Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 20/03/2023, 12:24 PM

Ai đủ năm đức thì thuyết pháp cho người

Theo tiêu chí của Thế Tôn, năm đức như đã nói mới chính là nền tảng để kiện toàn khả năng hoằng pháp, thuyết pháp của một cá nhân chứ không phân biệt là Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni hoặc tại gia hay xuất gia…

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Tôn giả Ànanda thấy vậy bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh.

- Này Ànanda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác. Để thuyết pháp cho người khác, này Ànanda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm?

- Ta sẽ thuyết pháp theo tuần tự; Ta sẽ thuyết pháp với mắt nhìn vào pháp môn; Ta sẽ thuyết pháp với lòng từ mẫn; Ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật; Ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và người. Này Ànanda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Diệu pháp, phần Tôn giả Udàyi, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.611)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Thuyết giảng giáo điển, kinh pháp cho mọi người hiểu rõ lời Phật dạy và ứng dụng thực hành để chuyển hóa khổ đau, xây dựng hạnh phúc an vui là nhiệm vụ của mỗi người con Phật. Không kể là xuất gia hay tại gia, đệ tử Phật phải chung sức gánh vác sứ mạng hoằng pháp, đem ánh sáng Chánh pháp soi sáng cuộc đời, thông qua sự tu học của chính mình để làm lợi ích cho bản thân và xã hội.

Diễn thuyết Phật pháp mà chuyển hóa được người nghe đồng thời khiến họ trở nên thích thú tìm hiểu giáo pháp, hâm mộ pháp sư chẳng phải là chuyện dễ dàng. Phải tu luyện, tích lũy kinh nghiệm, trau giồi tri thức và hội tụ đầy đủ phước duyên mới trở thành một pháp sư giỏi, chinh phục được người nghe. Theo tuệ giác Thế Tôn, cơ sở để một pháp sư thuyết pháp thành công thì tâm phải an trú vào năm đức: Trình bày vấn đề theo trình tự; hiểu rõ về giáo pháp đang trình bày; động cơ thuyết pháp là từ bi; không thuyết giảng vì danh lợi; những điều nói ra không làm hại cho mình và người.

Hiện nay, không khí học Phật và thuyết giảng giáo lý ở nước ta diễn ra khá sôi nổi ở khắp nơi. Từ những giảng đường, học đường Phật giáo cho đến các chùa viện, đạo tràng và những khóa tu đều có tổ chức thuyết pháp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết pháp sư là chư tôn đức Tăng, trong khi đội ngũ pháp sư Ni tuy có hoạt động nhưng khá khiêm nhường và gần như hiếm hoi lắm mới có một vài cư sĩ thăng tòa diễn thuyết giáo pháp cho quảng đại quần chúng.

Đây là vấn đề mà chúng ta cùng suy ngẫm để đa dạng hóa đội ngũ pháp sư, giảng sư. Vì theo tiêu chí của Thế Tôn, năm đức như đã nói ở trên mới chính là nền tảng để kiện toàn khả năng hoằng pháp, thuyết pháp của một cá nhân chứ không phân biệt là Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni hoặc tại gia hay xuất gia…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm sự kiện người học Phật cần thấy biết

Lời Phật dạy 10:17 04/11/2024

Đức Phật nói có năm sự kiện một người tại gia hay xuất gia, nam hay nữ đều cần phải thấy biết:

Có một niềm vui nuôi dưỡng thân tâm an tịnh, hướng đến an lạc dài lâu

Lời Phật dạy 16:35 03/11/2024

Hoan hỉ là vui vẻ, sự đẹp lòng với tâm trạng hân hoan mà an tịnh, thoải mái, nhẹ nhàng và thanh thoát. Niềm vui trong cuộc sống thì có nhiều nhưng không phải niềm vui nào cũng được gọi là hoan hỉ.

Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài

Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024

Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.

Cầu nguyện mà không cầu xin

Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024

Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.

Xem thêm