Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/05/2023, 14:30 PM

Bảy cách lễ Phật mà Phật tử nên biết

Hỏi: Tôi thấy có nhiều tông phái hay ở các chùa, các đạo tràng cách lạy Phật không giống nhau. Vậy xin hỏi là có bao nhiêu cách để Lễ Phật?

Đáp: Trước hết ta phải phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa “Lạy” và “Lễ”. Lạy là nói trên hình thứccủa Thân, được biểu hiện qua hành động đứng lên lạy xuống. Có người thì lạy úp hai bàn tay xuống, có người lai ngửa hai bàn tay lên, có người lại lạy theo ngũ thể đầu địa, người Tây Tạng thì lạy bằng cách nằm ẹp dài xuống đất…Lạy chỉ là một phương tiện rất thấp. 

Lễ không nằm trong phạm vi hạn hẹp của sự đứng lên lạy xuống, mà Lễ là nói chung cho cả Thân và Tâm. Bài viết hôm nay xin chú trọng về “Lễ Phật”. Nếu biết lễ đúng cách thì quý vị cũng có thể đạtđược sự giải thoát Giác Ngộ.  Lễ Phật được chia ra làm 7 cách:

  1. Ngã Mạng Lễ
  2. Cầu Danh Lễ
  3. Thân Tâm Cung Kính Lễ
  4. Phát Trí Thanh Tịnh Lễ
  5. Biến Nhập Pháp Giới Lễ
  6. Chánh Quán Tâm Thành Lễ
  7. Thật Tướng Bình Đẳng Lễ
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ngã Mạng Lễ - Đây là cách hành lễ mà vẫn còn ngã mạng, vẫn còn tự tôn, không có sự thành tâm hay cung kính. Ví dụ như các Tiểu ở chùa bị sư phụ phạt lễ lạy, vì đang bị phạt trong lòng còn đầy sân hận, thân thì lạy theo tiếng chuông, nhưng tâm thì không phục

Cầu Danh Lễ - Đây là cách hành lễ trên hình thức lòe loẹt bên ngoài để cầu danh lợi, để được ngợi khen là sư ông sư bà đúng là chơn tu, chỉ làm ra vẽ bên ngoài khi có khách hay là thập phương bá tánhbổn đạo viến thăm. Nhưng thật chất hàng ngày thì biếng nhác không chuyên tâm cầu đạo. Hoặc là ông A bà B lên chùa thì xâu chuổi đeo đầy mình, lên chánh điện thì chen lấn xô đẩy người này người kia để được đứng trước tượng Phật để lễ lạy để được khen là thành tâm cúng Phật.

Thân Tâm Cung Kính Lễ - Đây là cách hành lễ của những người bình thường, tuy chưa hiểu nhiều về đạo, nhưng đến chùa (hoặc là lạy Phật ở nhà) với lòng tin vào Tam Bảo và khi lễ lạy rất chí thành

Phát Trí Thanh Tịnh Lễ - Đây là cách hành lễ của những người hiểu đạo, biết tư duy học hành theo kinh điển để Trí Tuệ phát sinh. Tuy Thân không có lạy Phật, nhưng phát sinh Trí Tuệ là được kể như là một cách hành lễ

Biến Nhập Pháp Giới Lễ - Đây là cách hành lễ bằng cách mở rộng Tâm mình ra bên ngoài, dẹp bớt những cái trần tướng phiền não bình thường, nhìn cỏ cây hoa lá đâu đâu cũng đẹp, cũng thanh tịnh, lúc này Tâm có được khinh an, nhẹ nhàng, không cần có đối tượng mà Tâm vẫn có được sự an lạc

Chánh Quán Tâm Thành Lễ - Đây là cách hành lễ bằng cách vận dụng tư tưởng trong chánh niệm để tu tập Chỉ và Quán. Chỉ là chặn đứng các Vọng Tưởng, Quán là đặc vấn đề Quán cái gì, như là Quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Quán Bất Tịnh,...

Thật Tướng Bình Đẳng Lễ - Đây là cách hành lễ bằng cách học đạo tư duy nghiên cứu cho đến khi nào không còn chấp ngã, thấy được thật tướng của vạn Pháp là Vô Tướng, thấy được sự vật sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.

Nhìn bằng Đạo Nhãn, 3 cách hành lễ đầu tiên gọi là “Sự Lễ”, là cách hành lễ hạng bét. Vì Sao thế? Vì đấy chỉ là hình thức bên ngoài, bất quá thì chỉ giản gân giản cốt, không đem lại được sự giải thoát Giác Ngộ. Là một người Trí, chúng ta phải xát định rõ ràng, mục đích ra đời của chư Phật là gì? Và tại sao chúng ta lại lễ lạy Phật?

Chư Phật ra đời nhằm mục đích nguyện độ chúng sanh chứ không phải là ngồi để cho quý vị lễ lạy (Phật không còn cái ngã mạng là ngồi để cho quý vị lễ lạy đâu nha). Sở dĩ chúng ta lạy Phật là do lòng kính quý của chúng ta đối với vị thầy của trời người, đã khai sáng cho chúng ta con đường giải thoát, và mỗi lần lễ lạy ông Phật bên ngoài, lại nhắc nhỡ chúng ta rằng, mình còn có ông Phật bên trong, đó là ông Phật Tâm của chính mình. Và làm sao để ông Phật Tâm của chính mình có được giải thoátgiác ngộ, đấy mới thật sự là Lễ Phật và đền đáp công ơn của chư Phật.

Như vậy 4 cách hành lễ sau cùng là hành lễ bằng Tâm (bằng Trí), có thể đưa chúng ta đến giải thoát và giác ngộ. Đấy mới thật sự là lễ Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chân dung người cư sĩ

Kiến thức 10:41 17/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, trong vườn cây bàn. Rồi Mahànàma đi đến đảnh lễ Thế Tôn: - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ?

Trái tim nhân từ

Kiến thức 09:42 17/05/2024

Theo đạo Nho, có năm điều căn bản để bảo vệ tam cương, đó là nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Năm việc này quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ xã hội. Mở đầu là lòng nhân từ, tức tình thương giữa những người đồng loại và cuối cùng là tín, tức niềm tin.

Nhân mùa Phật Đản bàn về tích đản sanh

Kiến thức 09:12 17/05/2024

Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.

Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật

Kiến thức 08:49 17/05/2024

Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.

Xem thêm