Bài kinh: Phật dạy không có gì khổ hơn có thân
Này các Tỳ-kheo, các ông bàn luận chưa cùng tột hết ý nghĩa của chữ khổ. Cái khổ trong đời không gì hơn có thân. Tất cả việc đói khát, nóng bức, sân hận, kinh sợ, sắc dục, oán họa đều do có thân.
Thuở xưa, đức Phật trú tại tinh xá nước Xá-vệ, lúc ấy có bốn vị Tỳ-kheo ngồi dưới một cội cây cùng bàn với nhau:
- Trên đời này, cái gì là khổ nhất?
Một người nói:
- Cái khổ trong đời không gì hơn dâm dục. Một người khác nói:
- Sân hận mới là cái khổ lớn nhất.
Người thứ ba bảo:
- Đói khát là cái khổ lớn nhất.
Người còn lại bảo:
- Kinh sợ mới là cái khổ lớn nhất.
Vì bất đồng ý kiến, họ cứ tranh luận mãi với nhau về ý nghĩa của chữ khổ không dứt. Đức Phật biết được việc này bèn đến đó hỏi:
- Các ông đang tranh luận với nhau về việc gì?
Các Tỳ-kheo liền đứng dậy làm lễ rồi trình bày những điều đang bàn luận.
Đức Phật bảo:
- Này các Tỳ-kheo, các ông bàn luận chưa cùng tột hết ý nghĩa của chữ khổ. Cái khổ trong đời không gì hơn có thân. Tất cả việc đói khát, nóng bức, sân hận, kinh sợ, sắc dục, oán họa đều do có thân. Thân là gốc các khổ, nguồn tai họa. Vì nó mà người ta phải lao tâm mệt trí, lo sợ đủ điều. Vì nó mà chúng sinh trong tam giới xuẩn động tàn hại lẫn nhau. Chấp ngã buộc ràng, sinh tử không dứt đều do nơi thân. Vì vậy, muốn xa lìa được đau khổ trong đời phải cầu tịch diệt. Nếu nhiếp tâm gìn giữ theo đạo chính, không khởi những vọng tưởng sai lầm có thể đạt được Niết-bàn. Đây chính là chỗ vui nhất.
Bấy giờ, đức Thế Tôn liền nói kệ:
Nóng không gì hơn dâm
Độc không gì hơn giận
Khổ không gì hơn thân
Vui, Niết-bàn trên hết.
Không ham mê vui nhỏ
Luận nhỏ và tuệ nhỏ
Xét tìm điều to lớn
Mới được an lạc lớn.
Ta là bậc Thế Tôn
Giải thoát không ưu não
Đi thẳng qua ba cõi
Hàng phục được chúng ma.
Đức Phật nói kệ xong, bảo các Tỳ-kheo:
Cách đây vô số kiếp về thuở quá khứ, có một vị Tỳ-kheo đã đắc ngũ thông tên là Tinh Tấn Lực tu trong núi sâu vắng vẻ. Lúc ấy, có bốn loại chim thú nương theo bên cạnh, nên cũng được an ổn. Đó là bồ câu, quạ, rắn và nai. Bốn con này ban ngày đi kiếm ăn, đêm lại trở về một chỗ. Có một đêm, bốn con mới tự hỏi với nhau:
- Trong đời điều gì là khổ nhất?
Quạ bảo:
- Đói khát là khổ nhất, vì đói khát thân yếu mắt mờ, tinh thần bất an, lao mình vào lưới mà không ngại gươm đao. Chúng tôi sở dĩ mất mạng đều do đây mà ra. Vì vậy nên nói đói khát là khổ nhất.
Chim bồ câu nói:
- Dâm dục là khổ nhất. Sắc dục lừng lẫy che mờ tâm tính. Nó khiến người ta phải bị nguy thân mất mạng.
Rắn bảo:
- Nóng giận là khổ nhất. Ý độc ác vừa dấy khởi thì không kể gì thân sơ, có thể giết người cũng có thể giết mình.
Nai nói:
- Sợ hãi là khổ nhất. Đi trong rừng hoang tâm luôn bất an, sợ gặp sư tử, hổ dữ, sài lang. Hơi nghe động đậy đã phóng mình chạy, có lúc phải sa xuống hố hầm, khiến mẹ con phải bỏ nhau, ruột gan tan nát. Do đó, sợ hãi là khổ nhất.
Vị Tỳ-kheo đó nghe vậy liền bảo với bọn chúng rằng:
- Chỗ các ngươi bàn luận chỉ là ngọn ngành, mà chưa xét đến được cái gốc của khổ. Cái khổ trong đời không gì hơn có thân. Thân là món đồ chứa khổ, lo sợ vô lượng. Ta vì lẽ này mà xả tục học đạo, điều phục vọng tưởng, không tham chấp tứ đại. Muốn chấm dứt gốc khổ phải để tâm nơi Niết-bàn. Đạo Niết-bàn vắng lặng không hình tướng, lo buồn chấm dứt được an vui lớn. Bốn con vật nghe xong, tâm ý mở tỏ.
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Vị Tỳ-kheo ấy chính là ta ngày nay. Bốn con vật thuở đó chính là bốn ông các ngươi. Đời trước, các ông đã từng nghe được ý nghĩa của gốc khổ, sao hôm nay lại còn sai lầm như thế?
Các Tỳ-kheo nghe xong hổ thẹn tự trách, đắc quả A-la-hán ngay trước Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Xem thêm