Thứ tư, 09/09/2020, 08:53 AM

Ác giả ác báo: Gian thần Ngao Bái nhận kết cục bi thảm

Gian thần Ngao Bái bị Khang Hi đầy vào ngục, không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục. Cả gia tộc của Ngao Bái đều bị đi lưu đày ngoài quan ngoại.

Ngao Bái (1610 - 1669), hay Ngạo Bái, Qua Nhĩ Giai thị, là một viên mãnh tướng người Mãn Châu, và là một trong 4 Đại thần nhiếp chính dưới thời Khang Hi Hoàng đế của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất thân dòng dõi công thần, gian thần Ngao Bái đi theo Hoàng Thái Cực tứ phương để dẹp yên, mở mang khai quốc, do đó nổi tiếng là một Ba Đồ Lỗ điển hình của văn hóa triều Thanh. Dưới triều Khang Hi, Ngao Bái là một trong Tứ trụ đại thần quyền cao chức trọng, còn là ["Nguyên lão Tam triều"]. Do quyền lực quá lớn, gian thần Ngao Bái thao túng, nắm quyền bính, kết bè kết cánh, vì vậy ở năm thứ 8 triều Khang Hi (1669), Ngao Bái đã bị Khang Hi Hoàng đế ra lệnh bắt giữ và giam vào trong ngục.

Tranh vẽ Ngao Bái mặc triều phục

Tranh vẽ Ngao Bái mặc triều phục

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Dương Tố triều nhà Tùy

Thân thế gian thần Ngao Bái

Cha của Ngao Bái là Vệ Tề (衛齊), người em trai thứ 9 của công thần khai quốc của Hậu Kim là Tín Dũng Trực Nghĩa công Phí Anh Đông, xuất thân từ gia tộc Qua Nhĩ Giai thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Ngao Bái được phong là Mãn Châu Đệ nhất dũng sĩ (Ba Đồ Lỗ) dưới thời Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.

Từ thuở còn trẻ, Ngao Bái nổi tiếng vì sức khỏe phi thường, tinh thông cưỡi ngựa bắn cung, cùng với sự dũng cảm thiện chiến tàn bạo mà ông đã lập không ít công lao cho nhà Thanh. Dưới thời Thanh Thái Tông, ông giữ chức vụ Phó Đô Thống Chính Lam kỳ, là cánh tay phải của Túc Vũ Thân vương Hào Cách. Từng nam chinh bắc phạt. Nổi tiếng nhất là trận chiến Tùng Cẩm bắt sống Hồng Thừa Trù và chiêu hàng Tổ Đại Thọ. Ngoài ra, Ngao Bái đối đãi với Hoàng Thái Cực vô cùng trung thành. Năm Hoàng Thái Cực băng hà, Đa Nhĩ Cổn lao vào cuộc tranh giành đế vị với Hào Cách – con trưởng của Hoàng Thái Cực. Ngao Bái đã quỳ gối trước linh vị của Hoàng Thái Cực thề sống chết bảo vệ Hào Cách, thậm chí dùng kiếm uy hiếp Đa Nhĩ Cổn khiến Đa Nhĩ Cổn không thể không thoái nhượng. Đến thời Thuận Trị Đế, ông giữ chức vụ Cửu môn Đề đốc kinh thành kiêm Kỳ chủ Chính Hồng Kỳ.

Sau đó, Giản Thân vương Tế Độ làm phản bị bắt và phụ thân của Tế Độ là Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng vì bị liên lụy nên ông này đành rút lui khỏi vị trí đứng đầu Nghị Chính, Thuận Trị Đế giao cho chức vụ đứng đầu Nghị Chính cho Ngao Bái.

Gian thần Ngao Bái bị Khang Hi đầy vào ngục, không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục. Cả gia tộc của Ngao Bái đều bị đi lưu đày ngoài quan ngoại.

Gian thần Ngao Bái bị Khang Hi đầy vào ngục, không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục. Cả gia tộc của Ngao Bái đều bị đi lưu đày ngoài quan ngoại.

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Nguyễn Điền Phu thời Nam Bắc triều

Gian thần Ngao Bái với tâm tính ngạo mạn, khinh thường vua và kết cục bi thảm

Ngao Bái ngạo mạn khinh thường vua nhỏ, thường cáo bệnh ốm không vào triều, khiến Khang Hi phải đến tận nhà thăm hỏi. Một lần Khang Hi cùng thị vệ Hòa Thác tới thăm, thấy Ngao Bái không hề ốm yếu. Hòa Thác tới giường Ngao Bái xem, phát hiện ra dưới đệm có con dao. Ngao Bái rất lo lắng nhưng Khang Hi lại không tỏ thái độ gì, cho rằng việc mang dao bên người là tập quán bình thường của người Mãn. Do đó Ngao Bái yên tâm không bị Khang Hi nghi ngờ.

Lấy lý do thích đánh cờ, Khang Hi triệu tập con Sách Ni là Sách Ngạch Đồ vào cung để bàn kế trừ Ngao Bái. Ông phong cho Ngao Bái làm Nhất đẳng công để Ngao Bái lơ là mất cảnh giác, mặt khác Khang Hi lấy cớ thích học võ nghệ để tuyển chọn nhiều người trong hàng ngũ con em thân vương làm thị vệ cho Ngao Bái. Sau đó, Khang Hi lấy cớ điều bớt những người vây cánh của Ngao Bái đi làm quan ở nơi xa.

Năm 1669, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Ông kể tội, cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hi tha chết và giam Ngao Bái vào ngục, và lệnh bắt những người trong cùng vây cánh Ngao Bái.Không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục. Cả gia tộc của gian thần Ngao Bái đều bị đi lưu đày ngoài quan ngoại.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm