Chủ nhật, 23/02/2020, 18:32 PM

Bệnh của Tăng, Ni, Phật tử

Mình thật sự trong sạch rồi chê mọi người nhơ nhớp xấu xa. Tại sao mình trong sạch rồi thấy người nhơ nhớp xấu xa mình chê mà thành bệnh? Lẽ ra mình trong sạch biết mình trong sạch, người khác nhơ nhớp xấu xa mình thấy họ nhơ nhớp, xấu xa, đó là đúng lẽ thật.

 > Tăng ni trẻ và nhiệm vụ hoằng pháp

1. Bệnh thứ nhất

Chính mình không trong sạch mà tưởng mình trong sạch, rồi cho mọi người là bẩn thỉu nhơ nhớp, chỉ có ta là trong sạch thôi. Nếu không trong sạch mà tưởng mình trong sạch, đó là bệnh quá lớn. Tại sao vậy? Bởi vì mình không biết điểm khuyết điểm dở của mình, mà chấp điểm khuyết điểm dở của bạn bè huynh đệ. Như vậy tự mình không sửa được mà chỉ oán trách những người chung quanh.

Bệnh của Tăng, Ni, Phật tử 1

Chính mình không trong sạch mà tưởng mình trong sạch, rồi cho mọi người là bẩn thỉu nhơ nhớp, chỉ có ta là trong sạch thôi. Ảnh minh họa.

Những người mang bệnh này, bản thân đã không tu tiến được, còn làm cho huynh đệ chung quanh sanh ra phiền não. Đó là bệnh rất nặng, rất đáng chê trách. Kinh Phật và chư Tổ thường dạy chúng ta, người tu tại gia hay xuất gia, phải thấy được lỗi của mình và quên lỗi của người khác. Nếu chúng ta không trong sạch mà tự thấy mình trong sạch, đó là không thấy lỗi mình. Đừng thấy lỗi người mà chúng ta cứ thấy người này xấu người kia dở, đó là chúng ta trái hẳn với lời Phật Tổ dạy.

Ai mang bệnh này là một bệnh trầm trọng nhất, khó tiến trên đường tu. Người mang bệnh này có bằng lòng ai đâu! Vì thấy mình trong sạch, mọi người đều xấu, dở, cho nên không bằng lòng ai hết.

Bệnh của Tăng, Ni, Phật tử 2

Mình thật sự trong sạch rồi chê mọi người nhơ nhớp xấu xa. Ảnh minh họa.

2. Bệnh thứ hai

Mình thật sự trong sạch rồi chê mọi người nhơ nhớp xấu xa. Tại sao mình trong sạch rồi thấy người nhơ nhớp xấu xa mình chê mà thành bệnh? Lẽ ra mình trong sạch biết mình trong sạch, người khác nhơ nhớp xấu xa mình thấy họ nhơ nhớp, xấu xa, đó là đúng lẽ thật. Đúng lẽ thật thì đâu gọi đó là bệnh.

Vì sao lại nói là bệnh? Vì khi chúng ta trong sạch, thấy mình trong sạch rồi cho mọi người là nhơ nhớp xấu xa thì chúng ta muốn gần họ hay không? Mình sạch quá mà gần người dơ xấu thì bị nhiễm làm sao! Vì vậy mà không muốn gần ai. Nếu không muốn gần ai thì làm sao mình sống được với người chung quanh. Đó là bệnh. Trên đường tu, chúng ta cố gắng trong sạch bản thân mình rồi thấy mọi người đều nhơ xấu mình muốn tránh.

Bệnh của Tăng, Ni, Phật tử 3

Nếu không hòa được với mọi người thì tự chúng ta khu biệt mình, sống ở giữa rừng người mà giống như ở trong sa mạc.Ảnh minh họa.

Muốn tránh mọi người thì đi đâu đây? Vô núi chăng, vô núi không ở được thì đi đâu nữa? Vô rừng, vô rừng không ở được thì đi đâu nữa? Chẳng lẽ lên mây xanh? Chính vì nhìn thấy người ở mặt xấu xa nhơ nhớp mà chúng ta không thể hòa được với mọi người. Nếu không hòa được với mọi người thì tự chúng ta khu biệt mình, sống ở giữa rừng người mà giống như ở trong sa mạc. Đó là một bệnh trong nhà Phật gọi là bệnh thanh tịnh.

Trích: Hòa Quang Đồng Trần

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Phụ nữ làm gì để mang lại phúc báo cho gia đình?

Góc nhìn Phật tử 08:08 08/03/2025

Ngoài các thiện hạnh bố thí, phóng sinh, người phụ nữ có thể bắt đầu tích lũy công đức cho mình và gia đình từ việc tụng kinh, niệm Phật. Tụng đọc kinh Phật chính là khởi đầu đúng đắn trong cuộc đời, giúp người phụ nữ học cách làm người mẹ tốt, con dâu tốt, người vợ tốt.

Lên chùa ‘sám hối’ dịp cuối năm

Góc nhìn Phật tử 15:09 23/01/2025

Cuối năm, khi nhịp sống dần chậm lại và cái rét se sắt của mùa đông len lỏi qua từng ngõ nhỏ, lòng người bỗng xốn xang những suy tư. Đâu đó trong ký ức, những chuyện đã qua của một năm hiện lên như một cuốn phim tua chậm.

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo