Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/12/2019, 10:08 AM

Ai cũng có khả năng giác ngộ

Giác ngộ chân thật là ở ngay trong chính mỗi người chứ không đâu khác; và ai có tâm tức là có Phật, đều có khả năng giác ngộ để chuyển hóa mê lầm. Hiểu rồi thì có đầy đủ niềm tự tin tiến tu và khỏi cần phải đi soi căn xem tu được hay không?

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật  

Tất cả chúng sinh đều có Phật tính 

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đây là chân lý bình đẳng với tất cả.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đây là chân lý bình đẳng với tất cả.

 

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đây là chân lý bình đẳng với tất cả. Từ xưa đến nay và mãi về sau, dù Phật có ra đời hay chưa ra đời thì chân lý này cũng vẫn không thay đổi. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát, Đức Phật đã từng rống lên tiếng sư tử, tự tại vô sở uý: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, Như Lai thường trụ không biến đổi”. Và Ngài bảo trong đại chúng: “Các ông cũng phải nói lớn, xướng to như vậy để cho tất cả đều được nghe”. Nghĩa là Phật xác định rõ, mọi người từ xưa đến nay ai cũng đều có Phật tánh chân thật sáng suốt, còn Đức Như Lai thường trụ không hề biến đổi.

Bài liên quan

Vậy vì sao Phật nhập Niết bàn? Đó là Phật ứng thân thị hiện giáo hóa chúng sinh, còn Phật thật hay Như Lai pháp thân thì thường trụ không biến đổi. Đây là nhằm phá tan những tà mê lầm chấp của chúng sanh, đánh thức cho mọi người thức tỉnh và có đầy đủ lòng tự tin để sống vươn lên trong ánh sáng chánh giác.

Ý nói tất cả chúng sanh đều có Phật tính, đều có tánh giác sáng suốt nhưng vì mê lầm không nhận ra nên sống theo cái chúng sinh thành đau khổ. Trong khi tính giác sáng suốt mới là nguồn gốc chân thật của chính mình và mỗi người đều có đủ chưa từng mất mà không chịu nhận ra để sống, lại sống với cái chợt có chợt không này nên lúc nào cũng hồi hôp sợ mất.

Bởi sống với thân này mà thân này là cái thân duyên hợp tạm có, duyên tan thì thành không. Vì thế mà chúng ta lúc nào cũng hồi hộp sợ nó mất nó chết, còn cái chân thật này thì lại bỏ quên, trong khi đây chính là năng lực tiềm ẩn để thôi thúc sự giác ngộ cho mỗi người. Có tánh giác tức là có một năng lực luôn thôi thúc mọi người đi đến giác ngộ. Hôm nay mọi người ngồi đây cũng là nhờ tánh giác thôi thúc đi tìm học đạo giác ngộ chứ không thì đâu có ngồi ở đây. Đó đã ngầm chỉ nguồn gốc của chúng ta không phải là cái chúng sanh mê lầm này.

Và dù chúng ta đang ở trong cái chúng sanh vô minh mê lầm này nhưng Phật tính vẫn không mất. Đó là điểm đặc biệt.

Chính đó khơi dậy cho tất cả mọi người ai cũng có niềm tự tin để vươn lên chứ không cúi đầu chấp nhận hay đầu hàng cái vô minh mê lầm. Bởi chúng ta có một cái đặc biệt là cái vô minh này không phải là nguồn gốc của mình nên đâu thể nào đầu hàng nó. Tức là chúng ta không cam làm chúng sanh mãi, không chấp nhận làm phàm phu tối tăm hoài. Chúng ta cần phải khai thác nguồn gốc sáng suốt đó để sống trở lại với bản tánh thật của mình.

Và dù chúng ta đang ở trong cái chúng sanh vô minh mê lầm này nhưng Phật tính vẫn không mất. Đó là điểm đặc biệt.

Và dù chúng ta đang ở trong cái chúng sanh vô minh mê lầm này nhưng Phật tính vẫn không mất. Đó là điểm đặc biệt.

Có câu chuyện về Thiền sư Huệ Lãng lúc còn đi tham học, Sư đến hỏi Hòa thượng Thạch Đầu: “Thế nào là Phật?”, Ngài Thạch Đầu bảo: “Ông không có Phật tính.” Sư lấy làm lạ vì trong kinh nói tất cả chúng sanh đều có Phật tính, tại sao Hòa thượng bảo là không có Phật tính!

Nên Sư hỏi lại: “Như các loài bò bay máy cựa thì thế nào?”, tức những loài như chim bay trên trời hoặc là những côn trùng nhỏ nhích nhưng chúng vẫn có tánh linh, thì những loài đó như thế nào?

Ngài Thạch Đầu đáp: “Những loài đó thì nó lại có Phật tánh”. Sư thắc mắc liền hỏi: “Những loài đó đều có Phật tánh vậy tại sao Huệ Lãng này lại không có?”. Ngài Thạch Đầu đáp: “Tại vì ông không chịu nhận”. Ngay đó Sư tỉnh ngộ, được niềm tin tiến vào.

Ở đây Ngài Thạch Đầu khéo đánh thức Thiền sư Huệ Lãng tin nhận trở lại Phật tánh sẵn có nơi chính mình, nên khi hỏi thế nào là Phật? Ngài bảo là ông không có Phật tánh. Nói không có đó thì có phải hoàn toàn cố định là không có chăng? Nói không có đó là một cách khéo léo, là một phương tiện khéo đánh thức cho Sư khởi thắc mắc là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tại sao riêng ông lại không có? Chính cái thắc mắc đó mới đi sâu vào ý nghĩa chân thật. Thí dụ câu hỏi chưa đủ chiều sâu thì khi trả lời người hỏi cũng chưa hiểu sâu, còn đây Hòa thượng khiến Sư thắc mắc, nhờ thắc mắc nên in sâu, do vậy khi nghe trả lời câu sau thì lại nhận sâu vào vấn đề.

Bài liên quan

Như vậy, Hòa thượng Thạch Đầu không phải hoàn toàn phủ định là không có gì hết. Vì thế khi nghe hỏi lại là những loài vật như bò bay máy cựa có hay không? Ngài Thạch Đầu bảo có, thì Huệ Lãng mới thắc mắc vậy thì tại sao con lại không có? Thì Ngài Thạch Đầu bảo tại vì ông không chịu nhận. Tức là có mà không chịu nhận thì cũng như không. Huệ Lãng liền tỉnh ngộ. Đó là cái khéo của nhà thiền.

Chúng ta học đạo phải đạt được ý của các Ngài, không nên chấp theo ngôn ngữ. Bởi vì ở thế gian chúng sanh mê lầm nghĩ cái gì nói ra thì đều là chân lý, rồi cứ chấp theo những lời nói. Còn trong đạo thì chỉ cho tất cả mọi người hiểu rõ là ngôn ngữ không có tánh thật. Thí dụ như nói không thì không hẳn là không, nói có cũng không hẳn là có, vì ngôn ngữ muốn nói sao cũng được, nếu chấp theo ngôn ngữ là bị ngôn ngữ lừa. Như có vị nào đó tên là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, vậy có chắc là người đó trắng như tuyết không? Đó chỉ là cái tên. Có khi có tên có nghĩa, có khi có tên mà không có nghĩa, cho nên ngôn ngữ là những lời rỗng không tánh thật, nhà Phật gọi là tánh không, do đó chúng ta không nên mắc kẹt trong ngôn ngữ.

Đức Phật rõ được điều này nên đối với người chấp có thì Phật nói không; còn đối với người chấp không thì Phật nói có để phá chấp. Như vậy khi nói có cũng không cố định là có, nói không cũng không phải cố định là không, chúng ta phải hiểu ý của Phật, của Tổ, phải đạt ý trong đó thì mới là người khéo học đạo.

Ở thế gian nhiều người cũng tự hào là trí tuệ nhưng đối với Phật pháp thì có khi chưa phải. Đây nói người trí theo Phật pháp tức là theo Phật dạy thì người trí này phải biết nhận định cái nào là quan trọng, cái nào là không quan trọng để lựa chọn đúng với chánh pháp.

Ở thế gian nhiều người cũng tự hào là trí tuệ nhưng đối với Phật pháp thì có khi chưa phải. Đây nói người trí theo Phật pháp tức là theo Phật dạy thì người trí này phải biết nhận định cái nào là quan trọng, cái nào là không quan trọng để lựa chọn đúng với chánh pháp.

Ở đây khi Hòa thượng nói là ông không có Phật tánh thì không hẳn là ông hoàn toàn không có nhưng ý của ngài là muốn gợi ý để người hỏi thắc mắc; khi thắc mắc rồi thì ngài mới chỉ ra lẽ thật thì người hỏi sẽ nhận sâu. Cho nên người học đạo phải hiểu được những ý đó để không mắc kẹt trong ngôn ngữ, còn không thì dễ mắc kẹt dễ bị lừa.

Có vị tăng đến hỏi Thiền sư Duy Nghiễm ở Dược Sơn: “Tổ sư khi chưa đến nước này thì nước này có ý Tổ sư không?”. Tổ sư chỉ cho Tổ Bồ-đề Đạt-ma sang Trung Hoa truyền Thiền tông. Nghĩa là khi Tổ sư chưa đến nước Trung Hoa thì nước Trung Hoa có ý của Tổ sư hay không? Thiền sư Duy Nghiễm đáp: “Có”.

Bài liên quan

Tăng hỏi thêm: “Đã có ý của Tổ sư vậy Ngài còn đến để làm gì?”. Đáp: “Bởi có cho nên đến”. Ý Tổ sư ở đây là ngầm chỉ cho chân lý giác ngộ mà mỗi người đều có sẵn nơi mình, khi Tổ sư chưa đến thì nơi mỗi người cũng có nhưng vì mê không biết, do đó Tổ sư đến để nhắc, đánh thức mỗi người nhớ trở lại cái mình có mà quên; chứ không phải Ngài cho chúng ta thêm sự giác ngộ hay thêm cái gì khác. Vì có mà quên cho nên ngài đến nhắc, nhờ vậy chúng ta mới giác ngộ chứ nếu không có thì ngài đến cũng không làm gì được.

Đây Ngài cũng muốn ngầm chỉ cho mỗi người đều có sẵn cái việc lớn hay lẽ thật này, khi Tổ chưa đến thì mọi người ở xứ này cũng có nhưng không biết, cho nên Tổ mới đến để chỉ chứ nếu không có thì dù Ngài có đến chỉ dạy cách mấy cũng không nhận được. Nên ở đây Ngài Dược Sơn mới đáp: “Vì có cho nên đến”.

Vậy thì mỗi người có cái đó mà không biết cho nên Tổ đến chỉ cho mỗi người nhận ra lẽ thật đó. Ai cũng đều có một việc lớn hy hữu nhưng không biết khai thác nên Tổ sư hay các Thiền sư khéo léo khai thị để chỉ cho mỗi người nhận ra. Đó là bổn phận của người thầy, còn điều căn bản là mỗi người phải tự nhận, chứ không ai có thể nhận thế cho ai được. Chỉ có thể chỉ cách này thế kia để mỗi người nhận ra, còn giác ngộ hay không thì mỗi người phải tự giác tự ngộ, lẽ thật là như vậy.

Thử kiểm, một việc lớn quan trọng như vậy mà chúng ta lại không biết khai thác, lại lo đi khai thác những chuyện đâu đâu, còn lẽ thật này mới là chuyện đáng khai thác mà lại bỏ qua. Nhờ khai thác lẽ thật này mà mỗi người chuyển hóa được cái chúng sanh mê lầm, chuyển hóa được những phiền não vô minh, chuyển được đời sống khổ đau của mình. Còn điểm đặc biệt nữa là, chúng ta sẽ nhận ra một lẽ thật hay là con người tuổi thọ không cùng tận, rồi sống với con người đó thì có vui không? Hay mọi người thích sống với con người tuổi thọ năm bảy chục năm, hai ba chục năm này. Sống với con người này thì lúc nào cũng hồi hộp không biết nó mất lúc nào! So sánh thì cái nào vui hơn!

Sống với cái không bao giờ mất và cái luôn luôn hồi hộp không biết mất lúc nào thì chúng ta sẽ chọn cái nào? Là người trí thì phải biết chọn lựa đúng đường. Ở thế gian nhiều người cũng tự hào là trí tuệ nhưng đối với Phật pháp thì có khi chưa phải. Đây nói người trí theo Phật pháp tức là theo Phật dạy thì người trí này phải biết nhận định cái nào là quan trọng, cái nào là không quan trọng để lựa chọn đúng với chánh pháp.

Ai có tâm thì đều có Phật 

Cho nên nói về Phật pháp đó là cái bên ngoài, còn Phật pháp chân thật thì ngay trong tâm mình, mà ngay trong tâm mình thì làm sao nói đây! Chỉ có thầm cảm nhận chứ làm sao nói được

Cho nên nói về Phật pháp đó là cái bên ngoài, còn Phật pháp chân thật thì ngay trong tâm mình, mà ngay trong tâm mình thì làm sao nói đây! Chỉ có thầm cảm nhận chứ làm sao nói được

 

Có tâm tức là có biết chứ không phải như cây như đá. Mà chính vì có biết nên mới có mê. Cây đá đâu có mê, còn chính mình có biết nên mới có mê. Vì sao mê? Biết những cái sai lầm không đúng lẽ thật nên gọi đó là mê. Rồi cũng chính vì có biết nên mới có giác. Tức là biết được những cái sai lầm của mình, biết được cái đó là mê thì đó chính là giác, và đó tức là chuyển mê thành giác. Có mê mới có giác, nên ai có tâm là đều có Phật.

Mê là tâm mê rồi giác cũng chính là tâm giác chứ không thể ngoài tâm riêng có mê có giác. Nhưng hiện giờ đa số người học Phật tìm giác ngộ ở đâu? Ít có người tìm ở trong tâm, mà tìm ở trong kinh điển rồi phân tích bộ kinh này bộ kinh kia để tìm giác ngộ; hoặc là có người khá hơn chút thì vào chùa tìm giác ngộ; còn khá chút nữa thì tìm trên bồ đoàn tọa cụ, nhưng có giác được không?

Vì đó là những điều chưa chính xác. Tuy biết tìm là đã hay đáng khen rồi nhưng chưa chính xác. Ở đây muốn nhắc tất cả tìm cho đúng hay là tìm ngay trong tâm của mình mới là đúng đắn nhất, chính xác nhất.

Trong kinh điển cũng có nói đến giác ngộ nhưng mà giác ngộ đó là giác ngộ ở trong sách vở, trên chữ nghĩa, những cái giác ngộ đó nó không biết chiếu sáng; và những cái giác ngộ đó nó không biết độ chúng sanh. Chính sự giác ngộ nơi tự tâm của mỗi người thì đó mới là giác ngộ chân thật, là giác ngộ sống, nên chúng ta cần hiểu được cái ý đó.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật nói là: “Ai có tâm thì đều có thể thành Vô thượng Bồ-đề”. Như vậy rõ ràng muốn giác ngộ thì từ nơi tâm giác chứ không thể tìm ở đâu khác. Mỗi người hãy khéo soi trở lại tự tâm mình để tìm giác ngộ mới là chân thật, là con đường đi chính xác, còn lo tìm bên ngoài thì càng tìm càng xa. Cho nên, cổ đức có một bài kệ nhắc cho tất cả:

Ngã tâm bổn dữ Phật tâm tề

Khoáng kiếp phiêu trầm chỉ vị mê

Bồ-đề Phạn ngữ, Đường ngôn giác

Tâm tịch như tri thị Bồ-đề.

Dịch:

Tâm ta tâm Phật vốn không hai

Nhiều kiếp nổi chìm bởi tại mê

Bồ-đề tiếng Phạn, Đường gọi giác

Tâm tịch mà tri ấy Bồ-đề.

Cổ đức dạy là tâm ta tâm Phật vốn không có hai. Phật cũng từ tâm mà giác ngộ thành Phật. Như vậy tâm thể của chúng ta với tâm thể của Phật vốn không hai, nhưng chỉ vì mê mà thành có sai khác. Phật thì giác ngộ được tâm thể còn chúng ta thì quên tâm đó mà theo trần nên có sai khác. Rồi chính vì sai khác đó nên cứ mê lo chạy tìm cầu bên ngoài, mà càng chạy tìm bên ngoài thì càng mê nên gọi là “vác Phật đi cầu Phật”. Đa số số người học Phật nghe nói Bồ-đề là giác ngộ, thì lo đi tìm Bồ-đề trong kinh điển, trong chữ nghĩa rồi người này phân tích Bồ-đề nghĩa thế này, người kia phân tích Bồ-đề thế kia, hai người phân tích một hơi rồi cãi nhau, rốt cuộc không thấy Bồ-đề ở đâu mà nhiều khi còn thêm phiền não.

Phải hiểu ý nghĩa chữ Bồ-đề là dịch âm tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là giác. Đó chỉ là danh từ, nó đâu biết giác ngộ mà cứ lo phân tích. Chính cái tâm tịch mà tri đó mới là Bồ-đề chân thật, tức là tâm lặng lẽ mà biết rõ ràng đó mới là Bồ-đề biết soi sáng, biết thuyết pháp, biết giáo hóa chúng sanh thì Bồ-đề đó mới có lợi ích.

Tức ở ngay chính cái tâm lặng lẽ mà biết rõ ràng của chúng ta, đó mới là Bồ-đề thật. Vậy tìm giác ngộ là phải tìm ở ngay tâm của chúng ta mới là chân lý. Như vậy ai có tâm thì đều có lẽ thật đó, có chân lý giác ngộ này, cho nên không ai mặc cảm là mình khó tu khó giác, chỉ vì chưa chịu khai thác.

Thiền sư Bàn Khuê từng khai thị cho mọi người: “Tất cả quý vị nên nhận ra tâm Phật đang vận hành sống động này. Từ nhiều năm nay người Trung Hoa và Nhật Bản đã hiểu lầm giáo lý thiền, cố đạt giác ngộ bằng cách tọa thiền hoặc cố tìm cho ra con người thấy và nghe. Tất cả điều này là một sai lầm lớn. Tọa thiền chỉ là một tên khác của tâm bản lai, nó có nghĩa là ngồi an tịnh với một cái tâm an tịnh. Khi ngồi thiền bạn chỉ cần ngồi như bạn vẫn ngồi. Khi bạn thiền hành thì bạn cứ tản bộ như bạn vẫn đi, dù cho miệng của bạn rộng lớn đủ để nuốt trộng cả trời đất, cũng không thể nào diễn tả Phật pháp bằng lời. Những người nói về Phật pháp, phần đông chỉ là làm cho người ta lòa mắt”.

Sư muốn đánh thức mọi người phải thức tỉnh tâm giác ngộ nơi chính mình. Đó là cái tâm đang vận hành sống động chứ không hướng ra ngoài để tìm giác ngộ. Ngồi thiền với cái tâm đang ngồi hoặc là đi thiền hành cũng với tâm đang đi thì đó đúng là đang sống trở về với tâm Phật, đừng lo tìm ở đâu khác. Nghĩa là khi chúng ta ngồi thiền thì tâm mình cũng đang ngồi thiền ngay đó, rồi đi thiền hành thì tâm mình cũng đi thiền hành. Thì ngay đó là mình tập sống trở về với tâm Phật, còn không khéo thì ngồi thiền nhưng tâm có thiền không? Thân ngồi trên bồ đoàn nhưng mà tâm đang đi về thăm nhà hoặc là đang thăm ngoài cửa tiệm, thì đó là mất mình. Lúc đó đâu có chiếu sáng.

Bài liên quan

Đây Ngài dạy ngồi thiền chỉ là ngồi. Tức là tâm cũng phải ngồi thiền; rồi tụng kinh cũng vậy, mình tụng kinh thì tâm cũng phải tụng kinh theo. Rồi đi thiền hành thì tâm cũng phải đi thiền hành với mình, như vậy là tập sống trở về với tâm Phật. Ngược lại, tụng kinh thì tụng nhưng tâm ở ngoài đường, như vậy chỉ có miệng tụng nhưng tâm không tụng. Ngài dạy phải thực hành cả hai. Hiểu kỹ những điều đó rồi chúng ta ứng dụng sống thì càng ngày sẽ càng thấy tâm mình sáng tỏ.

Chúng ta không nên tách rời thành hai: thân ở một nơi, tâm ở một nơi, chính vì sống tách rời nên luôn muốn tìm thêm cái khác. Khi nghe nói đến tâm Phật thì nghĩ đến cái gì đó rồi đi tìm nó, tức là luôn đi tìm cái khác. Ở đây Thiền sư Bàn Khuê nhắc thẳng là có những người nói về Phật pháp nhưng phần đông đều làm cho người ta lòa mắt. Tức là nói về Phật pháp thì dù có nói cao sâu đến đâu đi nữa cũng là phân tích trên chữ nghĩa, cũng chỉ là “nói về” thôi; chỉ “nói về Phật pháp” chứ chưa đụng tới Phật pháp.

Như nói về thành phố thì hiện tại chúng ta ngồi đây có thể nói về thành phố nhưng mà có thấy thành phố không? Chỉ là nói về thành phố thôi. Hoặc là nói về người nào đó thì người đó đang ở đâu! Là trắng đen cao ốm gì đó thì chỉ là nói tới người đó chứ chưa phải là chạm mặt người đó. Còn nếu mà anh đó đang có mặt tại đây thì đâu cần diễn tả, đâu cần phải nói gì nữa, trỏ ngay anh đây là xong

Đây cũng vậy, chỉ nói về Phật pháp chứ chưa phải là chạm tới Phật pháp. Có khi nói nhiều quá làm người ta chóa mắt không thấy Phật pháp đâu. Tức là “nói về” thôi chứ còn nếu là Phật pháp chân thật mà chạm được rồi thì không cần phải nói. Cho nên nói về Phật pháp đó là cái bên ngoài, còn Phật pháp chân thật thì ngay trong tâm mình, mà ngay trong tâm mình thì làm sao nói đây! Chỉ có thầm cảm nhận chứ làm sao nói được!

Cũng vậy trong Phật pháp người ta hay nói về chân lý, không khéo thì sẽ cãi nhau thành ra không thấy được chân lý. Đúng lẽ thật thì không có cãi mà còn cãi là chưa thấy chân lý. Nắm kỹ yếu chỉ này khi nghe ai cãi với nhau về chân lý thì chỉ cười chứ đừng nhảy vào cãi thêm, làm vậy thì chân lý càng mờ mịt.

Trong kinh, Phật kể về câu chuyện người mù rờ voi. Có ông vua muốn biết những người mù họ nhận định con voi như thế nào, mức độ chính xác đến đâu. Mới cho một số người mù đến trước triều rồi dẫn con voi ra và bảo những người mù đó mỗi người rờ con voi rồi diễn tả lại cho vua nghe, ai diễn tả chính xác thì được ban thưởng.

Mỗi người cần tự cảm nhận chứ không phải chỉ lo nói nhiều về nó được. Nói chỉ là cái phương tiện tạm thời, khi người chưa biết còn mê nên mượn ngôn ngữ để gợi ý nhắc cho người biết có cái đó.

Mỗi người cần tự cảm nhận chứ không phải chỉ lo nói nhiều về nó được. Nói chỉ là cái phương tiện tạm thời, khi người chưa biết còn mê nên mượn ngôn ngữ để gợi ý nhắc cho người biết có cái đó.

Những người mù y lệnh liền rờ vào con voi. Có người rờ thấy con voi to, còn người thì nói nhỏ, ai rờ trúng bộ phận nào của con voi thì chỉ diễn tả con voi theo bộ phận đó. Có người rờ trúng chân voi thì nói là con voi giống như cây cột; còn rờ trúng cái bụng thì nói con voi giống cái lu; rờ trúng lỗ tai con voi thì nói con voi giống như cái quạt; hoặc là rờ trúng cái đuôi thì nói con voi giống như cây chổi… Thì mỗi một người mù đó đều có rờ đụng con voi chứ không phải là chỉ đứng xa diễn tả, nhưng vì mù nên diễn tả con voi giống bộ phận đã chạm đến. Khi nghe người mù kia nói khác chỗ nhận định của mình thì họ cãi với nhau, ai cũng chấp chỗ diễn tả của tôi là đúng. Còn ông vua sáng mắt khi nghe những người mù cãi nhau thì chỉ cười, nếu vua mà nhảy vào cãi với mấy người đó thì vua cũng mù luôn.

Đó là những ý nghĩa chân thật mà người học đạo cần hiểu. Lẽ thật tức là chân lý giác ngộ chân thật ngay trong tự tâm của mỗi người chứ không ở đâu xa. Mỗi người cần tự cảm nhận chứ không phải chỉ lo nói nhiều về nó được. Nói chỉ là cái phương tiện tạm thời, khi người chưa biết còn mê nên mượn ngôn ngữ để gợi ý nhắc cho người biết có cái đó.

Bài liên quan

Có lần Thiền sư Thạch Ốc có việc đi ra ngoài, trên đường đi gặp một người lạ thì hai người nói chuyện hăng say đến trời tối. Hai người mới vào nghỉ ở một nhà trọ, đến nửa đêm thì Thiền sư Thạch Ốc nghe có tiếng động trong phòng. Ngài bèn lên tiếng hỏi: “Ủa! trời sáng rồi sao?”. Người kia đáp: “Không, hiện còn đang khuya”.

Thiền sư Thạch Ốc nghĩ người này giữa đêm lại dậy khỏi giường tìm kiếm cái gì, thì nhất định là đã thấy đạo, còn không thì là tên ăn trộm. Thiền sư Thạch Ốc hỏi tiếp: “Cuối cùng ông là ai vậy?”. Người kia đáp: “Tôi là tên trộm”.

Thiền sư Thạch Ốc nói: “À! thì ra ngươi là một tên ăn trộm! Vậy thì từ trước tới giờ ngươi đã trộm được mấy lần rồi?”. Tên trộm đáp: “Tính không hết được”. Hỏi: “Vậy mỗi lần ăn trộm thì ngươi vui sướng được chừng bao lâu?”. Y đáp: “Cũng cần phải xem lại cái vật trộm đó nó có giá trị như thế nào thì mới biết”. Hỏi: “Nhưng khi vui sướng như vậy thì có thể kéo dài được bao lâu?”. Tên trộm đáp: “Cũng mấy ngày, sau đó thì cũng chẳng vui sướng gì!”. Thiền sư Thạch Ốc bảo: “Như vậy thì cũng chẳng vui sướng gì! Đã là tên ăn trộm thì sao ngươi chẳng trộm một mẻ cho thật to đi!”. Tên trộm ngạc nhiên hỏi lại: “Ông mà cũng có kinh nghiệm hả! Vậy ngài đã trộm được mấy lần?”. Thiền sư Thạch Ốc nói: “Chỉ một lần thôi!”. Tên trộm mới hỏi “Chỉ một lần mà đủ hay sao?”. Đáp: “Tuy chỉ một lần nhưng mà trọn đời dùng không hết”. Tên trộm chưa hiểu mới hỏi lại: “Vậy thì vật đó trộm ở đâu? Ngài có thể nào dạy cho tôi được hay không?”. Thiền sư Thạch Ốc liền chộp ngay ngực tên trộm nắm chặt bảo: “Cái này nè! Đây là kho báu không cùng tận. Nếu ngươi đem một đời chân chánh để dâng hiến cho cả sự nghiệp này thì trọn đời dùng chẳng hết, ngươi rõ hay không?”. Ngay đó tên ăn trộm tỉnh ngộ, liền ăn năn những hành động trước của mình mới đến quy y với Thiền sư Thạch Ốc và sau đó trở thành một thiền giả.

Thiền sư Thạch Ốc đã khéo đánh thức tâm giác ngộ ngay nơi tên trộm vì tên ăn trộm cũng có tâm Phật. Ngài khơi dậy khiến tên trộm thắc mắc rồi ngài mới thộp ngay ngực chỉ ra ngay cái tâm của tên trộm, cái này mới là kho báu không cùng tận, nếu ông trộm được cái này thì dùng hoài không hết khỏi cần phải đi ăn trộm nữa.

Ngài khai thị cho tên ăn trộm chân lý hay tâm giác ngộ nơi hắn. Và đúng là tên ăn trộm này cũng có căn lành nhiều đời, nên ngay đó liền thức tỉnh xin quy y và làm một vị thiền giả tu hành. Như vậy tên ăn trộm cũng có tâm giác ngộ, cũng tỉnh giác được, còn chúng ta có thiếu không? Để thấy rằng mỗi người đều có chân lý quý báu mà không biết khai thác, do đó chịu mê lầm lang thang trong sanh tử. Ở đây, muốn đánh thức mọi người nhớ là, ai cũng có chân lý giác ngộ nơi tự tâm của mình, nếu khéo biết khai thác thì đều có thể thức tỉnh để vươn lên và không nên mặc cảm.

Nhắc tất cả có đủ lòng tin để sống vươn lên

Hiểu rồi thì phải khéo soi lại tự tâm của mình đó là chân lý giác ngộ trên hết, trong nhà thiền gọi là “Ba đời chư Phật ở ngay dưới gót chân của các ông, các ông hãy ngó xuống gót chân là thấy”.

Hiểu rồi thì phải khéo soi lại tự tâm của mình đó là chân lý giác ngộ trên hết, trong nhà thiền gọi là “Ba đời chư Phật ở ngay dưới gót chân của các ông, các ông hãy ngó xuống gót chân là thấy”.

Phật nói ra lẽ thật này để tất cả chúng sanh có niềm tự tin sống vươn lên, chứ không cúi đầu chấp nhận mãi theo mê lầm. Nghĩa là biết rõ nơi tự tâm của mỗi người có đủ khả năng giác ngộ thì phải khéo soi trở lại để khai thác. Đây là một sức mạnh lớn giúp mỗi người có đủ lòng tự tin chứ không thể yếu đuối lo trông cậy bên ngoài. Tổ Quy Sơn từng bảo: “Kia đã là trượng phu thì ta đây cũng vậy”. Nghĩa là người kia là bậc trượng phu, là bậc có thể tu hành vươn lên được thì ta cũng vậy, ai cũng có khả năng đó, đâu thể yếu đuối tự khinh mình để thành chướng ngại.

Như chuyện Sa-di Cao là bậc đã tỉnh ngộ. Hòa thượng Dược Sơn biết mới gọi Sa-di Cao ra để gạn lại, hỏi: “Ta nghe nơi Trường An rất là ồn náo, ngươi có biết chăng?”. Thì Sa-di Cao thưa: “Nhưng riêng nước con thì an ổn”. Ngài Dược Sơn hỏi: “Ngươi do xem kinh mà được hay là do thưa hỏi mà được?”. Sa-di Cao đáp: “Chẳng do xem kinh mà cũng chẳng do thưa hỏi mà được”. Ngài Dược Sơn hỏi lại: “Có lắm người chẳng xem kinh cũng chẳng thưa hỏi nhưng vì sao họ chẳng được?”. Sa-di Cao đáp: “Chẳng nói là họ chẳng được, chỉ vì họ không chịu thừa nhận thôi”.

Bài liên quan

Ngài Sa-di Cao có đủ lòng tin nên khi nghe hỏi: “Ở Trường An ồn náo lắm phải không?” thì đáp rằng: “Nước con an ổn”. Đây muốn chỉ ngài Sa-di Cao riêng có chỗ sống chân thật trong nội tâm, đã sáng tỏ được chân lý nơi chính mình. Tuy bên ngoài ồn ào náo nhiệt, nhưng chỗ sống của ngài không bị những cái đó chi phối nên đáp là nước con an ổn. Nhưng Ngài Dược Sơn muốn gạn lại xem lẽ thật này là chính ông cảm nhận được hay là ông nghe ai nói hoặc là ông đọc kinh đọc sách phân tích mà hiểu. Thì Ngài đáp không do xem kinh mà cũng không do thưa hỏi. Ngài Dược Sơn hỏi tiếp cũng có nhiều người không xem kinh cũng không thưa hỏi tại sao không được? Ngài Sa-di Cao nói chẳng phải họ không được chỉ vì họ không chịu thừa nhận.

Tức là ai cũng có chân lý giác ngộ sáng suốt nơi mình nhưng tại sao có người không chịu nhận, rồi đi tìm trong sách vở hoặc trong kinh điển.

Phật nói chân lý giác ngộ này ở ngay trong tự tâm của mỗi người, tức ngay chính mình mà mình lại chạy qua người khác hỏi. Việc trong nhà mình mà đi qua nhà người khác hỏi, thấy có tức cười không? Nhưng vì còn mê nên phải làm chuyện đó, khi hiểu và tỉnh rồi thì phải soi lại chính mình mới là quan trọng.

Bởi vì dù có hỏi bậc thầy đã ngộ đạo, giác ngộ cao siêu đến mấy đi nữa, chỉ dạy đầy đủ hoàn toàn thì cũng chỉ được phân nửa, phân nửa còn lại thì mình phải giác ngộ. Vì vậy không thể giác ngộ từ bên ngoài được.

Cũng như Phật, Tổ cũng chỉ là trả lời cho chúng ta phân nửa, còn phân nửa còn lại là mình phải bổ túc. Người tìm đến học đạo thì quý thầy cũng đem hết lòng giảng không giấu giếm, nhưng người học cũng phải bổ túc phần còn lại.

Nói vậy để tất cả có đầy đủ niềm tin vươn lên, tự sống với cái chân thật của mình thì đó mới là chỗ sống chân thật. Hiểu sống như vậy thì đâu còn ai gạt mình, nên học thiền cần phải học thấu đáo đến chỗ đó, chứ không phải chỉ dừng trên bồ đoàn, tọa cụ là đủ. Không phải vậy. Mà phải học trong tự tâm của mình mới là lẽ thật.

Trong Pháp Bảo Đàn kinh chép: Có vị tăng tên Pháp Đạt tụng được ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa nên đến Lục Tổ lạy mà đầu không sát đất. Lục Tổ quở là ngã mạn, ông tưởng tụng ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa là cao siêu rồi, tuy tụng được ba ngàn bộ kinh nhưng chưa hiểu được ý nghĩa trong kinh Pháp Hoa. Sau đó tăng Pháp Đạt sám hối và hỏi về những yếu chỉ trong phẩm Thí Dụ nói về nhà lửa và ví dụ ba xe. Lục Tổ đáp ba xe đó chỉ là phương tiện, còn các ông đang ngồi ở trên xe trâu trắng mà lại lo đi tìm ba xe ngoài cửa.

Đó là muốn nhắc cho mỗi người hiểu là, ai cũng có chân lý giác ngộ ở nơi mình nên nói là giống như đang ngồi trên xe trâu trắng, mà lo đi tìm ba xe ngoài cửa. Tức là lo đi tìm đạo quả này đạo quả kia, đó chỉ là Phật phương tiện lập bày để dẫn chúng sanh ra khỏi sanh tử luân hồi, điểm cuối cũng phải trở về chân lý giác ngộ chân thật nơi chính mình. Ngộ được Phật tánh thường trụ thì đó mới là chỗ rốt ráo, còn được quả này quả kia mà chưa đến cái chỗ chân thật rốt ráo thì Phật nói là còn trên phương tiện.

Hiểu rồi thì phải khéo soi lại tự tâm của mình đó là chân lý giác ngộ trên hết, trong nhà thiền gọi là “Ba đời chư Phật ở ngay dưới gót chân của các ông, các ông hãy ngó xuống gót chân là thấy”. Đó là muốn chỉ cho mỗi người phải soi lại chính mình thì sẽ thấy lẽ thật đầy đủ không thiếu; còn cứ lo chạy bên ngoài thì đó đều là phương tiện, nhà thiền gọi là “Từ cửa vào thì chẳng phải là của báu ở trong nhà.” Nếu là của báu trong nhà thì tự ở trong nhà mình lấy ra xài, còn cái từ ngoài cửa đem vào tức là của bên ngoài.

Bài liên quan

Cũng vậy, của báu nơi mình thì phải từ trong tâm lấy ra xài, còn học được của người này, học được của người kia, của thầy của Tổ cũng là của bên ngoài, mà của bên ngoài thì là tạm mượn dùng một lúc rồi phải trả lại. Dụ mọi người nghe giảng lời hay lẽ thật liền hiểu rõ rồi thấy như mình thành Phật tới nơi, nhưng cái đó cũng là của thầy chúng ta đang tạm mượn. Do đó cần phải tu tập để tự tâm mình sáng ra thì đó mới là của mình, lúc đó đi đâu ở đâu cũng không mất. Cho nên học thiền là phải học đến chỗ đó, gọi là học đến chỗ không học. Học để quên học nên khác hơn ngoài đời. Thế gian học để thêm kiến thức, thêm hiểu biết nhưng trong nhà thiền thì mình học đến chỗ không học là học trở lại chính mình. Học để thêm hiểu biết, thêm kiến giải rồi có khi mắc kẹt trên đó, trên những cặn bã của người.

Ở đây mình phải học để soi trở lại chính mình, để thấy trở lại những lẽ thật nơi chính mình để tiến lên, thì đó mới là chân thật học đạo. Học rồi còn phải tu, tức là học rồi phải thực hành, có tu mới sáng, mới khai thác được lẽ thật nơi mình, nếu chỉ dừng ở sự học thì đó là của thầy, của Tổ. Cho nên làm gì thì làm, điều căn bản là chúng ta cũng phải có ứng dụng thực hành, có tu tập thì chỗ học của chúng ta mới thật có ý nghĩa và mới thật có chỗ đắc lực. Nó mới giúp cho chúng ta giải quyết được những vấn đề phiền não đau khổ hoặc mê lầm. Đơn giản như, khi học nghe nói nơi mình cũng có tánh giác sáng suốt, chứ không phải cái chúng sanh này. Khi nghe hiểu cũng sáng nhưng nếu không chịu thực hành tiến tu, thì khi gặp chuyện này chuyện kia liền tối tăm trở lại. Bởi vậy, chúng ta phải thực hành để chiêm nghiệm ý nghĩa đó ngay trong bản thân, ngay trong sinh hoạt của chính mình, để khi gặp chuyện chúng ta thấy đúng rõ lẽ thật nó là như vậy, nhờ thế mà nó luôn có sức soi sáng cho mình.

Học đạo như vậy thì đầy đủ ý nghĩa và bảo đảm là càng học Phật càng sáng suốt, càng bớt mê lầm, bớt phiền não và bớt đau khổ. Khi được vậy thì tự mình có niềm vui rồi cũng ảnh hưởng đến người chung quanh. Nghĩa là, mình vui rồi thì ở đâu mình cũng tạo ra cái không khí vui vẻ chung quanh, nếu mình hay buồn bực phiền não thì cũng ảnh hưởng cho những người chung quanh. Hiểu rồi và để cho cuộc sống càng vui thêm thì mỗi người cần ứng dụng sống, tu tập cho tốt để có những bước tiến trên đường học đạo của mình và thực sự có niềm vui trong khi học đạo, tức là niềm vui với pháp. Ở đây muốn nhắc mỗi người đều có Phật tánh hay tánh giác, thì ai cũng có khả năng để tiến đến giác ngộ. Như vậy không ai mặc cảm là mình không làm được.

Tóm kết

Giác ngộ chân thật là ở ngay trong chính mỗi người chứ không đâu khác; và ai có tâm tức là có Phật, đều có khả năng giác ngộ để chuyển hóa mê lầm.

Giác ngộ chân thật là ở ngay trong chính mỗi người chứ không đâu khác; và ai có tâm tức là có Phật, đều có khả năng giác ngộ để chuyển hóa mê lầm.

Giác ngộ chân thật là ở ngay trong chính mỗi người chứ không đâu khác; và ai có tâm tức là có Phật, đều có khả năng giác ngộ để chuyển hóa mê lầm. Hiểu rồi thì có đầy đủ niềm tự tin tiến tu và khỏi cần phải đi soi căn xem tu được hay không? Ai cũng có Phật tánh nên ai cũng có căn tu chỉ là khéo biết khai thác hay không và nhanh chậm là còn tùy mỗi người.

Nếu những đời trước mình có trồng căn lành chưa được nhiều thì đời nay mình phải khéo nỗ lực nhiều hơn. Còn người khéo trồng nhiều căn lành thì họ khai thác nhanh hơn, họ ít ra công hơn. Nhưng nếu xét thấu ba đời thì cũng không ai hơn ai hết, người kia sở dĩ tu nhanh hơn mình là tại vì họ có huân tập nhiều đời, nhờ vốn liếng nhiều nên giác ngộ và thành tựu sớm hơn thôi. Nếu hiện tại chúng ta cũng khéo vun bồi vốn liếng như thế thì đời sau sẽ hơn những người khác. Vậy thì cũng không ai hơn ai.

Hiểu rồi thì chúng ta sẽ có đầy đủ niềm tin để tiến tu vì ai cũng có khả năng giác ngộ để vươn lên khỏi cái chúng sanh mê lầm này. Cho nên không được tự khinh mình rồi thành lui sụt. Và nếu ai cũng có khả năng giác ngộ, tại sao chúng ta không chịu giác? Chư Phật ra đời là để đánh thức cho tất cả chúng sanh khám phá ra lẽ thật này để giác ngộ vươn lên, chứ không có gì khác. Lục Tổ Huệ Năng khi đã tỏ ngộ được Ngũ Tổ dẫn đưa qua sông chỉ đường lánh nạn. Khi xuống thuyền, Lục Tổ giành lấy cây chèo thưa với Ngũ Tổ: “Khi mê nhờ thầy độ, ngộ rồi thì phải tự độ”.

Mỗi người cần phải có một cái nhìn đúng đắn như vậy, khi mê chưa biết thì phải nhờ thầy chỉ dẫn, khi ngộ rồi thì phải tự độ. Không phải lúc nào cũng ỷ lại vào thầy, phải có chí khí mạnh mẽ chứ không được ỷ lại vào người hoặc là ỷ lại vào thầy tổ.

Thiền sư Hoàng Bá từng khai thị cho Tướng quốc Bùi Hưu: “Giả sử có người tinh tấn tu hành trải qua ba vô số kiếp, qua các địa vị cùng với người do một niệm chứng được thì chỉ là chứng cái sẵn có thôi. Kỳ thật, trên Phật của chính mình không có thêm được một vật gì. Xem lại công dụng nhiều kiếp thảy đều là việc làm trong mộng’.

Ngài Hoàng Bá nói rõ là, dù cho người tu hành tinh tấn trải qua ba vô số kiếp, vượt qua các địa vị, cuối cùng so với người ngay một niệm mà chứng được thì cũng chỉ là chứng cái sẵn có thôi, chứ không có gì khác. Người tu nhiều đời cùng với những người ngay đây chứng được thì cũng là chứng cái sẵn có chứ không có thêm cái thứ hai thứ ba. Nên Ngài nói là, xét lại thì công dụng trải qua nhiều kiếp tu hành giống như là việc làm trong mộng. Ý nói không phải do tu hành lâu dài mà được thêm cái khác.

Bài liên quan

Dụ như người nằm mộng mơ thấy bị cọp rượt, hoảng hốt chạy tới bờ sông gặp chiếc bè hay chiếc thuyền, liền nhảy lên bè ra sức chèo qua sông. Trong khi đang chèo, gần tới bờ sông bỗng giật mình thức dậy, lúc ấy có ngồi tính công là nhờ chèo cật lực mới qua tới bờ bên kia thì sao? Tức là vẫn chưa hết mộng.

Đây cũng vậy, lúc ở trong mê chưa biết nên phải tu tập gạn lọc, cuối cùng giác ngộ lẽ thật sẵn nơi mình mà lâu nay không biết, nhận ra những mê lầm cùng sự tu tập đã trải qua cũng là như mộng. Cuối cùng sống trở về với cái thật của mình đâu phải thêm gì khác, là cái sẵn có chớ không do công phu tu tập mà được, liền quên hết không tính công tu tập.

Như vậy, mỗi người đều có một lẽ thật siêu tuyệt như vậy, tại sao không chịu quay trở lại khám phá và nhận lấy để sống? Đó mới là việc làm trọng đại nhất trong kiếp sống này mà sao ít ai quan tâm đến! Thử đặt câu hỏi lại, nguồn gốc chân thật của chính mình mà không biết không lo tìm, chỉ lo tìm nguồn gốc của vũ trụ, của thế giới thì sao?

Điểm muốn nhấn mạnh là, chúng ta phải khéo sống trở lại cái gần nhất là chính mình và nguồn gốc chân thật của chính mình. Phải tìm cho ra. Sống như vậy mới là sống có nguồn có cội. Nếu nguồn gốc của mình mà không biết thì mình đang sống với cái gì? Nguồn gốc không biết tức là đang sống mất gốc. Có thấy buồn chăng? Nếu thấy buồn thì cũng còn tốt, còn không buồn thì cũng không biết nói sao!

Mong rằng mỗi người hãy khéo nhận ra chỗ khiếm khuyết này để thức tỉnh sáng được nguồn gốc chân thật nơi chính mình mà mình tự bỏ quên. Đó chính là niềm vui lớn nhất trong thế gian này, không có niềm vui nào hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Xem thêm