Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/06/2023, 14:40 PM

Bàn về: “Phật tức tâm, tâm tức Phật”

“Người ta chỉ hay nói một chiều thuận là Phật tức tâm, tâm tức Phật chớ không ai nói ma quỷ tức tâm, tâm tức ma quỷ. Nếu có ai nêu được câu đó lên tức là đã đánh thức được cơn mê của lớp người muội tính.”

Con người ta là chủ thể của thế gian nhưng mấy ai biết lấy cơ hội được làm người vô cùng quý giá này để tu hành, lấy giới mà trang nghiêm thân, lấy kinh mà y giáo phụng hành để thoát ly sinh tử luân hồi, mau thành Bồ tát Bất thối, thành Phật? Họ cứ mải mê vui chơi trong nhà lửa mà không biết sợ, chẳng biết đường ra.

Người đời thường nói Phật tức tâm, tâm tức Phật mà không hiểu tâm là gì, Phật là gì? Họ đâu biết đó chính là tâm đăng hay là nhiên đăng đó.

Như ngài Thích Thanh Từ đã nói: “Người ta chỉ hay nói một chiều thuận là Phật tức tâm, tâm tức Phật chớ không ai nói ma quỷ tức tâm, tâm tức ma quỷ. Nếu có ai nêu được câu đó lên tức là đã đánh thức được cơn mê của lớp người muội tính.” 

Tại làm sao chỉ nói Phật tức tâm?

21

Đừng hiểu lầm câu "Phật tại tâm"

Phật tức tâm: Đó là nói về bản lai mỗi một chúng sinh đều có tính Phật trong mình và mọi người phải quay về với bản tính Phật của mình.Như trong đạo giáo có nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” cũng chính là nói con người vốn ngay từ những ngày đầu đã có tính thiện rồi. Làm sao con người phải giữ tính bản thiện đó mãi.

Chúng ta biết, là ai cũng có Phật tính ở nơi tâm. Thế mà tại sao trên thế gian này đã có lắm người có những ngôn ngữ, hành động còn tệ hơn ma quỷ hoặc ác thú chốn rừng sâu? Có phải chăng ngọn tâm đăng đã bị đắm chìm quá sâu nơi tâm khảm của lớp người ấy vì tham, sân, si, dục đã cấu thành bức màn vô minh càng ngày càng dày đặc, làm ngọn tâm đăng không thể tỏ rạng ra được? Rồi tất cả những hành động của lớp người ấy hoàn toàn do tham, sân, si, dục và những vọng thức ngự trị làm chủ, dìu dắt họ ư? Người chưa tu hành đã là một nhẽ mà ngay cả khi đã cắt tóc, cạo trọc đầu rồi, mặc áo đắp y đeo tràng hạt ở chùa, khoe có bằng tiến sĩ mà còn giám nói “Phật A Di Đà không có và Tây phương cực lạc nhiều kim loại nên ô nhiễm .v.v…”. Họ cũng chẳng tin nhân quả, mặc sức nói bừa.

Đúng là “Phật tức tâm, tâm tức Phật” nhưng câu nói đó chỉ dành cho những ai thực sự giác ngộ, muốn tự trau nhiếp thân mình từ chỗ chưa hoàn thiện thành hoàn thiện, muốn tu hành để vươn lên từ phàm phu trở thành thiện nhân, rồi lên cao hơn là Thánh nhân và cao hơn nữa là thành Bồ tát, thành Phật.

Cho nên, lời nói ra là Phật tại tâm của nhiều người hay nói chỉ là sự ngụy biện, nói cho qua chuyện rằng tôi cũng biết đạo Phật, nhưng thực ra chẳng biết gì cả, thậm chí vào chùa rồi mà tâm trống rỗng chẳng thấy cái tâm Phật đâu, nó nằm ở tiền, địa vị, công danh, ở cái vui ngũ dục tầm thường v.v…nhưng vẫn nói được câu Phật tức tâm họ hòa lộn giữa người chân tu và người chẳng tu, giữa người tốt và người xấu, giữa vàng và thau, giữa kim cương và đất thó.

Vậy cách tốt nhất để phân biệt là gì? Đó là đem Kinh điển và giới luật nhà Phật mà soi vào thì sẽ thấy hiện nguyên hình là Phật hay là ma giả Phật; là thiện nhân hay ác nhân, là Thánh nhân hay quỷ.

Chúng ta nên biết! Con người có hai mặt tốt và xấu, mặt kia là tâm Phật và mặt trái là tâm ma. Nếu ai giữ giới tự trau nhiếp tâm mình thì tâm Phật hiện bày, tâm ma biến mất nên Phật tức tâm, tâm tức Phật, ta là Phật. Như Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành”.

Còn nếu không giữ gìn tâm này thì tâm ma hiện ra, lúc đó có thể nói rằng: Ma ở tâm này, tâm này là ma. Và dù anh có nói ngụy biện, đắp y gì đi nữa anh vẫn hiện nguyên hình là ma, là quỷ. Hoàn cảnh đó khác gì khi Ngộ Không và Bát-Giới, Sa-Tăng đem kính chiếu yêu về soi mình vào thì thấy mình là con khỉ, con lợn và con rồng đâu? Chỉ khi có thêm chữ Ngộ tức là giác ngộ vào thì tính Phật mới hiện ra. Lúc đó mới thấy mình là Tôn Ngộ Không, là Chư Ngộ Năng, là Sa Ngộ Tĩnh và rồi là chiến đấu thắng Phật, là hoan hỷ Phật, và là Giác A-La-Hán.

Chúng ta là phật tử, biết mình có tính Phật nhưng vì nhiều đời nhiều kiếp bị lòng tham, sân, si, tà tri, tà kiến là những bụi vô minh che lấp tâm Phật kia, nên thành ra phàm phu tục tử, nay học kinh điển Phật, biết hồi đầu, đem giới luật nhà Phật để thực hành trau nhiếp tâm mình, mài chùi bụi vô minh đi. Mỗi ngày một chút, dần dần bụi mờ sẽ hết và tâm Phật đến lúc chẳng còn thì tâm Phật lại hiện ra. Lúc đó, ta mới có thể tự hào mà nói rằng: Phật tức tâm, tâm tức Phật và ta đã thành phật.

Với bất kì ai dù mặc áo lam hay áo nâu, dù đầu cạo hay đầu nhiều tóc, dù mặc áo mầu gì đội mũ cánh chuồn, đao đai gắn ngọc như ý hay áo sợi bông v.v…chúng ta cũng cứ nói lời mà Phật vẫn nói trong kinh Pháp Hoa, phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát là: “Chúng tôi chẳng dám khinh quý ngài, quý ngài rồi sẽ thành Phật.”

Chúng ta hiện tại vẫn là phật tử đang trên con đường tiến tu, trau nhiếp thân mình và cùng chúc nhau tinh tấn tu hành để tâm tức Phật.

Chúc các bạn đồng tu xa gần thân yêu của tôi ai ai cũng sẽ là Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Xem thêm