Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/04/2015, 11:09 AM

Bắc Giang: Đúc Đại hồng chung tại chùa Hưng Long, khởi công xây dựng chùa Ích Minh Thượng

Sáng ngày 24/02/Ất Mùi (12/04/2015) tại chùa Hưng Long (thôn Gai, thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam) đã tổ chức Lễ rót đồng đúc Đại hồng chung với sự tham dự của Chư tôn đức tăng, ni và hàng trăm phật tử.

Mọi khâu tổ chức đã được chuẩn bị rất kĩ lưỡng và chỉnh chu. Các sư ni đã chia phật tử ra các ban rất cụ thể: từ ban đón khách, ban tiếp trà đến ban tổ chức... Các dãy ghế đã được các Thầy ở đây xếp rất ngay ngắn nên khách thập phương khi đến đều tìm được chỗ ngồi hợp lý để theo dõi buổi lễ.

Chuông vốn là vật tiêu biểu cho Pháp âm, tuy không phát ra thành lời nói nhưng có thể chuyển tải âm thanh vi diệu của pháp Phật, mà kinh thường gọi là Vô tự chân kinh.

Vì vậy, khi tiếng chuông ngân vang, người ta thường cảm thấy như nghe được pháp Phật đi thẳng vào trong lòng, làm cho họ vơi đi bớt khổ đau buồn phiền, lòng trở nên nhẹ nhàng, thanh thản. Để từ đó, lần sống theo lời Phật dạy, chuyển hóa cuộc sống có ý nghĩa. Sự thấm nhuần Phật pháp ấy đã được thể hiện qua câu: 

“Xây chùa, tô tượng, đúc chuông
Trong ba việc ấy thập phương nên làm”
 
Để một quả chuông thành công thì cần rất nhiều yếu tố. Và một trong những yếu tố quan trọng ấy chính là lượng đồng để đúc cần phải chính xác. Nếu được đúc bởi đồng nguyên chất thì quả chuông ấy sẽ tạo ra một thanh âm rất trầm và vang. Tuy nhiên khi đi các buổi lễ đúc chuông tôi luôn thấy mọi người hay lấy vàng và bạc để cho vào chuông. Theo tôi việc cho vàng và bạc như nhiều người vẫn làm là không đúng. 

Bởi không phải ai cũng biết nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1085 độ C, bạc là 961,8 và của vàng là 1064 độ. Vì nhiệt độ nóng chảy của đồng là lớn nhất nên khi thả vàng và bạc vào thì ngay lập tức bị tan ra và quả chuông khi ấy bị lẫn tạp chất không còn giữ được như ban đầu. Đấy là còn chưa nói đến việc vàng và bạc của nhiều người không phải là đồ thật nên còn chứa rất nhiều các tạp chất khác nhau. Có những chất không phản ứng với đồng sẽ bị gạt bỏ ra thành quả chuông và ảnh hưởng đến âm thanh của tiếng chuông. 
 
Tôi cũng hiểu được ý niệm của nhiều người khi họ làm vậy là mong muốn mình có công đức lớn khi đúc chuông. Nhưng “Tâm xuất Phật biết” – mọi người đã quên mất giáo lý căn bản này. Chỉ cần mang cái tâm chân thành luôn mong muốn mọi việc đều viên mãn thì Đức Phật đã cảm và chứng cho người đó rồi. Ngoài ra việc người dân thả vàng, bạc khi đang đúc chuông sẽ làm mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh khi tiến hành buổi lễ. 

Quả chuông được đúc bởi gia đình ông Vũ Đình Tấn, thôn Cầu Dậm, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Theo tôi được biết ông là một nghệ nhân lâu  năm đã đúc rất nhiều quả chuông với những đường nét tinh xảo. Nhìn cách các con ông là những người thợ trực tiếp đun rồi đổ đồng vào quả chuông tôi thấy được cái tâm của họ trong từng hành động nhỏ nhất. Họ cứ tỉ mỉ, cần mẫn đun rồi đổ lần lượt hai người một. Dưới cái ánh nắng chói gắt của buổi trưa đầu hè, những người thợ ấy cứ đầu trần mà làm việc. Mặc cho cái nóng của nồi nấu đồng cứ bốc lên ngun ngút. Dù đứng xa nhưng tôi cũng có thể cảm nhận được độ sôi “ghê gớm” khi đun nóng đồng. Công việc này không những vất vả mà còn rất nguy hiểm. 

Thế mới biết muốn đúc một quả chuông thành công không phải là việc dễ dàng. Trong lúc đổ đồng các Thầy bắt đầu trì chú. Theo tôi ngoài việc trì chú chúng ta cũng nên niệm Phật. Bởi không phải ai cũng thuộc chú để niệm cùng. Nhất là ở đó tôi thấy người dân họ rất nghèo và chân chất. Nếu mỗi người cùng nhất tâm niệm Phật thì sẽ tạo nên một năng lượng rất lớn. 

Khi nhất tâm niệm Phật vẫn giữ được sự trang nghiêm, thanh tịnh cho buổi lễ vừa giúp mỗi người dân lắng lòng, niệm Phật với lòng chí thành chí kính hướng tới quả chuông. Ai cũng nguyện cầu khi quả chuông được đánh lên sẽ là một tiếng chuông trầm, ấm, vang xa đến hàng ngàn cõi, hàng nghìn đời để ai nghe được cũng thức tỉnh và tìm đến với ánh sáng từ bi của đạo Phật.

“Nghe chuông phiền não tan mây khói
  Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười
  Hơi thở nương chuông về chánh niệm
  Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi”
 
Trong buổi lễ đúc chuông còn có lễ phóng sinh cho hàng nghìn con chim. Những chú chim này đều do các phật tử thuận thành, đã đóng góp tịnh tài để cầu mong cho việc phóng sinh sẽ phần nào giúp quả chuông được thành công.

Ngoài ra còn có rất nhiều người dân khi thấy lễ phóng sinh đã phát tâm đi mua chim hoặc mang những chú chim của nhà mình ra để góp vào buổi lễ. Hoan hỉ thay khi người dân được gieo duyên để biết đến việc phóng sinh. Một người biết đến phóng sinh là cuộc sống thêm một nét bình an.

Diệu Âm Minh Tâm - sinh viên Khoa Quan hệ Công chúng & Quảng cáo, Học viện Báo chí & Tuyên truyền

KHỞI CÔNG XÂY DỰNG CHÙA ÍCH MINH THƯỢNG
Ngày 23/02/Ất Mùi (11/04/2015) tại thôn Đồng Ích, xã Hương Mai, huyện Việt Yên, đãtổ chức lễ đặt đá khởi công xậy dựng chùa Ích Minh Thượng.
 
Đúng 8h00’, sau ba hồi chuông trống bát nhã trầm hùng, cung đón Chư tôn đức Tăng Ni và quý quan khách quang lâm lễ đài để cử hành Đại lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN đánh giá cao sự quan tâm của chính quyền địa phương và đóng góp công sức của Đại đức Thích Pháp Minh, Đại đức Thích Pháp Tuệ trụ trì chùa Ích Minh cũng như Chư tôn đức, tăng ni, phật tử và nhân dân.
 
Ông Nguyễn Văn Kiệm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện đã đánh giá và động viên Giáo hội và toàn thể tăng ni về tham dự chương trình lễ bổ nhiệm trụ trì và khởi công xây dựng chùa Ích Minh Thượng, ông Nguyễn Văn Kiệm mong muốn T.Ư GHPGVN và Phật giáo Bắc Giang trong thời gian tới sẽ giúp đỡ địa phương xây dựng chùa Ích Minh Thượng chóng hoàn thành theo kế hoạch, chúc các phật tử và đạo tràng tại nơi đây luôn luôn tinh tấn tu học và thành tựu trong cuộc sống xây dựng quê hương giầu đẹp.
 
Hoàng Thương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm