Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự thật tàn nhẫn sau thuật 'thôi miên rắn' của thầy phù thủy Ấn Độ

Khi bước chân đến Ấn Độ, du khách thường rất hào hứng và mong đợi phần biểu diễn của cάc “phù thuỷ thôi miên rắn". Vậy nhưng đằng sau màn biểu diễn này, số phận của những chú rắn hổ mang này vô cùng bi kịch.

Nghệ thuật thôi miên rắn: Ngón nghề truyền thống

Nghệ thuật thôi miên rắn là một ngón nghề truyền thống được phát triển rất mạnh ở Ấn Độ. Tại đất nước này, rắn là loài vật được thờ phụng. Vậy nên chẳng khó để giải mã lý do cάc “phù thuỷ” thôi miên rắn thường rất được coi trọng. Vào thời cổ đại, dân chúng ở đây còn tin rằng họ có khả năng chữa lành mọi thứ và tìm đến họ thay vì lang y.

Nghề thôi miên rắn từng là một công việc ổn định tại các chợ và lễ hội ở Ấn Độ. Các phù thủy thôi miên rắn làm mê hoặc đám đông khán giả nhờ khả năng điều khiển sinh vật độc nhất thế giới này.

Ấn Độ có nhiều thày 'phù thủy' thôi miên rắn.

Ấn Độ có nhiều thày 'phù thủy' thôi miên rắn.

Ngoài ra, người làm công việc thôi miên rắn còn được coi là hiện thân của Thần SIVA - vị quyền năng được mô tả mang làn da màu xanh và có một con rắn hổ mang quấn quanh cổ. Nhiều người tin rằng cάc thầy “phủ thuỷ” có khả năng chữa lành mọi thứ.

Rắn bị nhổ răng, đau đớn không ai thấu

Khi làm công việc này, cάc thầy “phù thủy” đường phố thường tạo ra bầu không gian thần bí bằng cách mặc trang phục truyền thống và đem theo một chiếc giỏ chứa những con rắn hổ mang. Khi họ chơi một thứ nhạc cụ gọi là kèn pungi, khán giả sẽ chứng kiến con rắn di chuyển theo âm nhạc và cho rằng chúng bị thôi miên.

'Thuật thôi miên rắn' thực chất là lừa đảo.

'Thuật thôi miên rắn' thực chất là lừa đảo.

Sự thật là, loài rắn không có tai ngoài và chẳng hề nghe thấy tiếng nhạc. Việc rắn phồng mang lên và đung đưa theo điệu nhạc chẳng qua vì nó coi chiếc kèn pungi là mối đe doạ và đang đứng lên trong tư thế phòng thủ. Nếu quan sát kĩ hơn, có thể thấy con rắn hổ mang chỉ nhìn chằm chằm vào nhạc cụ của các thầy “phủ thuỷ” – đặc biệt là chuyển động của ngón tay xung quanh chiếc kèn.

Thật ra rắn đã bị nhiều 'thầy' nhổ răng.

Thật ra rắn đã bị nhiều 'thầy' nhổ răng.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, những thầy “phù thuỷ” sẽ nhổ răng nanh hoặc khâu kín miệng rắn. Đιềυ này vừa khiến việc thôi miên không gặp trở ngại vừa khiến họ thu được thêm lợi nhuận thông qua việc cho du khách tạo dáng chụp ảnh.

Mọt con rắn bị nhổ răng.

Mọt con rắn bị nhổ răng.

Số phận của những chú rắn không tốt đẹp như bạn tưởng tượng. Вị nhổ hết răng nanh, chúng sẽ mất đi khả năng ăn uống và chỉ sống được tối đa 2 tháng.

'Thuật thôi miên rắn' trở nên quá tàn nhẫn nên bị Ấn Độ cấm  bởi Đạo luật Вảο νệ động vật hoang dã vào năm 1991. Những người dụ rắn cho biết truyền thống hàng trăm năm tuổi này của họ đang mai một dần khi chính quyền đẩy mạnh thực thi Luật bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là sau khi một lệnh cấm hoàn toàn bắt đầu được thi hành vào năm 1991.

Kumativ Devo học thôi miên rắn khi còn nhỏ.

Kumativ Devo học thôi miên rắn khi còn nhỏ.

Kumativ Devo, một phụ nữ, bắt đầu học điều khiển rắn từ khi mới lên năm. Devo cho biết những con rắn cho người làng kế sinh nhai, song cô không chắc chắn về tương lai của nghề này. Đô thị hóa khiến số lượng rắn giảm, luật bảo vệ động vật cũng trở nên khắt khe hơn. Nếu những đứa trẻ trong làng bị bắt gặp với một con rắn trên tay, chúng sẽ bị bắt vào tù và bố mẹ phải nộp phạt khoảng 3-4 bảng (khoảng 80.000 đến 100.000 đồng).

Những người dụ rắn truyền nghề cho con cái họ từ khi chúng còn nhỏ. Kuldip Nath, một người dụ rắn, nhớ lại những lúc cùng cha tìm bắt rắn và cảm thấy hối hận vì đã không đi học. "Đôi lúc tôi cảm thấy mình nên đi học để kiếm một công việc tử tế hoặc buôn bán gì đó. Như vậy tôi có thể chăm sóc tốt hơn cho gia đình và các con tôi", anh nói.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TP.HCM: Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2024 tại chùa Phổ Minh

Tin tức 08:00 15/04/2024

Theo truyền thống hằng năm vào ngày 14-4, chùa Phổ Minh tại Q.Gò Vấp, TP.HCM trang nghiêm và long trọng tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2024.

Chính thức ra mắt phim về Hòa thượng Thích Tâm Hoàn

Tin tức 16:26 14/04/2024

Phim về Hòa thượng Thích Tâm Hoàn đã được công chiếu hôm qua, 13/4, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định - chùa Tỉnh Hội (TP.Quy Nhơn), sau một tháng thực hiện những cảnh quay đầu tiên.

Tọa đàm: Ni giới Phật giáo Cần Thơ “Ni lưu Giới đức, Tâm đức, Tuệ đức”

Tin tức 09:39 14/04/2024

Chiều ngày 13/4/2024 (nhằm ngày 5/ 3/Giáp Thìn), Tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Phật giáo thành phố Cần Thơ “Ni lưu Giới đức, Tâm đức, Tuệ đức” đã diễn ra tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (TP. Cần Thơ).

Khởi công xây dựng cầu Vĩnh Lân, Cần Thơ

Tin tức 14:59 13/04/2024

Ngày 11/4, UBND xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh cùng đại diện đơn vị tài trợ tổ chức lễ khởi công công trình cầu Vĩnh Lân, thuộc ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh.

Xem thêm