Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 07/09/2020, 08:41 AM

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Dương Quốc Trung

Dương Quốc Trung tên thật là Dương Chiêu vốn là anh họ của Dương Quý Phi. Là một người lười biếng, quanh năm chỉ biết đến bài bạc. Từ khi làm Tướng quốc đã độc bá triều cương, tham nhũng cùng kéo bè kết phái.

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Hoàng Hạo thời Tam Quốc

Dương Quốc Trung (? - 756), tên cũ Dương Chiêu, ngoại thích và quan viên nhà Đường, từng phục vụ với chức vị Tướng quốc dưới thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Cái tên Quốc Trung của ông là do chính Đường Huyền Tông đặt cho.

Nổi tiếng trong lịch sử vì là anh họ của Dương Quý phi, Dương Quốc Trung từ khi làm Tướng quốc đã độc bá triều cương, tham nhũng cùng kéo bè kết phái. Vì thế lực to lớn, Dương Quốc Trung có mâu thuẫn sâu sắc với An Lộc Sơn - một Tiết độ sứ thuộc phiên trấn, là một trong các nguyên nhân lớn dẫn đến loạn An Sử. Khi An Lộc Sơn cùng Sử Tư Minh phát động cuộc biến loạn, đã lấy danh nghĩa: Tru Quốc Trung, Thanh quân trắc.

Tiểu sử của gian thần Dương Quốc Trung

Dương Quốc Trung người huyện Vĩnh Lạc, Bồ Châu (蒲州; nay là Vĩnh Tế, Vận Thành, tỉnh Sơn Tây), con trai của Dương Tuần (楊珣). Với Dương Quý phi, ông là đường huynh do hai nhà của hai người đã phân nhánh từ thời tổ phụ, hoặc tằng tổ phụ. Sách Cựu Đường thư cùng các sách sử khác không ghi lại năm sinh của Chiêu, nhưng lại nói ông vốn là con của Trương Dịch Chi (张易之) - sủng thần của Võ Tắc Thiên.

Tuy nhiên được Dương Quý Phi cất nhắc, Dương Quốc Trung đã được Đường Huyền Tông tin tưởng. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên được Dương Quý Phi cất nhắc, Dương Quốc Trung đã được Đường Huyền Tông tin tưởng. Ảnh minh họa.

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Ngụy Trung Hiền

Khi Hồ Tam Tỉnh (胡三省) tiến hành chú thích Tư trị thông giám, có nói: "Dựa theo cuốn [Thiên Bảo cố sự] của Trịnh Thẩm, Dương Quốc Trung vốn là con trai Trương Dịch Chi. Y vốn là con của Dịch Chi với một nữ nô ở Tân Châu", tuy nhiên chính Hồ Tam Tỉnh cũng lại nói rất có thể đây chỉ là lời đồn vô căn cứ. Bên cạnh đó, vào khoảng năm Thiên Bảo về sau (năm 750), Dương Quốc Trung từng vì Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông mà xin lật lại bản án, cầu truy phong cho hai người. Điều này có thể chứng minh, ít nhiều lời đồn đãi này là có căn cứ.

Dương Quốc Trung những khi còn trẻ không chăm lo đọc sách, chỉ lêu lỏng ở nông thôn, thường xuyên uống rượu say bí tỉ. Những người cùng xuất thân trong môn đệ đối với Dương Quốc Trung không hề để vào mắt. Do không có tài cán, Dương Quốc Trung cũng dần xin làm quân lữ.

Tuy nhiên được Dương Quý Phi cất nhắc, Dương Quốc Trung đã được Đường Huyền Tông tin tưởng. Từ năm 746, Quốc Trung liên tục thăng tiến, ngoi lên chức Ngự sử trung thừa. 

Lợi dụng địa vị và vị trí của em gái họ mình, Dương Quốc Trung đã hãm hại nhiều trung thần của Đường Triều. Ảnh minh họa.

Lợi dụng địa vị và vị trí của em gái họ mình, Dương Quốc Trung đã hãm hại nhiều trung thần của Đường Triều. Ảnh minh họa.

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Hòa Thân

Đến năm Thiên Bảo thứ 11 (752), Lý Lâm Phủ qua đời, Huyền Tông bái phong Dương Quốc Trung làm Hữu tướng, kiêm Thượng thư bộ Văn, Đại học sĩ của Tập Hiền điện, tổng cộng kiêm nhậm hơn 40 chức khác nhau. Ngoài ra, Huyền Tông còn phong tước vị Vệ Quốc công (衛國公), sách bái Tư không. Trong lúc chấp chính, Dương Quốc Trung có 2 lần phát động chiến tranh với Nam Chiếu.

Trong lúc thế lực ngày một mạnh, Dương Quốc Trung có mâu thuẫn với Tiết độ sứ của Phạm Dương là An Lộc Sơn. Hai bên như nước với lửa, Dương Quốc Trung không ngừng tố cáo An Lộc Sơn tất có ý phản nghịch, vì lo sợ An Lộc Sơn nổi lên sẽ khiến mình mất đi địa vị. An Lộc Sơn không nhịn được, bèn phát động cuộc binh biến loạn An Sử nổi tiếng.

Kết cục bi thảm của gian thần Dương Quốc Trung

Lợi dụng địa vị và vị trí của em gái họ mình, Dương Quốc Trung đã hãm hại nhiều trung thần của Đường Triều. Đầu năm 753, Dương Quốc Trung được Huyền Tông phong làm Tể tướng. Ông ta làm tể tướng 19 năm, là vị tể tướng tại vị lâu nhất dưới thời Huyền Tông, và trong 19 năm đó, đã làm cho quốc lực nhà Đường suy yếu trầm trọng, là mầm mống là họa loạn về sau của nhà Đường.

Năm Thiên Bảo thứ 14 (755), An Lộc Sơn phát động binh biến, lấy danh nghĩa diệt trừ gian thần Dương Quốc Trung dấy binh, sử gọi là Loạn An Sử. Đồng Quan vốn dĩ là nơi hiểm yếu, bố trí mạnh mẽ lực lượng chốt chặn giúp Trường An an toàn, thì Dương Quốc Trung lại dâng hạ sách mở cổng nghênh chiến quân An. Tháng 6 cùng năm, khiến Đồng Quan bị vây hãm, tướng trấn thủ là Ca Thư Hàn (哥舒翰) bị bắt, Trường An chấn động.

Dương Quốc Trung bị binh sĩ xếp thành hàng, lớp lớp kéo đến tranh nhau chém giết. Ảnh minh họa.

Dương Quốc Trung bị binh sĩ xếp thành hàng, lớp lớp kéo đến tranh nhau chém giết. Ảnh minh họa.

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Hòa Thân

Đường Huyền Tông toan thiện nhượng cho Thái tử Lý Hanh, nhưng Dương Quốc Trung đề nghị triều đình dời đến Tứ Xuyên. Khi đến Mã Ngôi Dịch (馬嵬驛; nay là Hưng Bình, Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây), tướng sĩ mỏi mệt đói khát, cự tuyệt tiếp tục hành quân. Thái tử Lý Hanh, cùng Lý Phụ Quốc và Cao Lực Sĩ kế hoạch cổ động, Đại tướng quân Trần Huyền Lễ (陳玄禮) bèn nói: "Hôm nay thiên hạ băng ly, bệ hạ chấn động, chẳng lẽ không phải là do Dương Quốc Trung xâm hại, bóc lột dân chúng, làm cho triều dã oán hận sao? Nếu không giết hắn để tạ lỗi với thiên hạ, thì làm sao xoa dịu cái nỗi hận của kẻ sĩ thiên hạ đây?".

Cuối cùng, Thái tử Lý Hanh cùng Trần Huyền Lễ đến trước Huyền Tông thỉnh giết toàn bộ gia tộc họ Dương. Nghe tin ấy, Dương Quốc Trung trốn đến Tây môn (西門), binh sĩ xếp thành hàng, lớp lớp kéo đến tranh nhau chém giết. Vợ của Dương Quốc Trung là Bùi Nhu (裴柔), cùng con trai Dương Hi (杨晞) toan chạy trốn cũng đều bị quân lính giết hại. Những người chết trong biến loạn này đều là thân thích họ Dương, bao gồm các vị Dương Quý phi, Quắc Quốc phu nhân và Hàn Quốc phu nhân.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Xem thêm