Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/08/2019, 13:12 PM

Bí kíp nấu chay ngon mùa Vu Lan

Ngày nay nhiều người nhận thấy giá trị của việc ăn chay và chọn ăn chay như một thói quen trong chế độ ăn thường ngày của mình. Nhưng, đa phần trong số đó lại loay hoay không biết chế biến làm sao cho đủ dinh dưỡng và ngon miệng. Mùa Vu Lan đang tới, cùng tham khảo một số bí kíp nấu chay nhé!

>>VU LAN

Ngày càng nhiều người nhận thấy giá trị và lợi ích của việc ăn chay và lựa chọn ăn chay như một thói quen trong chế độ ăn thường ngày của mình. Thế nhưng, đa phần trong số đó lại loay hoay không biết chế biến làm sao cho đủ dinh dưỡng và ngon miệng. Mùa Vu Lan đang tới, cùng tham khảo một số bí kíp nấu chay để chúng ta áp dụng trong việc nấu chay mùa Vu Lan nhé!

Gợi ý mâm cỗ chay mùa Vu Lan. Nguồn: internet

Gợi ý mâm cỗ chay mùa Vu Lan. Nguồn: internet

1. Lựa chọn nguyên liệu nấu món chay

Bài liên quan

Nguyên tắc đầu tiên là phải lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Vì dù bạn nấu bất cứ món gì nếu như nguyên liệu không tươi ngon thì dù áp dụng nhiều phương pháp, nhiều gia vị cũng không thể khiến nó trở nên hấp dẫn. Các bạn cũng nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như Kẽm trong đậu, hạt (hạt dẻ, hạt điều); Canxi trong bông cải xanh, cải thìa; Iốt trong muối, rong biển; Sắt trong ngũ cốc thô, trái cây khô, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), đậu hũ; B12 (bổ sung) trong sữa đậu nành, ngũ cốc.

Trong các món chay, để đảm bảo dinh dưỡng bạn cần kết hợp nhiều loại rau củ khác nhau. Chẳng hạn khi nấu nước dùng cho các món súp, canh thì bạn nên sử dụng các loại củ như cà rốt, sắn, su su, mía lau, củ cải muối, lê, củ đậu… Như vậy không những vẫn tạo được độ ngọt tự nhiên mà sẽ khiến món ăn ngon hơn khi chỉ dùng một loại rau củ. Hay như món xào cần kết hợp linh hoạt nấm, đậu, vài thứ rau hoặc củ…

Rau của phải đảm bảo tươi.

Rau của phải đảm bảo tươi.

Để tạo cảm giác trong ăn uống bạn nên sử dụng những thực phẩm hơi dai. Điều này vừa đem lại cảm giác no lâu, vừa làm cho người ăn hứng thú hơn, bao gồm mì căn, đậu hũ chiên, nấm, các loại đậu, măng khô, ngũ cốc nguyên hạt.

2. Gia vị và nêm nếm trong món chay

Đối với món chay bí quyết nấu ngon nằm ở việc giữ được sự thanh đạm và tươi ngon của thực phẩm. Chính vì thế hầu như món ăn chay chỉ sử dụng các loại gia vị cơ bản như muối, đường, bột ngọt, nước tương… Để món ăn không bị đơn điệu và có màu sắc bắt mắt bạn nên sử dụng thêm một số gia vị như: dầu mè, chao, bột cà ri… Chúng ta cũng có thể lựa chọn gia vị tạo mùi có nguồn gốc thực vật từ thiên nhiên như bột cà-ri, bột ngũ vị hương, bột quế, tương bần, sả, ớt, tiêu. Những loại rau thơm cũng trở thành 1 phần không thể thiếu tạo nên hương vị hấp dẫn của món ăn chay. Ngoài ra, khi nêm nếm món chay, chúng ta cũng nên sử dụng gia vị có liều lượng vừa phải, không quá gắt, nhất là các vị cay và chua. Biết cách sử dụng hài hòa những nguyên liệu từ thiên nhiên này sẽ giúp người ăn thêm ngon miệng, không khác hương vị các món ăn mặn.

Gợi ý một số gia vị khi nấu món chay. Nguồn: Internet

Gợi ý một số gia vị khi nấu món chay. Nguồn: Internet

3. Những lưu ý khi nấu món chay

Bài liên quan

Không ướp thực phẩm quá lâu: ướp là phương pháp giúp cho món ăn thêm đậm đà, nhưng lưu ý rằng thời gian ướp không quá lâu, bởi đồ chay chủ yếu là những nguyên liệu từ rau củ, nếu bạn ướp quá lâu sẽ khiến thực phẩm dễ bị “oxy hóa” và giảm mất độ tươi ngon.

Tránh nấu quá chín: Thực phẩm từ rau củ thường chứa rất nhiều vitamin vì vậy ninh lâu dễ khiến một số chất bị bay hơi hoặc chuyển hóa. Vì vậy, nên nấu chín tới nhất là với các món luộc hay xào.

Hạn chế sử dụng nhiều chất béo: Chất béo nhiều không những làm mất cân đối về dinh dưỡng, mà còn làm thực phẩm mất đi hương vị thơm ngon vốn có. Vì vậy, trong nấu ăn nhất là khi chế biến thực phẩm chay ta không nên lạm dụng nhiều chất béo.

Biết được những nguyên tắc cơ bản trên bạn có thể tự tin hơn khi chuẩn bị mâm cỗ chay cho mùa Vu Lan tại nhà. Điều quan trọng là chúng ta cần linh hoạt, nhạy bén trong việc áp dụng, thực hành để các món ăn luôn được tươi ngon và hợp khẩu vị gia đình. Chúc các bạn thành công!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm