Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/07/2016, 08:14 AM

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Chữ Hiếu với những người "nằm xuống"

Các anh – những người chiến sĩ, những người con ưu tú của quê hương đất Việt đã đặt chữ Hiếu của công cha, nghĩa mẹ trong lòng chữ Hiếu với Tổ quốc, non sông. Các anh ra đi để đem lại hòa bình cho đất nước, mang lại hạnh phúc muôn đời cho đất mẹ Việt Nam. 

Ngày hôm nay, khi thế hệ trẻ và đất nước tri ân các anh chính là hoàn thành nguyện ước còn dang dở của các anh để "chữ hiếu được vẹn tròn" trong mạch sống của tâm linh dân tộc.
 
“Ai biết nước non này yên bình
Trong đó biết bao người hy sinh”

("Ai biết" – TT.Thích Chân Quang)

Màu hoa tri ân thắm tình hiếu đạo, tình đồng đội của những người ở lại.

Mỗi người con Phật hiểu rằng, để có được ngày hôm nay, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương và nước mắt. Vẫn còn đó nỗi đau không thể nào nguôi, khi những người cha, người mẹ đã hy sinh khúc ruột của mình cho sự sống còn của đất nước.

Lời thề năm xưa của ông Hoàng Xuân Quảng (anh thương binh 26 năm nuôi mẹ đồng đội): “Nếu chiến tranh kết thúc, tôi còn sống trở về, tôi sẽ chăm sóc mẹ anh như mẹ tôi” cũng là lời thề của biết bao người con đất Việt với vong linh các chiến sĩ đã ngã xuống cho độc lập và hòa bình của dân tộc.

Vu Lan về, nhành hoa trên ngực áo không chỉ nhắc nhở thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà rộng hơn đó là tinh thần tri ân báo ân của dân tộc.

Màu hoa tri ân ấy được họa sĩ Đặng Ái Việt thể hiện bằng những nét vẽ ký họa đầy tình yêu thương những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Dù đã tuổi cao nhưng họa sĩ Đặng Ái Việt vẫn rong ruổi khắp Tổ quốc để vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng với mong muốn hoàn thành tâm nguyện của người chồng quá cố và cũng là để thay những người liệt sĩ tri ân với các đấng sinh thành.
 
Họa sĩ chia sẻ: "Trong quá trình vẽ đó, tôi có được nhiều cái mà không ai có được. Vẽ 1.425 bức, nghĩa là tôi hôn được ngần ấy bà mẹ. Tôi hôn không phải cho riêng tôi, mà hôn giùm cho các liệt sĩ, như một cách tri ân các đấng sinh thành của đồng đội, đồng chí, bạn bè tôi vậy”.

Lời nhắn nhủ của người họa sĩ cũng là lời bài hát "Người mẹ của tôi" của nhạc sĩ Xuân Hồng sẽ mãi vang vọng trong trái tim những người con ở lại:

“Mẹ Việt Nam ơi, mẹ Việt Nam ơi!
Cho con hôn đôi mắt mỏi mòn, 
Cho con soi lại bóng hình con… 
Mẹ Việt Nam ơi, mẹ Việt Nam ơi! 
Xin cám ơn người, người mẹ của tôi… 
Xin cám ơn người, người mẹ của tôi…”.

(“Người mẹ của tôi” - Xuân Hồng)

Không chỉ tấm gương của ông Hoàng Xuân Quảng - người 26 năm nuôi mẹ đồng đội, hay hành trình "Nét vẽ tri ân" của họa sĩ Đặng Ái Việt nhắc nhở chúng ta về việc hiếu nghĩa với những bà mẹ Việt Nam đã hơn một lần chịu mất mát đau thương mà còn biết bao người con trên khắp mọi miền Tổ quốc đã và đang lặng thầm làm tròn chữ "Hiếu" cho những người "nằm xuống".

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà chúng ta phải làm nhiều hơn thế!

Của cho không bằng cách cho, mọi lời nói đều là vô nghĩa nếu chúng ta không có những hành động thiết thực và xuất phát từ tâm thương yêu chân thành để tri ân các mẹ. Nói rõ về điều này, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã nhấn mạnh: “Chúng ta có thể và cần phải làm nhiều hơn thế để báo hiếu các mẹ. Phải làm sao để việc chăm sóc sức khỏe, từ việc lo từng bữa ăn, giấc ngủ của các mẹ, chạy chữa kịp thời khi các mẹ ốm đau, đến việc thường xuyên gần gũi với các mẹ như người thân, không để mẹ nào cô đơn… phải giống như chăm lo cho người thân yêu của mình.”

Vu Lan của những ông bố, bà mẹ mất con!

Đó là trong thời chiến, còn ngày hôm nay khi đất nước đã yên bình vẫn có những người con trung hiếu, mà máu đào của các anh đổ xuống để giành độc lập tự do cho dân tộc, máu các anh đã nhuộm đỏ thêm màu cờ Tổ quốc, làm xanh thêm màu xanh của nước biển, màu xanh tươi thắm của đất trời của Tổ quốc thân yêu.

Dưới những nấm mồ sâu, trong lòng đất lạnh hay giữa mênh mông sóng nước biển trời các anh vẫn canh cánh trong lòng với chữ "Hiếu" chưa được vẹn tròn với mẹ cha. 
Hình minh họa (Nguồn: Internet)
Những ông bố, bà mẹ lặng ngắm di ảnh con trên bàn thờ, hay sụt sùi bên nấm mộ làm lòng ai quặn thắt!

Vu Lan về không phải chỉ có những giọt nước mắt của người con nhớ thương cha mẹ, mà còn biết bao đôi mắt mỏi mòn đã cạn khô dòng lệ nhớ mong con. 

Các anh – những người chiến sĩ, những người con ưu tú của quê hương đất Việt đã đặt chữ Hiếu của công cha, nghĩa mẹ trong lòng chữ Hiếu với Tổ quốc, non sông. Các anh ra đi để đem lại hòa bình cho đất nước, mang lại hạnh phúc muôn đời cho đất mẹ Việt Nam.

"Cha mẹ sinh ra con
Nhưng thân thể con lại thuộc về nơi khác
Đời binh nghiệp có sá chi tên bay đạn lạc
Con có ngã xuống đâu cũng vì ước mong đất nước thanh bình."

("Lời nhắn từ biển sâu" - Nguyễn Văn Chiển)

Ngày hôm nay đây, khi đất nước thanh bình chúng tôi - những người ở lại được cài trên ngực áo bông hoa hồng tươi thắm nhân ngày lễ Vu Lan sẽ luôn nhắc nhở mình về nguyện ước của các anh, về niềm mong mỏi sao cho chữ "Hiếu" được vẹn tròn.

Hồng Yến xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm