Ba điều lợi lạc khi ứng dụng Phật pháp trong đời sống
Khi gặp khó khăn trong các mối quan hệ cuộc sống, bị suy sụp tinh thần, nhiều người đã tìm đến với Phật pháp để giải toả stress, mưu cầu hạnh phúc thế gian. Nhưng ngôi nhà Phật pháp có nhiều giá trị quý báu và bền vững hơn thế.
>Giới luật là nền tảng căn bản của Phật Pháp
Thực hành Phật pháp sẽ thực sự lợi ích cho cuộc sống hàng ngày, chứ không đơn thuần chỉ để giải quyết những vấn đề nhất thời.
Bất cứ hoàn cảnh nào đều có thể chuyển hoá thành cơ hội tu tập
Điều thứ nhất, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng: Ngài không phải là Thượng Đế, không phải là Đấng Tạo Hóa, Ngài không thể xoá đi những tội lỗi và đau khổ của bạn, Ngài không thể nhấc bạn lên Thiên Đường và Ngài cũng chỉ bắt đầu từ một con người bình thường như chúng ta. Khi còn là một chúng sinh đang đọa trong vô gián Địa ngục, nhìn thấy một tội nhân bị tra tấn ở ngay gần mình, Ngài đã khởi ý nghĩ “Nguyện rằng tôi có thể chịu sự tra tấn này thay cho người đó.” Ngay lúc đó, Ngài thoát khỏi Địa ngục và tái sinh ở một cõi Trời. Bài học rút ra ở đây là, dù phải trải qua bất cứ hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi nào, chúng ta đều có thể chuyển hoá hoàn cảnh đó thành một cơ hội tu tập, một bài pháp trên thực tế cần được trân trọng thực hành.
Những hành động của chúng ta từ những kiếp trước, cách chúng ta suy nghĩ trong hiện tại, quan kiến nhìn nhận sự vật và hoàn cảnh đều có tác động lên mọi trải nghiệm của chúng ta. Ví dụ, có hai người cùng trải qua một chướng ngại. Người đầu tiên, vì bám chấp vào danh vọng, của cải hay tình cảm nên rất đau khổ. Còn người kia, do hiểu được bản chất vô thường của tất cả sự vật nên không bám chấp vào chúng, và vì thế mà trải nghiệm ít đau khổ hơn. Bạn thấy đó, cái nhìn và cách ứng xử của chúng ta trước một hoàn cảnh có vai trò rất lớn.
Thấu hiểu chân lý duyên khởi để chuyển hóa tâm mình
Điều thứ hai ta cần hiểu là Đức Phật đã khai thị về chân lý duyên khởi. Mọi sự vật hiện tượng đều là duyên khởi, phụ thuộc lẫn nhau. Không một sự vật nào tồn tại độc lập mà phải nương rất nhiều nhân duyên, điều kiện khác nhau mới có thể sinh khởi. Ví dụ bạn mất một chiếc đồng hồ hay một cái túi. Nếu nó là một cái đồng hồ cũ, không đẹp, bạn sẽ không thấy tiếc lắm. Nhưng nếu nó có một giá trị tình cảm hay tinh thần lớn đối với bạn thì đây lại là sự mất mát lớn. Khi một ai đó nói điều không tốt về chúng ta, hay một ai đó lấy cắp một thứ gì của ta, hoặc một người thân của ta mất đi, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là “Tôi rất đau khổ bởi người đó đã mất, bởi người này nói thế này, người kia hành động thế khác…”, như thể sự đau khổ đó hoàn toàn là do ngoại duyên, những tác động bên ngoài.
Luận bàn đôi điều về Phật pháp và Khoa học
Bên cạnh những nhân duyên bên ngoài như thế, ta cũng phải nhận biết rằng có một tác động từ bên trong như mức độ bản thân bám chấp vào sự việc này như thế nào… và khi hai yếu tố này đủ duyên hòa hợp thì phát sinh những xúc tình như hạnh phúc hoặc đau khổ. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự chủ với hạnh phúc hay khổ đau của chính mình, không có gì là tuyệt vọng. Chỉ cần bạn loại bỏ một trong những nhân duyên bên trong, khổ đau sẽ được chuyển hoá.
Sự khác biệt giữa Phật và chúng ta nằm ở khả năng tự chủ nội tâm, tự chuyển hóa khổ đau của Ngài là vô cùng siêu tuyệt. Bởi nhân của đau khổ không còn trong Ngài, nên Ngài hoàn toàn bình lặng an nhiên, không hề dao động trước ngoại cảnh thịnh - suy, vinh - nhục. Giả dụ có người cùng một lúc lăng mạ Đức Phật và một người bình thường. Người bình thường kia sẽ rất tức giận vì bị xúc phạm, bởi trong anh ta có những yếu tố như cái tôi, sự bám chấp, sân giận, đố kỵ, chấp trước danh vọng… Nhưng Đức Phật thì vẫn bình lặng, không giận dữ, vì bên trong Đức Phật không có những hạt giống phiền não, khổ đau. Dù những lời lăng mạ có xấu đến đâu cũng không ảnh hưởng đến Ngài. Bởi vậy, nhờ việc thực hành Phật Pháp, bạn có thể dần chuyển hóa tâm mình, luôn tự tại, và đối mặt với bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể giữ sự bình tĩnh để nhìn nhận và ứng xử một cách hợp lý, có trí tuệ.
Phật pháp là sư đạo, sư đạo nhất định phải lấy hiếu đạo làm cơ sở
Hạnh phúc hay khổ đau chỉ là sự phóng chiếu của tâm
Điều thứ ba, ta nên hiểu rằng vạn pháp không có bản chất thật như chúng đang hiện hữu. Hạnh phúc và khổ đau vốn không thật hiện hữu như chúng ta thường bám chấp, đó chỉ là sự phóng chiếu của tâm. Nguyên nhân khiến bạn hạnh phúc hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề. Với người này hạnh phúc là tiền tài, nhưng với người khác lại là danh tiếng, các mối quan hệ, hay sự yên bình… Lợi ích của việc hiểu rằng hạnh phúc, khổ đau, đẹp xấu chỉ là quan niệm của tâm thức sẽ giúp bạn tự do hơn trong cuộc sống.
Một số người nói với tôi rằng họ đang đau khổ tột độ bởi chồng/vợ của họ đã bỏ họ, hoặc họ phát hiện ra rằng người kia không chung thủy. Tôi nói với họ rằng tôi rất tiếc và đó quả là một chuyện đáng buồn, nhưng họ cần phải hiểu rằng khổ đau mà họ đang phải trải qua thực sự bắt nguồn từ tâm thức của họ. Ví dụ nếu chồng/vợ của bạn có những hành động không chung thủy trong suốt một hoặc hai năm, nhưng đến khi bạn biết được điều này, bạn mới đau khổ, còn trước khi bạn biết thì sự đau khổ chưa xuất hiện. Đôi khi chính quan niệm của bạn mang đến cho bạn nhiều khổ đau hơn là những tác động bên ngoài.
Theo: dukpavietnam.org
>Xem thêm video: Lợi ích của giới luật:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa
Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.
Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi
Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.
Hạnh phúc nơi tự thân
Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.
Đối diện với cái chết của người thân
Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.
Xem thêm