Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Trương Bang Xương
Trương Bang Xương (1083-1127), tự là Năng, là người Đông Quang thuộc Vĩnh Tịnh Quân (nay là huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc), xuất thân là tiến sĩ, rất giỏi nịnh bợ người khác, vì thế còn đường làm quan của ông ta rất rộng mở.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Cáp Ma triều nhà Nguyên
Trương Bang Xương nhờ thi đậu Tiến sĩ, bắt đầu ra làm quan lên tới chức Đại Tư thành, do lạm dụng quyền hành nên bị giáng chức đưa đi làm Tri châu. Khi Tống Huy Tông lên nối ngôi, triều đình rất thiếu quan lại nên triệu Trương Bang Xương về triều giữ chức Lễ bộ Thị lang, chẳng bao lâu lại được thăng lên Trung thư Thị lang, tức đã chiếm một ghế trong Trung thư tĩnh, nắm ít nhiều cơ mật trong triều. Trong thời gian này, Trương Bang Xương ra sức giao du kết thân với Hoàng tử Triệu Hoàn, sau này được Huy Tông nhường ngôi, lấy hiệu là Tống Khâm Tông thì ông lại càng được tin cậy và trọng dụng hơn nữa.
Cùng thời điểm ấy ở phương bắc, bộ lạc Nữ Chân dần dần hùng mạnh lên rồi đến năm 1115, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả tự xưng đế, kiến lập Đại Kim, sử sách gọi là Kim Thái Tổ. Đến năm 1123, khi Kim Thái Tổ mất, con là Kim Thái Tông mới tiêu diệt được nước Liêu, bắt đầu nghĩ tới việc bành trướng lãnh thổ xuống phương nam. Trước đó, triều Kim đã rất nhiều lần đưa quân xâm phạm biên giới Nhà Tống cướp bóc, nhằm dò xét động tĩnh của đối phương. Khi nhận thấy Bắc Tống ngày càng suy yếu, Kim Thái Tông mới quyết định phái hai đạo quân cùng lúc đánh xuống phương nam, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Hàn Ly Bất.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Ngụy Trung Hiền
Để đối phó hiểm họa ngoại xâm, Tống Huy Tông đã trao ngai vàng lại cho con rồi cùng với hoạn quan Lương Phương Bình dàn quân bên này sông Hoàng Hà chống đỡ. Thế nhưng, quân tướng Bắc Tống không địch nổi sức tiến công dũng mãnh của quân Kim liền tháo chạy về hậu phương. Quân Kim lần lượt đánh chiếm các thành trấn ở phía nam Hoàng Hà, thừa thắng tiến thẳng đến phủ Khai Phong, kinh đô của Bắc Tống. Lúc quân Kim đang bao vây Biện Lương, Trương Bang Xương cực lực đề xướng nghị hòa, cùng với Khang vương Triệu Cấu sang doanh trại quân Kim làm con tin, thỉnh cầu cắt đất bồi thường đáp ứng điều kiện nghị hòa. Sau trở về bên Tống, ông nhậm chức Hà Bắc lộ cát địa sứ.
Năm Tĩnh Khang thứ 2 (1127), triều Kim bắt sống hai vị hoàng đế Huy Tông và Khâm Tông cùng với hơn 470 người trong hoàng tộc, văn võ bá quan hơn 15.000 người lên phía bắc, sử sách gọi là sự biến Tĩnh Khang. Quân Kim cho lập Trương Bang Xương làm Hoàng đế, quốc hiệu Đại Sở, đóng đô tại Kim Lăng. Ngày 1 tháng 3 cùng năm, Bang Xương từ chối xưng đế, người Kim cho ông năm ngày để suy tính, nếu không chịu làm lễ đăng quang thì sẽ "giết đại thần, thảm sát thành Đại Lương". Vì vậy Bang Xương mới giả làm hoàng đế được 32 ngày. Từ khi nước Kim rút quân đi rồi, Bang Xương cởi hoàng bào, bỏ đế hiệu, không làm việc công tại chính điện,tự xưng "thần Bang Xương", cử chỉ đều đúng theo khuôn phép, hết mực cẩn thận, sau cùng ra nghênh đón Nguyên Hựu Hoàng hậu Mạnh thị vào ở trong cung Diên Phúc, phong làm Quận vương.
Ác giả ác báo: Gian thần Ngao Bái nhận kết cục bi thảm
Nghe tin Khang vương sửa soạn làm lễ đăng cơ ở phủ Ứng Thiên, Trương Bang Xương liền cùng với một số quan lại phe cánh tức tốc đến nơi ra mắt Khang vương xin được chịu chết, Khang vương vì muốn ổn định lòng người nên đã dùng lời lẽ an ủi, cho rằng đó là vì tình thế ép buộc nên không bắt tội. Khi mọi việc đã định xong, Khang vương mới tiến hành lễ đăng quang, lấy hiệu là Tống Cao Tông, đổi niên hiệu thành Kiếm Viêm, hạ chiếu đại xá. Từ lúc đó, triều Tống được sử sách gọi là Nam Tống để phân biệt với thời kỳ trước. Tống Cao Tông vừa lên ngôi xong, lấy cớ Trương Bang Xương có công nghênh đón, phong cho tước Đồng An Quận vương, chức Thái bảo Phụng Quốc quân Tiết Độ sứ, cất nhắc lên Thái phó.
Ít lâu sau có người tố cáo Trương Bang Xương dâm loạn với cung nhân trong hoàng cung, tể tướng Lý Cương chủ trương nghiêm trị. Tháng 6 năm Kiếm Viêm nguyên niên (tháng 7 năm 1127), bị biếm tới Đàm Châu "an trí", "lệnh cho giám ty Thủ Thần Thường giám sát nghiêm ngặt", ăn uống và cư trú đều phải báo cáo thường xuyên lên Thượng thư tỉnh. Tháng 9 cùng năm, hoàng đế hạ chiếu ban cho Bang Xương được chết, lại giết Vương Thời Ung, Điện trung thị Ngự sử Mã Ung tới Trường Sa thực thi án tử. Đến khi Trương Bang Xương nghe đọc chiếu thư thì như người mất hồn "khóc lóc thảm thiết, không muốn tự tận", quan chấp hành buộc phải xúm lại đè xuống quàng dây vào cổ rồi treo lên xà nhà tại lầu Bình Sở chùa Thiên Ninh trong thành Đàm Châu. Cũng có sách chép là Trương Bang Xương bị chém ngang lưng, Vương Thời Ung thì bị chặt đầu.
> Quý vị có thể đọc loạt bài về chủ đề "ác giả ác báo" tại đây.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm