Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/01/2021, 12:34 PM

Ân đức sự hiện diện

Công đức và sự hiện diện của Hòa thượng Thích Đức Nhuận trong lòng Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại vẫn còn sống mãi với thời gian vô cùng, không gian vô tận.

Mở đầu

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử làm nên chiến thắng mùa xuân 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội đã hợp thành một khối thống nhất. Đây cũng là cơ duyên, điều kiện tất yếu để thống nhất thành lập một tổ chức Giáo hội Phật giáo trong một nước Việt Nam thống nhất. Đồng thời, cũng là để đáp ứng nguyện vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam đã có từ bao đời và kế thừa sự nghiệp 2000 năm của Phật giáo Việt Nam.

Năm 1980, chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, Hệ phái Phật giáo cả nước đã toàn tâm, toàn ý đi đến thống nhất Phật giáo Việt Nam, kết quả là một Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam đã hình thành. Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Quyền Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Hòa thượng Thích Đôn Hậu – Chánh Thư ký Xử lý Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất làm chứng minh, Hòa thượng Thích Trí Thủ – Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất làm Trưởng ban Vận động, Quý Hòa thượng Thích Thế Long, Thích Trí Tịnh, Thích Bửu Ý, Thích Giới Nghiêm, Thích Minh Nguyệt làm Phó ban và các thành viên: Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Hòa thượng Thích Từ Hạnh, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên, Ni trưởng Thích Nữ Liễu Tánh, Cư sĩ Võ Đình Cường v.v…

Qua một thời gian gần 02 năm, công tác hiệp thương, bàn luận, trao đổi về nội dung, chương trình hành động đã hoàn tất. Từ ngày 04 đến 07/11/1981, tại chùa Quán Sứ – Thủ đô Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam. Đại hội đã thành lập “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua Hiến chương, thành phần lãnh đạo Trung ương Giáo hội, gồm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự. Hòa thượng Thích Đức Nhuận được Đại hội suy tôn lên ngôi vị Pháp chủ đầu tiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam ; Hòa thượng Thích Trí Thủ được Đại hội suy cử làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ I Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

ht thích đức nhuận

Phim tài liệu: Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận - Sáng Đạo trong đời

Nội dung

Những nguyện vọng đã thành hiện thực

Đại lão Hòa thượng được Đại hội suy tôn lên ngôi vị Pháp chủ đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam . Khác với thời phong kiến khi ngôi vị Tăng thống được nhà vua phong tặng, trong thời đại dân chủ ngày nay, Trưởng lão Hòa thượng được Đại hội, tức đại chúng suy tôn lên ngôi vị Pháp chủ. Tuy nhiên, với đức tính khiêm tốn nên ba lần Đại hội cung thỉnh, Ngài đều từ chối, cuối cùng Trưởng lão huấn thị, nếu Đại hội cung thỉnh Tôi vào ngôi vị Tối cao lãnh đạo Giáo hội và thực hiện được tâm tư của Tăng Ni, Phật tử thì phải chấp nhận những đề nghị của Tôi và trình Chính phủ chấp thuận thi hành:

1. Được mở Trường Cao Cấp Phật học tại ba miền Nam, Trung, Bắc và các Trường Cơ bản Phật học tại các Tỉnh;

2. Tăng, Ni được phép xuất gia tu học tại các cơ sở tự viện;

3. Tín đồ Phật tử được tự do đi chùa lễ bái, sinh hoạt tín ngưỡng tại các cơ sở Tự viện trong cả nước.

Khi bế mạc Đại hội, vào yết kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Trưởng lão lập lại 03 đề nghị trên và đã được Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp thuận, sẽ thực hiện theo tôn ý và nguyện vọng của Hòa thượng.

Sự hiện diện của Hòa thượng trong liêu phòng thanh vắng, trầm ngâm tư duy, quán chiếu, thân tâm thanh tịnh, là một sức sống, niềm tin cho Tăng thân và Pháp thân đại chúng, hàng môn nhơn đệ tử và những ai có duyên bái kiến.

Sự hiện diện của Hòa thượng trong liêu phòng thanh vắng, trầm ngâm tư duy, quán chiếu, thân tâm thanh tịnh, là một sức sống, niềm tin cho Tăng thân và Pháp thân đại chúng, hàng môn nhơn đệ tử và những ai có duyên bái kiến.

39 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc thực hiện hoàn tất, có kết quả chương trình hoạt động của Giáo hội. Đến nay có 63 đơn vị tỉnh, thành Phật giáo trong cả nước (63/63), có 04 Học viện Phật giáo (cấp đại học), đào tạo được hàng chục ngàn sinh viên đã tốt nghiệp; có 35 trường Trung cấp Phật học; có 08 lớp Cao đẳng Phật học. Đã có trên 200 Tăng, Ni tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành Phật học và các ngành khác đã về nước, hiện đang công tác tại các cấp Giáo hội, ban viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành và tham gia giảng dạy tại các Học viện, các khóa Đào tạo Giảng sư, các lớp Cao đẳng và Trung cấp Phật học. (Theo số liệu của Văn kiện báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII).

Giáo hội không ngừng phát triển, về số lượng cũng như chất lượng. Cả nước có 53.941 Tăng Ni, trong đó:

– Bắc tông: 38.629

– Nam tông Khmer: 8.574

– Nam tông Kinh: 1.754

– Khất sĩ: 4.984

– Cả nước có 21.066 cơ sở Tự viện. Trong đó Bắc tông: 18.446, Nam tông Khmer 454, Nam tông Kinh 106, Tịnh xá 541, Tịnh thất 467, Niệm Phật đường 998, Tự viện Người Hoa 54 cơ sở.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội – Một trong bốn Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội – Một trong bốn Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Làm theo lời dạy của đức Đệ Nhất Pháp chủ GHPGVN

Tông phong Pháp phái: Tông Tào Động tại Việt Nam

Tông Tào Động do Thiền sư Lương Giới thành lập tại Trung Quốc. Thiền sư Lương Giới là một trong năm hàng đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng, Tông nầy truyền đến Thiền sư Nhất Cú Trí Giáo là đời thứ 35. Thiền sư là người truyền Tông Tào Động vào Việt Nam đầu tiên, được xem như là Sơ Tổ Tông Tào Động. Tông Tào Động truyền đến Thiền sư Tâm Nghĩa Nhân Từ đời thứ 47 như sau:

1. Thiền sư Nhất Cú Trí Giáo.

2. Thiền sư Thủy Nguyệt Thông Giác Đạo Nam.

3. Thiền sư Chơn Dung Tông Diễn.

4. Thiền sư Tĩnh Giác, Từ Sơn Hành Nhất.

5. Thiền sư Bản Lai Thiện Thuận, Tĩnh Chúc Đạo Chu.

6. Thiền sư Viên Thông Lai Nguyên – Hải Điện Mật Đa.

7. Thiền sư Đạo Nguyên – Thanh Lãng – Khoan Dực Phổ Chiếu.

8. Thiền sư Thanh Đàm – Giác Đạo Tâm.

9. Thiền sư Lục Hoa Minh Chánh Hoằng Quang Giác Lâm Minh Liễu.

10. Thiền sư Thanh Như Chiếu Đạo Sinh Quang Lịch Minh Đạt.

11. Thiền sư Hồng Phúc Quảng Lự – Thích Đường Đường, Như Như.

12. Thiền sư Hòa Thái, Chính Bình, Thích Bình Bình Vô Tướng.

13. Thiền sư Tâm Nghĩa, Thích Nhân Từ.

Đặc biệt, chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai) là nơi lập cước hành đạo của Thiền sư Thông Giác, Hồng Phúc – Như Như. Chùa Hồng Phúc là Tổ đình của Tông Tào Động, do cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Trụ trì, là đời thứ 10 của Tổ đình Hồng Phúc – Tông Tào Động tại Việt Nam, theo dòng kệ Tông Tào Động như sau:

Tịnh Trí Thông Tôn Từ Tánh Hải.

Khoan Giác Đạo Sinh Quang Chính Tâm.

Mật Hạnh Nhân Đức Xưng Lương Tuệ.

Đăng Phổ Chiếu Hoằng Pháp Vĩnh Trường.

(Hòa thượng Kim Cương Tử)

Tịnh Trí Thông TôngTừ Tánh Hải Khoan

Giác Đạo Sinh QuangChính Tâm Mật Hạnh

Nhân Đức Vi LươngTuệ Đăng Phổ Chiếu

Hoằng Pháp Vĩnh Trường.

(Hòa thượng Thích Thanh Từ)

Qua đó, các chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai), Hàm Long (Bắc Ninh), Trấn Quốc, chùa Thiên Trúc (Hà Nội), Bích Động (Bắc Ninh), chùa Thái Lai, chùa Vạn Long (Hải Phòng), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Pháp Hoa, chùa Nam Thiên Nhất Trụ, chùa Phước Hải (TP. Hồ Chí Minh),

Chùa Đồng Đắc, Non Nước, chùa Phúc Chính – Ninh Bình, chùa Quảng Bá, chùa An Phú – Hà Nội v.v… là Sơn môn Tông Tào Động, tu học và phát triển ổn định từ xưa đến nay. Nhất là dưới thời Trưởng lão Hòa thượng khi còn là hàng Giáo phẩm Phật giáo Ninh Bình, Thủ đô Hà Nội, đến Pháp chủ GHPGVN từ năm 1981-1993. Công đức ấy vô cùng to lớn, sâu dày trong sự nghiệp truyền trì Tông phong Pháp phái của Trưởng lão Hòa thượng đối với Phật giáo Việt Nam xưa cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay.

Một góc chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai), Ba Đình, Hà Nội.

Một góc chùa Hồng Phúc (Hòe Nhai), Ba Đình, Hà Nội.

Pháp chủ Giáo hội Phật giáo là ai?

Kế thừa Pháp môn tu tập

Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ tu tập theo Pháp môn Thiền định, dòng Tào Động, như Công án “Phản văn văn Tự tánh” (nghe lại tánh nghe của mình), được trình bày trong Kinh Lăng Nghiêm, do Bồ tát Quán Thế Âm thuyết, Đức Văn Thù và Phật ấn chứng, lưu truyền đến ngày nay. Thời trung đại, Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng huấn thị: “Hãy quán xét lại chính mình là bổn phận của mỗi người, không do người khác làm thế được”; và thời hiện đại, Thiền sư Hương Hải đã nhấn mạnh: “Hằng ngày nên sát lại mình. Xét nét cho cùng chớ dễ khinh. Không tìm tri thức ở trong mộng. Mặt Thầy sẽ thấy trên mặt mình”. Từ ba ý chỉ ấy, Trưởng lão Hòa thượng cô động lại thành bài kệ, cũng là Pháp tu chính của Trưởng lão Hòa thượng: “Một niềm xoay lại tánh nghe. Muôn sự buông xuôi chỉ tính nghe. Nghe lắng cho sâu không nghe cảnh. Cảnh rời văn tánh, nghe tính nghe” mà Hòa thượng là người thực hành nghiêm mật, cho đến khi quả mãn, Pháp tu ấy được minh thị như sau:

Khi mới nghe tiếng động

Không chạy theo tiếng động

Mà xoay lại tánh nghe

Vì thế hai thứ tướng

Động và tịnh không sinh

Như vậy tăng tiến dần

Tính nghe, tiếng không còn

Nhưng không trụ chỗ hết

Biết, được biết là không

Đến chỗ viên mãn cùng cực

Song vẫn còn cái không

Nên diệt không và biết không

Cả hai không còn cái diệt

Khi sinh và diệt đã hết

Thì sự vắng lặng hiện lên

Là chứng được Tánh nghe.

(Sơ ư Văn trung.

Nhập lưu vong sở.

Sở nhập ký tịch.

Động tịnh nhị tướng.

Liễu nhiên bất sinh.

Như thị tiệm tăng.

Văn, sở văn tận.

Tận văn bất trụ.

Giác, sở, giác không.

Không tính cực viên.

Không, sở không diệt,

Sinh diệt ký diệt.

Tịch diệt hiện tiền).

(Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

Như vậy, có 5 giai đoạn:

1. Bắt đầu từ khi cái nghe đối âm thanh, không sinh tâm phân biệt theo âm thanh, nên âm thanh tự vắng lặng, song vẫn còn cái nghe;

2. Đến khi cái nghe cũng hết, nhưng vẫn còn cái hết;

3. Tiếp tục loại trừ cái hết, nhưng vẫn còn cái biết hết;

4. Nên nỗ lực đoạn trừ cái biết hết, song vẫn còn sự biết không;

5. Cuối cùng phải trừ khử cái không, nên không không còn.

Vì vậy, vọng niệm không còn, nên Chơn tâm tự hiện. Cũng như cáu bẩn nước đục, cáu bẩn đã tự lắng xuống thì nước trong xanh hiển hiện. Như Xuyên Công Thiền sư nói: “Gió cuốn mây đen về biển cả. Một vầng trăng sáng giữa trời không” (Vô hạn dã vân phong quyển tận. Nhất luân minh nguyệt chiếu thiên không).

Sự hiện diện của Hòa thượng đơn giản chỉ có thế thôi, nhưng ý nghĩa vô cùng quan trọng, vô cùng thẩm thấu và chan hòa bất tận. Hòa thượng không đi nhiều, không nói nhiều, không làm nhiều nhưng là tất cả. Vì sao? Vì người xưa đã nói: “Bậc hiền nhân trí đức, chỉ cần nhìn qua cửa sổ, nhưng đã quán thông cả thiên hạ. Chỉ cần rảo bước chốn liêu phòng, nhưng dấu ấn, âm ba chan hòa khắp cả mọi nơi” (Khổng Tử, Mạnh Tử). Tại sao? Vì Hòa thượng đã đi bằng tâm, nói bằng tâm và hành động bằng tâm, nên Tâm Tâm giao hợp, cảm thông và thấm nhuần ân đức hộ trì của Hòa thượng, nên biết bao Phật sự của Giáo hội đều được thành tựu như ý, nhất là Tăng Ni, Phật tử Việt Nam cảm thấy ấm lòng, an dạ tu tâm, hành đạo và càng củng cố niềm tin Đạo Pháp. Quả thật, như Cổ đức nói: “Duyên xưa biết mấy nhiêu đàng. Bây giờ xem lại rõ ràng là đây”.

Sự hiện diện của Hòa thượng trong liêu phòng thanh vắng, trầm ngâm tư duy, quán chiếu, thân tâm thanh tịnh, là một sức sống, niềm tin cho Tăng thân và Pháp thân đại chúng, hàng môn nhơn đệ tử và những ai có duyên bái kiến Hòa thượng nơi phương trượng Tổ đình Hồng Phúc (Hòe Nhai), để rồi càng chiêm nghiệm, quán chiếu theo tinh thần Kinh Lăng Nghiêm với chánh mạch “Phản văn văn tự tính” và ý chỉ của Hương Hải Thiền sư: “Hằng ngày nên quán sát lại mình. Xét nét cho cùng chớ dễ khinh. Không tìm tri thức ở trong mộng. Mặt Thầy sẽ hiện trên mặt mình”.

Công đức và sự hiện diện của Hòa thượng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại vẫn còn sống mãi với thời gian vô cùng, không gian vô tận.

Công đức và sự hiện diện của Hòa thượng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại vẫn còn sống mãi với thời gian vô cùng, không gian vô tận.

Chính từ những ý nghĩa ấy, mà Hòa thượng đã hiện diện trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam và các Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Những lúc Hòa thượng Pháp thể khiếm an, chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam vào bái kiến Hòa thượng tại Bệnh viện Việt Xô, Hòa thượng khuyên nên tinh tiến tu hành theo Pháp quán Phản văn tự tỉnh, nếu không được thì phải tu theo phép  của hàng Bồ tát là trải qua 52 địa vị Tam hiền, Thập thánh, Đẳng giác Phật quả để giữ gìn thiện căn công đức, để tô bồi Đạo pháp, vững bước trên đường hành đạo và mãi hiện diện trong Chánh pháp, với Pháp thân bất diệt của người tu. Những lời khuyên đơn giản, trầm tĩnh, thẩm thấu của Hòa thượng là những chất liệu quý để nuôi dưỡng Giới thân Huệ mạng cho hàng vạn Tăng Ni, Phật tử. không những đời này mà cho đến vô lượng đời sau cho đến khi giải thoát hoàn toàn. Nhất là tinh tiến hơn nữa trên lộ trình phụng sự Đạo pháp, phục vụ Giáo hội và chúng sinh, như Tổ Quy Sơn đã dậy: “Nguyện bách kiếp thiên sanh đồng vi Pháp lữ”.

Lời kết

Thế rồi, 27 năm đã trôi qua, kể từ ngày Trưởng lão Hòa thượng trở về thế giới Niết bàn vô tung bất diệt, không còn hiện hữu để chứng kiến sự phát triển hưng thịnh của GHPGVN mà Hòa thượng hằng mong ước. Song công đức và sự hiện diện của Hòa thượng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại vẫn còn sống mãi với thời gian vô cùng, không gian vô tận. Quả thật:

“Dù cho Hòa thượng đi xa

Quê hương vẫn giữ bao la bóng Ngài

Pháp thân lồng lộng hiển bày

Vườn hoa Hồng Phúc hương bay ngút ngàn”.

Tài liệu tham khảo:

– Kỷ yếu Đại hội Phật giáo Toàn quốc kỳ 1 (1981), kỳ 2 (1987).

– Kỷ yếu Tang lễ Đức Đệ nhất Pháp chủ (1994).

– Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội (THPG TP. Hà Nội, xuất bản 2010).

– Kỷ yếu Hội thảo Kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN (VP TƯGH xuất bản năm 2011).

– Văn kiện báo cáo Tổng kết hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022).

- Lược sử Phật giáo Hải Phòng (HT. Kim Cương Tử).

– Chùa Trấn Quốc (HT. Kim Cương Tử).

– Những bài viết của HT. Kim Cương Tử.– Thiền sư Việt Nam (HT. Thích Thanh Từ).

– Thiền phả (Tư liệu chùa Hồng Phúc).

– Kinh Thủ Lăng Nghiêm…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm