Thứ sáu, 11/09/2020, 08:25 AM

Ác giả ác báo và chuyện gian thần Nghiêm Tung bị phỉ nhổ muôn đời

Gian thần Nghiêm Tung (1480-1567), tự Duy Trung, hiệu Giới Hề, còn có hiệu là Miễn Am, người Phân Nghi Giang Tây, sinh ra trong một gia đình bình thường, 25 tuổi đỗ tiến sỹ, gia nhập quan trường.

Vì mang bệnh, tu dưỡng tại nhà mười năm. Năm thứ mười một Chính Đức thời Minh Vũ Tông (năm 1516) về triều phục chức, nhưng không được như ý, cho đến năm Gia Tĩnh thứ bảy thời Minh Thế Tông mới bắt đầu làm Tả Thị Lang ở bộ Lễ. Để có được chức quan cao hơn, gian thần Nghiêm Tung ta dốc sức phò trợ cấp trên Hạ Ngôn, được Hạ Ngôn giới thiệu.

Nghiêm Tung một bước lên mây, được phong làm Sử bộ Hữu Thị Lang, không lâu sau được thăng chức làm Nam Kinh lễ Bộ thượng thư, tiếp sau đó được làm Nam Kinh sử bộ thượng thư, leo lên được chức vụ cao. Hạ Ngôn sau khi làm Đẩu Phụ Đại Thần, liền điều Nghiêm Tung về Bắc Kinh, phong làm thượng thư bộ Lễ, làm chức quan cao.

Chịu ác báo vì làm nhục người khác

Gian thần Nghiêm Tung (1480-1567), tự Duy Trung, hiệu Giới Hề, còn có hiệu là Miễn Am. Ảnh minh họa.

Gian thần Nghiêm Tung (1480-1567), tự Duy Trung, hiệu Giới Hề, còn có hiệu là Miễn Am. Ảnh minh họa.

Gian thần Nghiêm Tung lại không bằng lòng, trở mặt đặt điều nịnh bợ Thế Tông, được Thế Tông tin dùng, phong ông ta là Thái Tử Thái Bao, nâng lên chức quan nhất phẩm, đồng thời thưởng cho nhiều tiền bạc, giúp cho gian thần Nghiêm Tung đạt được mục đích vừa thăng quan vừa phát tài. Nhưng ông ta vong ân bội nghĩa, báo thù Hạ Ngôn - người đã nâng đỡ ông ta, dẫm lên xác Hạ Ngôn mà leo lên chức Thủ Phụ.

Ông ta hãm hại đồng liêu, kết bè kết đảng, tham ô tham nhũng, giàu nhất nhì thiên hạ. Vây cánh bè phái và con cháu của ông ta tác oai tác quái, lộng hành triều chính. Gian thần Nghiêm Tung chuyên quyền loạn chính, khiến triều Minh suy yếu, biên cương bị xâm hại, dân chúng lầm than, nhưng ông ta lại tìm người chịu tội thay mình.

Ác giả ác báo: Gian thần Ngao Bái nhận kết cục bi thảm

Gian thần Nghiêm Tung 87 tuổi sống trong nghèo khổ bệnh tật, chết trong sự phỉ nhổ của mọi người.

Gian thần Nghiêm Tung 87 tuổi sống trong nghèo khổ bệnh tật, chết trong sự phỉ nhổ của mọi người.

Năm Gia Tĩnh thứ bốn mốt (năm 1562), tội ác của Nghiêm Tung bị phơi bày, Thế Tông lệnh cho Nghiêm Túc bãi chức, cho về quê tu dưỡng. Con cháu và vây cánh của ông ta bị phái đến vùng biên ải. Con trai của Nghiêm Tung Nghiêm Thế Phiên và tay chân La Long Văn trên đường đi đày đã trốn về quê, chiêu nạp những kẻ lưu manh, tung hoành ở quê hương, làm rất nhiều việc ác, bị triều đình chặt đầu. Nghiêm Tung bị điều xuống làm thứ dân, gia sản bị tịch thu, người nhà và vây cánh bị trị tội.

Năm Long Khánh thứ nhất (năm 1567), Gian thần Nghiêm Tung 87 tuổi sống trong nghèo khổ bệnh tật, chết trong sự phỉ nhổ của mọi người. Khi ông ta chết, mộ không những không có quan tài mai táng, lại càng không có người đến hỏi thăm, cho đến những năm đầu Vạn Lịch, Trương Cư Chính chấp chính, mới dặn dò Nghi huyện lệnh mai táng cho ông ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm