Bài học từ bữa cơm chay đầu xuân
Có lẽ, hạnh phúc nhất của mỗi người là khi ta còn đủ đầy cha mẹ, đặc biệt là đối với tôi - người đã hưởng mấy mươi mùa xuân vẫn được còn vui Tết cùng với đấng sinh thành.
Và mỗi khi xuân đến, nếu như bên ngoài trăm hoa đua nhau khoe sắc thì lòng tôi lại càng vui mừng khi được đón xuân mới cùng ba má, cùng gia đình.
Với những người sống xa quê, xa nhà như tôi thì Tết không chỉ là dịp để gia đình đoàn viên, sum họp mà Tết còn là khoảng thời gian để cho mình vui với hiện tại và hoài niệm về những ký ức xa xưa. Bởi vậy, ngày Tết có ý nghĩa thiêng liêng với tôi. Những ngày trong năm, dù có đi đâu và làm gì, dù có thất bại hay thành công thì Tết cũng trở về dưới mái nhà xưa, về với ba má để lắng nghe nhịp thời gian của hạnh phúc.
Má tôi năm nay đã ở tuổi thất thập cổ lai hy. Vậy mà, Tết năm nào má cũng gói bánh tét, làm dưa hành, dưa kiệu rồi các thứ khác để cho con cháu ăn trong những ngày tư ngày Tết. Má lúc nào cũng lo: Tết nhứt đến sợ con cháu về nhà không có gì ăn. Vì vậy, má làm món nào cũng nhiều. Khi các con bảo má đừng làm vì bây giờ ở chợ, siêu thị cái gì cũng có thì má lại nói vui: sao làm bằng má được. Đúng vậy, những món ăn do má làm dù có giản đơn, dù có đạm bạc thì với các con vẫn là ngon nhất, bởi trong từng món ăn có cả tấm lòng của người má miền quê.
Những ngày cuối năm, má bận rộn lắm từ việc đi chợ Tết cho đến việc chế biến các món ăn chuẩn bị cho ngày Tết. Bận rộn là vậy nhưng má vẫn luôn miệng nhắc đến con cháu bằng niềm vui của người mẹ, người bà mong chờ con cháu ở xa về để thưởng thức các món ăn do má nấu. Với tôi, ngày cuối năm dù có tất bật nhưng đó là khoảng thời gian luôn để lại cho chính mình những kỷ niệm đẹp bên gia đình, bên ba má. Mình có cơ hội để phụ má lau lá chuối, gói bánh tét hay canh lửa nồi bánh. Những việc đơn giản nhưng không phải ai cũng có dịp được làm. Hạnh phúc giản đơn vẫn ở quanh ta là thế!
Rồi ngày cuối năm cũng khép lại, khi mọi việc trong nhà đã làm xong, khi đôi bàn tay má không còn bận rộn và khi đó mai vàng trước sân nhà đã tưng bừng khoe sắc, giàn bông giấy ngoài ngõ cũng đã rực rỡ sắc màu. Nếu xuân của đất trời phơi phới, thì xuân của lòng tôi càng hân hoan khi ăn Tết cùng gia đình.
Tết đến đồ ăn thức uống trong nhà ê hề. Thế nhưng, mâm cơm ngày đầu năm mới của gia đình tôi lại vô cùng đặc biệt. Dù bao món ngon được chuẩn bị trước đó nhưng bữa cơm ngày mồng một Tết lại là những món chay. Những món chay được má dọn ra mâm cũng rất đơn giản như chén chao, chén nước tương, dĩa đậu bắp luộc, rồi thêm tô canh hay dĩa dưa hấu. Má không bắt các con phải ăn chay ngày đầu năm như má. Tuy nhiên, khi nhìn mâm cơm chay vô cùng bắt mắt thì chị em chúng tôi đều “tự nguyện” ăn cùng với má. Trong bữa ăn, má thường hay nhắc đến ngoại. Má kể: hồi ngoại còn sống, tết năm nào ngoại cũng đi chùa. Đầu năm ngoại đều ăn chay nên má cũng ăn theo.
Một tháng má ăn chay bốn ngày, còn đối với tôi thì lại không mấy khi ăn chay. Bởi vậy, tôi hỏi má: con nghe người ta nói ăn chay ngày đầu năm là coi như ăn chay cả năm phải không má? Má chỉ nhìn tôi và nở nụ cười hiền dịu: mấy đứa con ăn chay hay ăn mặn cũng được. Quan trọng là mình sống đàng hoàng, không làm hại đến người ta. Nếu thấy giúp đỡ được người khác trong khả năng cho phép thì cứ giúp. Có lẽ, học theo má, nên tôi cũng duy trì việc ăn chay hằng tháng.
Rồi trong bữa cơm ngày đầu xuân, má nhắc lại kỷ niệm của những cái Tết xa xưa. Đó là những cái Tết của gia đình nông dân đông con, nghèo khó và những cái Tết gắn liền với mất mùa, thiếu nợ. Dù ngày xưa, Tết chưa đủ đầy nhưng nhà mình vẫn rộn rã tiếng nói, tiếng cười. Ngày đầu năm mới, má nhắc lại chuyện xưa như muốn dặn các con mình đừng quên những năm tháng gian khó và nghị lực vươn lên để thoát nghèo.
Cái Tết ngày nay tuy đã khá sung túc nhưng chị em chúng tôi đều không quên được kỷ niệm về Tết xưa. Trải qua bao cái Tết nghèo khó, mình lại càng trân quý từng cái Tết của hiện tại. Dẫu bây giờ, chị em chúng tôi chưa thành công như bao người, chưa giàu như bao người nhưng chúng tôi vẫn cố gắng sống tốt như lời dạy của má. Bữa cơm đầu năm luôn để lại trong lòng tôi chút ngậm ngùi nhưng lại ngập tràn hạnh phúc bên gia đình. Và mỗi khi ăn xong bữa cơm cùng với má lòng tôi lại cảm thấy thanh tịnh hơn.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy; địa chỉ: Trường THPT Châu Thành, Quốc lộ 61, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm