Băn khoăn về giữ giới thứ ba
Hỏi: Thời gian gần đây tôi có đọc được vài thông tin trên mạng với nội dung cụ thể là, Phật tử thọ giới thứ ba mà sinh hoạt vợ chồng vào 10 ngày ‘trai’ trong tháng, và vào các tháng ‘trai’ trong năm thì phạm tà dâm. Xin hỏi điều ấy đúng không?
Hỏi:
Tôi là Phật tử, thời gian gần đây có đọc được vài thông tin trên mạng với nội dung liên quan đến việc giữ gìn giới thứ ba Không tà dâm của Phật tử.
Cụ thể là, Phật tử thọ giới thứ ba mà sinh hoạt vợ chồng vào 10 ngày ‘trai’ trong tháng, và vào các tháng ‘trai’ trong năm (tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch) thì phạm tà dâm.
Xin hỏi điều ấy đúng không? Mong được hướng dẫn để Phật tử thực hành giữ giới cho đúng, vì khi quy y Tam bảo và trong quá trình học Phật pháp tôi chưa từng nghe những điều này.
Đáp:
Giới thứ ba Không tà dâm có nghĩa chính yếu là chung thủy với người bạn đời của mình. Người Phật tử không quan hệ tình ái với người khác ngoài vợ hoặc chồng của mình (kể cả các loài phi nhân và súc sanh); ngay trong quan hệ vợ chồng cũng phải dựa trên tinh thần tự nguyện, dâng hiến, có chừng mực, hợp thời, phải chỗ. Đại thể, những sự quan hệ nam nữ không được giới luật, luật pháp và luật tục thừa nhận đều được xem là tà dâm.
Đối với những ngày ‘trai’ trong tháng, bao gồm thập trai (mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch), lục trai (mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 âm lịch), tứ trai (mùng 1, 14, 15, 30 âm lịch), nhị trai (mùng 1, 15 âm lịch), thiển nghĩ, chỉ có hai ngày nhị trai (sóc, vọng) Phật tử cần phát tâm trai giới, thanh tịnh thân tâm nên tránh không quan hệ vợ chồng. Ngoài ra, vào những ngày lễ lớn, ngày giỗ cha mẹ, Phật tử cần phát tâm trai giới để vun bồi phước đức.
Cần nói thêm, chữ ‘trai’ đây là trai giới, thanh tịnh thân tâm nhờ giữ giới Bát quan trai, do Phật tử tự giác phát nguyện thọ trì. Tu tập trai giới chủ yếu là do sự phát tâm, được nhiều ngày thì phước đức càng thêm lớn. Còn những ngày ‘trai’ khác và các tháng ‘trai’ khác, nếu Phật tử không phát nguyện thọ trì trai giới thì mọi sinh hoạt đời sống đều bình thường.
Theo Báo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm