Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/05/2015, 11:30 AM

Ba điều quý giá trong đạo Phật

Nhận lời mời của TT.Thích Quảng Bảo – trụ trì chùa Ngưu Tử (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), tối ngày 24/04/2015, TT.Thích Chân Quang - Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN đã về thăm và có buổi hoằng Pháp với các phật tử về đề tài BA ĐIỀU QUÝ GIÁ TRONG ĐẠO PHẬT. 

Ý nghĩa của bài Pháp thoại này nhằm chỉ ra ba điều quý giá nhất của đạo Phật, đó là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo để các phật tử có thái độ ứng xử phù hợp, đúng đắn với những điều quý giá ấy. Đồng thời, Thượng tọa cũng chỉ ra vai trò quan trọng của đạo Phật đối với sự tồn vong của đất nước. Từ đó, mọi người nguyện xây dựng, gìn giữ Phật pháp trường tồn và truyền lại cho các thế hệ sau.
 
 
Được biết, chùa Ngưu Tử có từ những năm đời vua Tự Đức, tọa lạc trên một sườn dốc khá cao, hướng ra sông Lam. Chùa xưa thuộc xóm Ngưu Tử, xã Thanh Đồng, nhưng do chiến tranh tàn phá, chùa đã bị đổ nát hoang tàn, chỉ còn lại 2 - 3 bức tượng nhỏ được UBND xã Thanh Đồng bảo vệ. Hiện giờ chùa Ngưu Tử thuộc địa bàn khối 10, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương. Vào tháng 10/2014 chùa Ngưu Tử đã được khởi công khôi phục trên nền điện cũ. Ban Hộ tự đã xây dựng được một Chính điện tạm bằng khung thép và lợp bạt tạm bợ cho bà con phật tử tại địa phương tới lui lễ bái, cầu nguyện và tu học Phật pháp, theo sự hướng dẫn của TT.Thích Quảng Bảo cùng TT.Thích Minh Hiếu. 

Thiết nghĩ chùa Ngưu tử có vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần, tín ngưỡng của người dân phật tử nơi đây cùng quí phật tử thập phương, nhưng mọi thứ còn quá sơ sài. Chùa mới dựng tạm Chính điện, phần còn lại đang là một khu đất trống. Nguyện vọng của người dân địa phương là rất mong mỏi chùa được xây dựng khang trang hơn, thành điểm đến tâm linh, văn hóa, giữ gìn truyền thống lịch sử của quê hương và mở lại giềng mối Phật pháp cho quê hương Thanh Chương. Do vậy, chùa rất cần sự phát tâm công đức của các phật tử, các nhà hảo tâm xa gần.

Đi vào nội dung bài Pháp thoại, Thượng tọa tản mạn về một tôn giáo có con đường chân lý cứ càng đi càng đến, không bao giờ lạc hậu vẫn là tiến bộ dù thời gian bao xa. Đó chính là con đường của đạo Phật. Có thể nói, may mắn an vui thay cho những ai đã đi trên con đường của bậc Giác ngộ, để rồi tâm hồn ta mở rộng khắp cả đất trời. Con đường này đi mãi không bao giờ đứng lại, dù khoa học có tiến bộ đến đâu, vẫn không bao giờ ra khỏi cái nhìn của Phật giáo. Tức là mọi kiến thức của thế gian, mọi sự vận động, mọi sự khôn ngoan, mọi hiểu biết của con người, của chúng sinh, của nhân loại nhiều đến mức độ nào cũng không bao giờ ra khỏi đạo lý Phật đã dạy. 
 

Trong thời đại khoa học tiến bộ, con người sống bằng lý trí nên chỉ có đạo Phật mới đáp ứng được nhu cầu tâm hồn của con người, vì đạo Phật không chấp nhận mê tín, không chấp nhận niềm tin suông. Đạo Phật là đạo của lý trí, của trí tuệ. Đó là lý do nhà Bác học vĩ đại Albert Einstein khi nhận định về tôn giáo cũng khẳng định rằng: “Đạo Phật rất khoa học và còn cao hơn khoa học! Thời đại sau này, nếu một tôn giáo lý giải được khoa học thì người ta mới theo và đạo Phật làm được điều đó”. Vậy nên, ta đi theo đạo Phật là đi theo một tôn giáo dẫn trước khoa học. Một ngày nào đó khi ta chứng đạo, tâm hồn ta thênh thang như 3000 thế giới, mở rộng cả đất trời, chứ không phải là tâm hồn hẹp hòi, nhỏ mọn, cố chấp, lầm mê. Chỉ có điều là bao lâu ta mới đạt được tâm chứng đó thôi.

Tuy nhiên, việc tu chứng rất khó vì đòi hỏi phải có công đức rất lớn, cộng với việc tu hành nhiều kiếp. Trong thời đức Phật có rất nhiều người chứng ngộ, thậm chí cả cư sĩ cũng có thể chứng đắc đạo quả trong giáo pháp của đức Phật. Tuy nhiên, khi cách Phật càng xa thì tỉ lệ số người chứng đạo càng ít dần, cho đến ngày hôm nay thì càng rất ít. Vì sao lại ít đến như vậy, ta phải đi tìm nguyên nhân. Mà khi tìm lại, ta đi đúng đường rồi thì sẽ tăng số người chứng ngộ lên từ từ trở lại.  

Theo Thượng tọa, trong đạo phật có ba điều quý giá cho đến vô hạn, đến nỗi ta đánh đổi cả thân mạng, cả cuộc đời mình cũng không thể nào so sánh được:

- Điều quý giá thứ nhất, đó là đức Phật -  một con Người - một vị Bồ tát từ vô lượng kiếp hiện thân giữa cuộc đời, sinh vào cung Vua ở một đất nước Ấn Độ, rồi từ chối ngôi Vua đi xuất gia, tu hành, đắc đạo. Sau đó tuyên giảng một chân lý, mà cho đến ngày nay xem lại từng điểm nhỏ, từng câu nhỏ đều là chân lý. Một người mà suốt cả một đời, không bao giờ ta bắt gặp một hành động thừa; một ánh mắt thừa; một nụ cười thừa. Một con người đẹp trong từng cái móng tay, đẹp trong từng cái chớp mắt, đẹp trong từng bước chân đi. Một con người mà với con mắt thường ta thấy tất cả đều toát lên sự thánh thiện, cao quý, đạo đức. 
 
 
 
Còn với con mắt của cõi trời nhìn đức Phật thì thấy đức Phật gấp triệu triệu lần cao quý, vì Chư thiên trên trời nhìn thấy vầng hào quang bao quanh đức Phật chói lòa như ánh mặt trời. Chư thiên nhìn thấu vào tâm đức Phật thấy đó như một khối châu báu ngọc ngà, không có một chút tỳ vết, dơ bẩn. 

Riêng những vị cao hơn Chư thiên thì họ càng tôn kính đức Phật nhiều hơn nữa. Chúng ta ít tôn kính đức Phật vì ta ít hiểu về Ngài. Nếu ai hiểu đức Phật càng nhiều chừng nào thì lòng tôn kính của họ đối với Ngài càng cao vời chừng nấy. Mà người nào cực kỳ có trí tuệ, hiểu về đức Phật đến tột cùng thì người đó đạt được niềm tôn kính Phật đến tuyệt đối. “Tuyệt đối” là không còn biên giới, không còn giới hạn. Nếu nói vì Phật mà chết thì họ chết liền không một giây do dự. Mà người nào đạt được lòng tôn kính đức Phật đến mức tuyệt đối như vậy thì người đó chứng Thánh quả Tu Đà Hoàn, tức Thánh quả đầu tiên trong bốn quả Thánh. Nhân đây, Thượng tọa cũng giới thiệu về bốn quả Thánh trong đạo Phật. Đồng thời nhấn mạnh cái quý giá đầu tiên của đạo Phật là đức Phật. Phật quý giá đến tột cùng, đến vô hạn, vô lượng, mà nếu ta hiểu được Phật rất sâu sắc và dâng lên niềm tôn kính tuyệt đối thì ngay giờ phút đó ta chứng quả liền. 

Nhưng hiểu được đức Phật không dễ chút nào, để hiểu được đức Phật không phải là do ta đọc kinh, lạy Phật nhiều mà phải do chính ta tu tập. Ta phải thực hành Thiền định, ta phải sống đạo đức, thánh thiện thì mới hiểu được cái quý giá - hiểu được đức Phật.

- Cái quý giá thứ hai trong đạo Phật là lời Phật dạy, là chánh pháp, là chân lý.  Từ nơi sự giác ngộ cao siêu của đức Phật đã hiện ra thành vô lượng bài giáo pháp cho chúng ta tu học. Đây là chân lý muôn đời của nhân loại. Những người trí thức trên thế giới, khi họ nghiên cứu về giáo lý hay lịch sử  thành lập của các tôn giáo, khi bắt gặp đạo Phật ai cũng choáng ngợp bởi lời dạy chuẩn xác, thực tế, hợp lý, cao siêu và nhiều điều chưa hiểu nổi, mà hễ thực hành mới có thể hiểu được. Ngài đã để lại cả kho tàng Pháp bảo – cả một tạng kinh quý giá đọc hoài không hiểu hết nổi. Thượng tọa dùng nhiều ví dụ để minh chứng cho thấy thực sự Pháp bảo là điều quý giá thứ hai. Từ cái giáo pháp này mà cày bật lên tâm hồn của ta. Tâm hồn ta vốn khô cằn, nhiều cỏ dại, nhưng nhờ giáo pháp của Phật đã xới tung lên hết để ta đánh tơi lại, ta gieo vào đó những cái mầm từ bi, đạo đức, yêu thương. Cho nên giáo pháp vô cùng quý giá là vậy.

- Cái quý giá thứ ba là Tăng bảo – Là những con người từ bỏ cuộc sống bình thường ngoài thế gian bước vào chùa, dành hết tâm hồn cuộc sống của mình để thực hành lời Phật dạy. Nếu vị đó tu hành đàng hoàng thì cũng là người rất đáng kính. Còn nếu vị đó chứng một Thánh quả nào đó âm thầm trong tâm rồi thì như viên ngọc giữa cuộc đời. Vị đó giống như ta, sống cùng thời đại, nói cùng ngôn ngữ, nhưng mà người đó vượt lên trên để có thể dìu dắt, dạy dỗ ta.
 
 
Lời Phật dạy cao siêu, ta khó hiểu hết, nhưng nhờ có những vị xuất gia tu hành chân chính, nói bằng ngôn ngữ của ngày hôm nay, nói bằng ngôn ngữ của chính chúng ta. Từ kinh nghiệm tu hành của vị đó rõ ràng, nên người đó dạy ta, nói với ta bằng lời và có một đời sống giới hạnh chuẩn mực phản chiếu được tấm gương cao đẹp đến với mọi người. Cho nên, ta nghe vị đó nói, nhìn vị đó sống, ta có một niềm tin. Đây chính là sự cao đẹp có thật giữa cuộc đời này, vì có những người đã tu được. Cho nên, cái tấm gương sống động của những người sống thúc liễm, sống giới hạnh, sống đạo đức đó đã cho ta niềm tin, đáng cho ta nương tựa và cho ta sức mạnh để ta đi tới tin tấn tu hành mà hoàn thiện bản thân, tìm thấy chân lý và có khi ta chứng được Thánh quả.

Một trong những điều nguy hiểm nhất ở con người là ta đánh mất niềm tin nơi con người, nơi những giá trị đạo đức tốt đẹp của cuộc sống. Lúc đó chúng ta sẽ bị giảm sút ít nhiều nghị lực vươn lên, ta suy nghĩ sai lạc, làm những việc sai lầm, tội lỗi, hưởng thụ, sa đọa, mất lý tưởng tu hành. Để khuyên nhau tu hành cầu thoát ly tam giới, Thượng tọa răn nhắc các phật tử rằng “Nơi nào có hình bóng ngôi chùa thì nơi đó chính là quê hương tâm linh”, cho nên: 

Đi đâu có thể một mình, 
Đi chùa thì phải mấy mình cùng đi
Thế gian mê đắm làm chi
Nhìn về cõi Phật, diệu kỳ Như Lai.

Đừng đi tìm hạnh phúc một mình. Thử hỏi, về nơi có Phật, có Pháp, có Tăng - Cái nơi có ánh sáng, có chân lý, có hạnh phúc - Tại sao ta đi một mình? Người đi chùa một mình là hẹp hòi, ích kỷ, ngược lại phải rủ nhiều người cùng đi để mọi người được về với ba ngôi báu. Trong cuộc sống bình thường ta phải đấu tranh vất vả với cái ăn, cái mặc. Và trong cái đấu tranh đó có hơn thua, sân si, giả dối, gạt gẫm nhau và nhiều điều bất toàn thì cần có một nơi cho cuộc đời ta nương náu, cho tâm hồn ta nương tựa, đó là ngôi Tam bảo. Vì vậy ta đừng độc bước với hành trình đi tìm hạnh phúc cao thượng của riêng mình. Tu hành là phải có bạn để cùng nhau uốn nắn, chỉnh đốn, giữ gìn đạo tâm cho nhau.

Trước khi kết thúc bài Pháp thoại, Thượng tọa đã trả lời một số câu hỏi của các phật tử về Bát Chính Đạo, phương pháp hành thiền và một số biểu tượng trong Phật giáo. Qua đó, giúp các phật tử hiểu rõ hơn về đạo Phật, có niềm tin sâu sắc vào Luật Nhân Quả và  tiếp tục tiến tới trên đạo lộ tu hành một cách đúng đắn.

Kế đến, Thượng tọa cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho quê hương Thanh Chương sớm dựng lên được một ngôi chùa mới khang trang để các phật tử có nơi sinh hoạt tu tập, không chỉ vậy hy vọng mỗi làng xã đều có chùa để Phật giáo nơi xứ Nghệ không mất hết dấu tích. Chúng ta thấy cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, sự cởi mở trong chính sách Tôn giáo của Nhà nước thì đạo Phật trong mấy năm qua đã có nhiều khởi sắc. Chùa chiền được trùng tu và xây dựng mới khắp nơi. Các Lễ hội Phật giáo được tổ chức với  hàng vạn người tham dự. Đó là một thực tế không ai có thể phủ nhận được. Hy vọng chùa Ngưu Tử sớm được phục dựng lại như mong đợi của nhân dân phật tử nơi đây

Đồng thời, Thượng tọa cũng mong quý thầy địa phương cố gắng khơi lại nguồn Phật pháp lại cho tâm linh của chúng ta vào đời sống nhân gian, giúp cho nhiều người dân Thanh Chương biết đến Phật pháp, đặc biệt là giới trẻ. Thượng tọa cũng nguyện cầu chư Phật gia hộ cho các phật tử được nhiều may mắn, ấm no, ngày càng hiều sâu về Phật pháp, biết tinh tấn tu hành để giềng mối Phật pháp này truyền đời lại cho con cháu nhiều thế hệ về sau.

Tóm lại, bài Pháp thoại đã tập trung vào ba điều căn bản nhất của đạo Phật để giúp các phật tử tránh hiểu nhầm, dẫn đến việc tu hành lệch lạc, thậm chí rời bỏ đạo Phật. Hiểu được những điều căn bản này, phật tử mới có thể hiểu những điều cao siêu hơn, sâu sắc hơn mà đức Phật truyền lại qua kho tạng kinh điển.

Bên cạnh việc đưa ra những lý luận, Thượng tọa còn dẫn dụ rất nhiều câu chuyện, nhiều học thuyết khoa hoc để chứng minh cho tính đúng đắn của nội dung bài Pháp cũng như đạo Phật, trong đó nêu bậc giá trị của Tam bảo, giá trị của một ngôi chùa và giá trị của đạo Phật trong lòng người dân Việt Nam ta. Từ đó, gieo niềm tin về đạo Phật vào tâm hồn các phật tử, giúp họ biết đến đạo Phật nhiều hơn, biết tu tập tinh tấn hơn, biết gìn giữ đạo Phật trường tồn. Thượng tọa khẳng định “Giữ gìn đạo Phật cũng chính là giữ gìn đạo đức, trí tuệ, tình yêu và những điều tốt đẹp. Đây chính là tài sản quý giá nhất mà ta có thể để lại cho các thế hệ sau.” 
                                                                                                         
Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm