Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/07/2023, 09:00 AM

Ái biệt ly là gì?

Tại sao mình yêu thương mà phải chia ly, chẳng phải nếu mình khởi ý nghiệp “muốn ở gần người mình thích, hay điều gì đó mình thích”, thì như thế tương lai, nhân quả sẽ sắp xếp cho mình và người mình thích, điều mình thích gần bên nhau sao, vậy sao gọi là khổ?

Nguyên nhân nằm ở chỗ: Luật vô thường còn mạnh hơn luật nhân quả, chẳng có gì tồn tại mãi cả, nên gặp gỡ để yêu thích, chắc chắn, luôn luôn chắc chắn rằng sẽ có lúc phải chia ly, đó gọi là vô thường!

Bạn không tin? Vậy bạn hãy tìm thử trên cõi đời này, bạn yêu thich cái gì mà không bao giờ chia xa ?

Đến cả các Đức Phật thần thông vô hạn, khi các Ngài đến với thế gian còn phải theo luật vô thường, các duyên giáo hóa hết sẽ thị hiện Nhập Niết Bàn chứ không bất tử, thì cái gì trên đời có thể bất tử?

Một là điều mình thích sẽ biến mất trong khi mình còn sống. Ví dụ như mình thích ai đó, mà đến một ngày người đó phải chuyển chỗ ở, phải chia xa nhau. Hay ta thích một cái xe, mà rồi đến một ngày kia, nó bị hư, hoặc bị mất, hoặc kẹt tiền buộc phải bán, hoặc một nghìn lẻ một cách để ta không còn thấy nó nữa…Hai là đến khi chết, tất cả sẽ đồng loạt biến mất. Mà trên đời có ai bất tử, sống mãi không chết đâu. Nên chắc chắn phải gặp một trong hai kết cục trên, không có ngoại lệ. Và ta gọi đó là khổ Ái biệt ly.

Vượt qua nỗi đau mất người thân, sống sâu như Phật dạy

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đây là một trong 8 nỗi khổ trong luân hồi, bám riết lấy mỗi chúng sinh không rời mà Đức Phật dạy : Sinh – Lão – Bệnh – Tử – Ái biệt ly – Oán Tắng Hội – Cầu Bất Đắc – Ngũ Ấm Xí Thịnh.

Nếu khi khởi tâm ái luyến với ai, với cái gì đó, thì theo nhân quả tương lai kiếp nào đó sẽ gặp nhau. Đúng, nhưng chỉ là gặp một khoảng thời gian, hết thời gian này thì lại phải chia xa, mà khi chia xa thì lại đau khổ. Đấy là tính chất bất di bất dịch của Ái biệt ly.

Cái khổ Ái biệt ly này là mặc định 100% trong mọi trường hợp, không ngoại lệ với bất kì sự gặp gỡ yêu thích nào, dù là yêu thích một người, yêu thích một đồ vật, yêu thích một cảm giác nào đó ( thích không khí tết chẳng hạn, hết tết một cái tự nhiên người ta thấy buồn buồn). Chỉ là nặng nhẹ khác nhau, nên nhiều khi không nhận ra.

Như mỗi buổi lên chùa dự lễ, gặp gỡ huynh đệ, cười nói vui vẻ với nhau. Xong qua mấy tiếng rồi thì anh em cũng phải chào nhau về ( chứ không lẽ ở mãi đó ?!), trong lúc đó cũng có Ái biệt ly, nhưng rất nhẹ, có khi không nhận ra. Chẳng hạn đến lúc nào đó, bạn về quê luôn, không bao giờ quay lại chùa nữa, thì cái khổ Ái biệt ly – nó sẽ mạnh lên nhiều lần, khi đó thấy rõ hơn nhiều. Gặp người nào tính tình ủy mị, thì ta sẽ thấy cảnh sướt mướt, sụt sùi nước mắt ngắn dài…

Hoặc khổ Ái biệt ly có thể diễn ra âm thầm trong thời gian dài, sẽ dễ chấp nhận hơn, và có khi không nhận ra, nhưng nó vẫn có tồn tại.

Như hai người yêu nhau say đắm, trai tài gái sắc lấy được nhau, sau 50 năm chung sống, họ không còn yêu như xưa nữa, mà chán đến tận cổ. Khi chia xa nhau họ rất vui sướng. Hỏi chứ Ái biệt ly chỗ nào ?

Xin thưa, Ái biệt ly diễn ra chầm chậm trong 50 năm, khi mỗi người thay đổi một chút, vợ bớt đẹp dần đi, già xấu dần đi, cáu bẳn dần đi, xấu tính dần đi… thì chồng buồn dần dần, mỗi ngày một ít, anh ta thấy cô gái đáng yêu năm xưa đi đâu mất, thay vào đó là một mụ vợ đáng ghét.

Cảm giác như thế nào? Buồn khổ ! Buồn khổ này thuộc dạng nào? Đó chính là Ái biệt ly.

Ngược lại, cô vợ cũng thấy ‘chàng trai năm ấy’ dần dần không còn nữa, xưa “galangal” luôn quan tâm mình, giờ cả năm không hỏi một câu. Xưa “trong mắt anh em là tất cả”, giờ vừa mở mồm là ông ấy chửi xối xả. Xưa anh ấy là lá chắn bảo vệ mình, nay ổng ấy nhậu xỉn về, nôn mửa đầy nhà, bắt mình dọn, lại còn chửi, còn đập mình nữa.

Quá trình chàng trai đẹp đẽ, “soái ca” của năm xưa chết dần, chết mòn để thay thế bằng một lão già nhậu nhẹt bê tha, hung dữ, cộc cằn, xấu người xấu nết … nó diễn ra chậm chạp, đến mức ta không nhận ra, và nỗi khổ Ái biệt ly cũng âm thầm diễn ra trong khoảng thời gian đó, đồng thời ‘Oán tắng hội’ (ghét mà cứ phải gặp) phát sinh để thay thế dần, xong phải là người tinh tế mới nhận ra.( giống như từ khi mới sinh đến khi trưởng thành, cơ thể chúng ta thay đổi khác nhau một trời một vực, nhưng nếu ngày nào cũng soi gương xem, thì ta không thể nhận ra sự thay đổi này, chỉ khi nhìn hình lúc 1 tuổi so với hình chụp 40 tuổi thì với thấy rõ)

Còn nếu như lấy nhau một vài năm, vợ hoặc chồng bỗng dưng chết, thì Ái biệt ly của mấy chục năm sẽ dồn tất cả vào một lúc, đau đớn ghê gớm, và người ta biết thế nào gọi là ‘sinh ly tử biệt’ thống khổ. Thậm chí, có người chồng chết, vợ chết, đau khổ quá còn tự tử chết theo luôn.Nhưng nếu không mất sớm , mà từ từ già xấu dần đi, đổi tính dần đi, thì khối Ái biệt ly nó được tản đều ra, gặm nhấm mỗi ngày một chút.

Đến khi sau 50 năm chia tay, thì không những không còn thấy chút Ái biệt ly nào, mà còn thấy sung sướng, hạnh phúc nữa, còn sung sướng hơn cả người bị ung nhọt được nhổ bỏ, hơn người bị táo bón lâu ngày, bỗng dưng xả được ra…

Mọi người hãy cùng ngẫm về hai cái khổ : Ái biệt ly và Oán tắng hội, hai “ông tướng” này thường trực có mặt, hoặc thay ca nhau túc trực, để đảm bảo luân hồi luôn là đau khổ, một cặp bài trùng theo sát mỗi người trong cuộc sống để luân phiên dày vò.

Gặp bất cứ một người, một vật, một hoàn cảnh nào đó. Nếu ta thấy ưa thích, thì sẽ rơi vào tay của Ái biệt ly. Còn nếu ta thấy ghét, thấy khó ưa, vậy thì sẽ vào tay của Oán tắng hội.Hễ có chút hạnh phúc, sung sướng ít ỏi gì mà chúng ta có được, thế thì lập tức Ái biệt ly xuất hiện đứng một bên chờ đợi, ngày nào đó sẽ đâm một nhát vào tim ta với bài ca bất hủ : Chia Xa.

Còn Oán tắng hội thì khỏi bàn. Ví dụ một chút nhé: Ta không thích bị chửi, ấy vậy mà sếp cứ không ngừng chửi. Đến nỗi cứ thấy mặt sếp thôi là cũng đã thấy khổ rồi. Ta không thích cảm giác thất bại, nhưng mà làm hỏng việc vẫn luôn xảy ra như cơm bữa. Ta không thích nóng nực, nhưng mà mỗi năm, hè đến là phải nóng, chạy đâu cho khỏi nắng ? ( Lên Đà Lạt, Sa Pa nghỉ mát cũng chỉ vài ngày thôi, chứ không lẽ ở đó mãi ?)

Bạn hãy kể ra thử, trong cuộc sống, có bao nhiêu thứ bạn không thích ? Rồi suy nghĩ xem, làm cách nào trốn thoát khỏi tất cả chúng?

Không cách nào cả, phải không ? Vì vừa trốn khỏi cái này thì cái khác đã xuất hiện, chúng quá nhiều và không bao giờ cùng tận.

Đó mới chỉ là 2 trong 8 loại khổ của luân hồi. Bạn hãy suy nghĩ kĩ về trận địa vĩnh cửu mà 8 “ông tướng” này đã giăng ra, Sinh – Lão – Bệnh – Tử – Ái biệt ly – Oán Tắng Hội – Cầu Bất Đắc – Ngũ Ấm Xí Thịnh, suốt vô lượng kiếp xưa đến vô lượng kiếp sau, trận địa này là vĩnh hằng, luôn tồn tại để hành hạ chúng sinh, xay giã chúng sinh chết đi sống lại để lấy máu và nước mắt.

Cho dù vô số chư Phật, chư Bồ Tát vận hết trí tuệ, thần lực để phá hủy trận địa này, với lòng từ bi vô hạn, mỗi vị đều phân thân ra vô số hình tướng khác nhau, hóa độ không ngừng nghỉ để đưa chúng sinh thoát khỏi luân hồi sinh tử, nhờ thế rất nhiều chúng sinh đã được Giải thoát, trở thành các vị A La Hán, Bích Chi Phật, thành Đại Bồ Tát, thành Phật, nhưng cũng chưa bao giờ độ hết cả, chúng sinh quá đông, vẫn luôn còn rất nhiều chúng sinh chưa giải thoát, và 8 “ông tướng” này chưa bao giờ thất nghiệp.

Hãy suy nghĩ kĩ sẽ thấy chúng sinh si mê như thế nào khi cứ thích ở trong luân hồi mà mong tìm được hạnh phúc. Đời là biển khổ, đừng quên điều ấy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

4 điều nhất định phải hiểu khi đi chùa lễ Phật

Kiến thức 13:00 03/04/2024

Đi lễ Phật, trước tiên phải hiểu rõ, Phật là bậc đại từ bi (muốn giải thoát chúng sinh thoát khỏi khổ đau), Đại minh triết (giáo lý nhà Phật nhân văn, sâu sắc). Ngài không “cho” (ban phát), mà chỉ “dạy” (giác ngộ). Đi lễ Phật là thành tâm, hãy nhớ kĩ 4 điều.

Cúng hoa, cúng quả, thắp hương, cúng đèn, đều có ý nghĩa biểu Pháp

Kiến thức 12:30 03/04/2024

Hiện nay cúng hoa trước Phật, công đức đạt được không lớn lao như trước đây. Vì sao vậy?

Đạo như thật

Kiến thức 10:36 03/04/2024

Ở một góc nhìn, đạo Phật được xem là một tôn giáo nhưng không phải tôn giáo tín ngưỡng chỉ tin vào tha lực cứu rỗi mà là một tôn giáo khoa học.

Thân không tật bệnh 

Kiến thức 09:40 03/04/2024

Thiền sư Động Sơn lúc sắp thị tịch, Ngài nói với các đệ tử rằng: “Ta có cái danh xưng phù phiếm ở trên đời ai thay ta trừ bỏ?”. 

Xem thêm