Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/06/2023, 10:19 AM

Ai cũng cần sám hối

Khi đến chùa lạy Phật hãy lạy với niềm tôn kính, cầu nguyện các Ngài dẫn đường, soi sáng cho bạn thoát khỏi u mê, tìm về nẻo thiện và hãy lạy sám hối. Nếu không có điều kiện để chùa hay không biết đạo thì bạn cũng có thể thành tâm sám hối tại gia.

Audio
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ngày trước, mỗi lần thấy ai đó bảo đi chùa lạy Phật sám hối, tôi không hiểu lắm, chỉ thấy thương cứ nghĩ là người này có phạm lỗi gì nghiêm trọng đây mới cần sám hối có thể là đối xử tệ bạc với con dâu? Có thể là lợi dụng trục lợi ai đó? Có thể là tham lam, bỏn xẻn với người ngoài và thậm chí là người nhà? Có thể là làm gì trái đạo đức, trái pháp luật chăng? Mà không biết ngay khi mình nghĩ không hay về người khác thì mình đã mất phước, cũng đã có tội rồi.

Lúc chưa biết đạo, tôi cũng hiểu nhân quả rất nông cạn, không biết là ngay cả khi mình khởi ý nghĩ không tốt về người khác đã là tạo nghiệp rồi. Mãi cho đến khi đã học Phật và may mắn có công cụ chữa lành để thực chứng về luân hồi nhân quả và ít nhiều được biết về tiền kiếp của mình mới thấy sợ. Cũng có khi ai đó cắc cớ kiểu như là tôi lương thiện, không hại ai bao giờ, cũng không trái pháp luật bao giờ thì tại sao có tội để sám hối? Quả thật là ai cũng có vô vàn tội lỗi, nghiệp chướng kiếp này đã chồng chất, nếu tính thêm hàng trăm kiếp luân hồi và có thể nhiều hơn thì không biết tội lỗi đến mức nào?

Nếu đem soi chiếu với 5 giới mà Đức Phật đã dạy hàng đệ tử để con người không phạm nghiệp chướng thì hầu như ai cũng mắc phải 5 giới đó là: không sát sinh; không trộm cắp; không nói dối; không tà dâm; không sử dụng các chất gây say. Nói chung đã làm người thì ai cũng có tội. Kiếp sống này quán chiếu lại bản thân đã thấy vô số tội lỗi. Nếu tính thêm nhiều đời nhiều kiếp trước đó thì ai cũng có vô số tội lỗi không chỉ với người mà còn với vật, không chỉ với những chúng sinh hữu tình mà cả những chúng sinh vô tình, không chỉ trong nhà mà còn ngoài xã hội và rộng ra là thiên nhiên, môi trường. Thế cho nên ai cũng cần sám hối. Khi sám hối bạn có thể quán về các tội ở trong 5 giới mà Phật nói ngoài ra còn có nhiều tội khác mà ai cũng mắc phải cần sám hối như tham, sân, si, mạn, nghi là ngũ độc. Tất cả đều cần sám hối.

Chữ tham đơn thuần là muốn cái hơn bình thường, hơn nhu cầu. Sân không chỉ là nóng giận mất khôn mà còn là khởi lên ý ngấm ngầm chống đối lại điều không vừa ý. Si không phải là nói si tình, si mê gì đắm đuối mà là những mê lầm không thấy được thực chất của sự vật, sự việc. Mạn là kiêu mạn, ngạo mạn; nghi là nghi ngờ, không có lòng tin bản thân hay ai khác, cả người bình thường xung quanh lẫn bề trên, chư Phật, chư Bồ Tát...

Thế nên ai cũng cần sám hối, cần biết lỗi của mình để sửa, để nhẹ bớt tội, để nhân xấu giảm bớt và cũng giảm quả xấu, bớt khổ. Những gì bạn có ở hiện tại là quả của nhân từ quá khứ. Những gì bạn có ở tương lai là quả của nhân bạn gieo từ bây giờ và từ vô lượng kiếp. Thế nên, sám hối là cơ hội sửa sai, để tiêu trừ bớt nghiệp chướng.

Khi đến chùa bạn đừng cầu sinh danh lợi này nọ mà hãy hiểu là chư Phật Bồ tát nếu có gia hộ cũng dựa trên nhân quả mà nhân quả thì công bằng, ai vay nấy trả.

Khi đến chùa lạy Phật hãy lạy với niềm tôn kính, cầu nguyện các Ngài dẫn đường, soi sáng cho bạn thoát khỏi u mê, tìm về nẻo thiện và hãy lạy sám hối. Nếu không có điều kiện để chùa hay không biết đạo thì bạn cũng có thể thành tâm sám hối tại gia.

Khi tin nhân quả bạn sẽ ý thức về việc cần phải sám hối. Bước đầu học Phật khoan vọng tưởng điều gì đó cho xa xôi. Ví như bạn có kế hoạch cho một công trình, hãy dọn rác trước. Sám hối chính là dọn rác trong tâm của mình, là lau chùi bàn thờ trong tâm mình. Khi bạn sám hối cũng là khi bạn làm cho cái tôi nhỏ lại. Nếu bạn vẫn cứ cố chấp là bạn không có lỗi gì cả thì sự ngạo mạn sẽ tiếp tục đẩy bạn đi rất xa trên con đường lầm lạc, sai trái.

Biết sám hối và cần đi liền với sửa sai. Thế nên khi có duyên bạn có thể học Phật. Đừng nghĩ đó là tôn giáo mà hãy nghĩ đó là con đường để phát sinh trí tuệ, xa hơn là con đường thoát khỏi sinh tử luân hồi. Dù phải rất nhiều kiếp để trả nợ luân hồi để sửa sai thì bạn cũng cần làm. Nợ trả càng sớm càng tốt, sai sửa càng sớm càng lợi lạc. Sám hối đúng cách là khi bạn hiểu được đạo lý của việc này và làm với sự thành tâm, thành ý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Sinh nhật (6)

Góc nhìn Phật tử 10:45 10/05/2024

Bé Ti kêu: “Ông nội chở về chỗ Đại học Thủ Dầu Một ăn cơm chay ông nội”. Và hai ông cháu có bữa tiệc sinh nhật là bữa cơm chay.

Sự gắn bó với Tanha (Ái dục) là nguồn gốc của đau khổ và bất hạnh

Góc nhìn Phật tử 13:50 09/05/2024

Ái dục, hay còn gọi là Tanha trong ngôn ngữ Phạn, là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, đề cập đến sự thèm khát và khao khát của con người.

Nghĩa tình bạn đạo

Góc nhìn Phật tử 09:00 09/05/2024

Ông Xuân Sang cầm ba túi quà được bọc trong bao ny lông màu đen bước vào nhà tôi với một nụ cười chúm chím như mọi lần, nụ cười mang thương hiệu Xuân Sang khó có thể lẫn vào ai được. Thấy cô y sĩ đang chuyền nước cho tôi, ông đưa mắt nhìn tôi như muốn hỏi tình hình sức khoẻ.

Chuyến xe cuộc đời

Góc nhìn Phật tử 16:33 08/05/2024

Cuộc đời xem khác gì đâu/ Tựa như đáp một chuyến tàu dạo chơi/ Lên tàu rồi lại xuống thôi/ Đôi khi tai nạn ít người tránh qua;

Xem thêm