống mương.

Trả nghiệp tiền khiên

Tư liệu 13:20 11/03/2024

Từ ba mươi mấy tuổi trở đi thì toàn thân bà đều nhức nhối đau đớn, nhất là lúc bịnh thận phát tác, cảm giác giống như bị xối đầy nước, tưởng chừng da sắp nứt ra, thống khổ vô cùng. Mức độ thống khổ này nếu nói là địa ngục trần gian cũng không quá , khó mà diễn tả cho hết được.

Cảm ứng của Chú Ðại Bi và Chú Lăng Nghiêm không thể nghĩ bàn

Tư liệu 13:45 10/03/2024

Hãy tụng chú Ðại Bi và chú Thủ Lăng Nghiêm. Chú Ðại Bi có thể chữa lành mọi bịnh. Cho nên nói rằng: "Ðại Bi Thần Chú Thông Thiên Ðịa." Khi mình niệm Chú Ðại Bi tất cả các cõi trời, các từng địa ngục đều lắng nghe; càng niệm càng có linh cảm.

Xem thêm