Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Nhĩ Chu Vinh
Nhĩ Chu Vinh tự là Thiên Bảo, người Bắc Tú Dung, là tướng lĩnh nhà Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Là một quân sự gia kiệt xuất, nhưng ông không phải là chính trị gia, quyền mưu gia. Chịu ảnh hưởng của Ngụy thư, người đời sau đánh giá ông: Công sánh Tào Tháo, tội tày Đổng Trác.
Nhĩ Chu Vinh ham thích săn bắn, tính cách tàn bạo
Nhĩ Chu Vinh yêu thích săn bắn, không quản xuân hạ thu đông, mỗi lần hoàn thành vòng vây, đều lệnh cho quan quân hành động chỉnh tề theo hiệu lệnh; chẳng may có một con hươu thoát khỏi vòng vây, ắt có vài người mất mạng. Từng có một binh sĩ, thấy cọp thì sợ hãi bỏ chạy, Nhĩ Chu Vinh hỏi anh ta: "Ngươi sợ chết à?" rồi lập tức chém đầu. Vì thế, mỗi lần đi săn, sĩ tốt đều như ở chiến trường. Từng có lần phát hiện một con cọp trong hang núi, Vinh lệnh cho mười người tay không đến bắt, nhưng không được làm bị thương con cọp, có vài người chết dưới miệng cọp dữ mới bắt được.
Nhĩ Chu Vinh xem việc săn bắn là một niềm vui, chỉ có bộ hạ của ông là vô cùng khổ sở. Nguyên Thiên Mục can ngăn, Vinh cho rằng săn bắn cũng là luyện binh, không nghe.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Dương Tố triều nhà Tùy
Công sánh Tào Tháo, tội tày Đổng Trác
Nhĩ Chu Vinh là một quân sự gia kiệt xuất, nhưng ông không phải là chính trị gia, quyền mưu gia. Chịu ảnh hưởng của Ngụy thư, người đời sau đánh giá ông: Công sánh Tào Tháo, tội tày Đổng Trác.
Đối với chính sự, dân tình, ông chẳng quan tâm, chỉ biết dùng vũ lực giải quyết vấn đề. Đối với việc bổ nhiệm quan lại, Nhĩ Chu Vinh xin cho ai thì không được không thành công, ông từng phái người của mình đi giành lấy quan chức, đuổi đi người mà triều đình mới bổ nhiệm.
Nhĩ Chu Vinh xem trọng nhân tài, đã thu dụng anh em Hạ Bạt (Doãn, Nhạc), Cao Hoan, Vũ Văn Thái,… nhận lời Hạ Bạt Thắng mà tha cho Úy Khánh Tân; nhưng chỉ thực sự trọng dụng con cháu họ Nhĩ Chu. Thời bấy giờ gọi là Nhĩ Chu ngũ hổ: các em họ là Thế Long, Độ Luật, Trọng Viễn; cháu trai là Triệu và Thiên Quang. Ông từng phái Hạ Bạt Nhạc chinh thảo Mặc Kỳ Sửu Nô, Tiêu Bảo Dần, nhưng Nhạc lo sợ, thông qua anh trai là Hạ Bạt Thắng đề cử Nhĩ Chu Thiên Quang. Chinh thảo Sửu Nô, Bảo Dần rồi Vương Khánh Vân, Vạn Sĩ Đạo Nhạc sau này, công lớn nhất phải thuộc về Nhạc.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Cáp Ma triều nhà Nguyên
Sau sự kiện Hà Âm, quan dân Lạc Dương sợ hãi, rối rít bỏ trốn. Quan viên không có, trực vệ trống rỗng, sĩ tử trong thành mười phần không còn được một. Sau đó, ông bổ nhiệm thân tín của mình nắm lấy các chức vụ quan trọng, khiến cho tình hình triều chính của Bắc Ngụy càng thêm hỗn loạn.
Nhĩ Chu Vinh chính là người đã đào mồ chôn cho vương triều Bắc Ngụy, đẩy nhanh vương triều này đến bờ diệt vong, có tác dụng thúc đẩy lịch sử phát triển.
Nhĩ Chu Vinh bị giết khi mới 38 tuổi
Ngày 15 tháng 9, Nguyên Thiên Mục đến Lạc Dương, Hiếu Trang Đế ra thành nghênh đón. Ngày 25 tháng 9, Hiếu Trang Đế đặt phục binh ở đông sương của điện Quang Minh, nói rằng hoàng hậu đã hạ sinh hoàng tử, sai Nguyên Huy cưỡi ngựa đến báo với Nhĩ Chu Vinh. Khi ấy, Vinh và Nguyên Thiên Mục đang đánh bạc, hoàng cung phái văn võ bá quan đến triệu Vinh, liên tiếp thúc giục, Vinh bèn tin là thực, cùng Nguyên Thiên Mục nhập triều.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Nguyễn Điền Phu thời Nam Bắc triều
Nhĩ Chu Vinh và Nguyên Thiên Mục lập tức vào cung, Hiếu Trang Đế đang ngồi ở đông sương, mặt nhìn về phương tây, Vinh và Thiên Mục ngồi ở bên phải, nhìn về hướng đông nam. Nguyên Huy lên điện, hành lễ làm hiệu, Quang lộc thiếu khanh Lỗ An, Điển ngự Lý Khản Hy rút đao, từ đông sương xông ra. Nhĩ Chu Vinh nhảy dựng lên, xông thẳng đến đánh Hiếu Trang Đế, Đế vung Thiên ngưu đao chém Vinh ngã xuống. Bọn Lỗ An huy đao chém bừa, Nhĩ Chu Vinh, Nguyên Thiên Mục cùng con trai Vinh là Bồ Đề, Xa kỵ tướng quân Nhĩ Chu Dương Đổ,… hơn 30 người theo Vinh vào cung đều bị phục binh giết chết.
Hiếu Trang Đế nhặt cái hốt của Nhĩ Chu Vinh lên xem, thấy trên mặt có ghi mấy điều, đều là tên những tả hữu của hoàng đế đã bị bài trừ hoặc đang được nhiệm dụng, không phải là tâm phúc của Vinh, đều phải trục xuất khỏi cung đình. Hiếu Trang Đế nói: "Tên vô lại này nếu như sống qua khỏi ngày hôm nay, sẽ không tài nào chế phục hắn được!"
Nhĩ Chu Vinh bị giết khi mới 38 tuổi. Tin tức truyền ra, trong triều ngoài nội, ai cũng vui mừng.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo
Tư liệu 09:46 14/11/2024Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.
Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Tư liệu 13:19 13/11/2024Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.
Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ
Tư liệu 09:36 13/11/2024Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.
Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt
Tư liệu 11:46 10/11/2024Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.
Xem thêm