Thứ, 01/06/2020, 10:27 AM

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát là hình ảnh một tay cầm bình thanh tịnh chứa cam lồ và một tay cầm nhành dương để tưới xuống thế gian mà trong kinh Phổ Môn có câu: “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”.

Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm

Trong một năm có ba ngày vía Quan Âm là 19/02 ÂL, 19/06 ÂL, 19/09 ÂL. Mỗi ngày vía có một ý nghĩa riêng. Cụ thể là:

- 19/02: Kỷ niệm ngày Bồ Tát Quan Thế Âm đản sinh.- 19/06: Kỷ niệm ngày Bồ Tát Quan Thế Âm thành đạo.- 19/09: Kỷ niệm ngày Bồ Tát Quan Thế Âm xuất gia.

Về sự ra đời của Bồ Tát Quan Thế Âm, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có kể trong kinh Bi Hoa rằng:

"Vào thời quá khứ lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai, vua và thái tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sinh.

Khởi đầu, đức vua và thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sinh. Ngài liền thành Phật, hiệu là A Di Đà, chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Thái tử với công hạnh tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là Quán Thế Âm cùng với Phật A Di đà tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực Lạc”.

Quán Thế Âm Bồ Tát không chỉ là một trong Tam Thánh ở cõi nước Tây Phương mà Ngài có cơ duyên rất lớn với cõi Ta Bà của chúng ta. Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Phật Thích Ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm: “Vị Bồ Tát này khi nghe âm thanh của chúng sinh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát”.

Trong kinh, đức Phật gọi Quan Âm là “thiện nam tử”. Nhưng chúng ta thường thấy hình ảnh Ngài là một vị nữ nhân mặc áo trắng. Không ít người vẫn đang thắc mắc: Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Đức Phật nói rằng Quan Thế Âm cứu khổ chúng sinh bằng cách hóa thân thành 32 tướng khác nhau để tùy ứng với hoàn cảnh. Ngài có thể là: thân Phật, Bích Chi, Thinh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, tiểu vương, trưởng giả, cư sĩ, tể quan, Bà-la–môn, tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, phụ nữ, đồng nam, đồng nữ, thiên, long, dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân Thần chấp Kim Cang.

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát là hình ảnh một tay cầm bình thanh tịnh chứa cam lồ và một tay cầm nhành dương để tưới xuống thế gian mà trong kinh Phổ Môn có câu: “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”.

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát là hình ảnh một tay cầm bình thanh tịnh chứa cam lồ và một tay cầm nhành dương để tưới xuống thế gian mà trong kinh Phổ Môn có câu: “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”.

Biểu tượng nhành dương liễu với ý nghĩa giáo lý tùy duyên bất biến

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát là hình ảnh một tay cầm bình thanh tịnh chứa cam lồ và một tay cầm nhành dương để tưới xuống thế gian mà trong kinh Phổ Môn có câu: “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”.

Bình thanh tịnh biểu hiện cho sự giới đức vẹn toàn. Một người giữ được giới đức sẽ cảm thấy luôn an lạc và không điều gì gây phiền não, bận tâm. Chính vì tâm hồn thanh tịnh an lạc mới chứa được nước cam lồ – một loại nước thanh mát, ngọt ngào, đó là lòng từ bi. Lòng từ bi là tấm lòng vị tha, luôn thực hiện sứ mệnh mang đến hạnh phúc, an lạc cho tất cả chúng sinh, không chỉ riêng ở loài người nhưng không sợ bất kỳ trở ngại nào. Nhưng lòng từ bi đó sẽ không phát huy tác dụng nếu được trang trải khắp mọi nơi. Vì thế cần được rưới bằng nhành dương liễu. Nhành dương liễu thì mềm mại nhưng không bị gãy.

Do đó, lòng từ bi được nuôi dưỡng từ những ai biết giữ giới đức và biết nhẫn nhục. Nếu không nhẫn nhục thì từ bi rất khó được phát huy triệt để. Lấy ví dụ như vào những ngày lễ lớn, chúng ta thường phát tâm Bố Tát mang gạo bố thí cho những người nghèo. Một số người nghèo lợi dụng đó mà kêu người thân đến lấy, thành ra một gia đình được nhận rất nhiều gạo. Cuối cùng những người phía sau chờ rất lâu nhưng không có. Họ tức chửi mình. Nếu như chúng ta không biết nhẫn nhục cho qua thì rất dễ sinh tâm tức giận và bất mãn công việc thiện lành này bởi phát tâm từ mà lại bị chửi.

Hình ảnh Quán Âm Thị Kính, hóa thân của Đức Quan Âm Bồ Tát cũng là một minh chứng về lòng nhẫn nhục và đại bi khi bị hàm oan đến ba lần nhưng không thanh bạch. Lần hàm oan cuối cùng đó là bị gán vào tội phạm giới luật khi có con với Thị Mầu. Nhưng vì khi ấy, Kính Tâm (tên của Bồ Tát khi tu) vì nhất quyết giữ một lòng với đạo Pháp, không muốn bị phát hiện là thân nữ nhi (vì xã hội bấy giờ không có chùa cho nữ đi tu) nên đã âm thầm chịu đựng oan trái. Lòng từ bi thể hiện khi Ngài cố gắng nhẫn nhục, chịu mọi tai tiếng để nuôi đứa trẻ không phải con mình, nhất quyết không vì lòng sĩ diện, sự trong sạch của bản thân mà bỏ rơi một đứa trẻ. Câu chuyên đó cho thấy nếu không có lòng nhẫn nhục thì từ bi không được trọn vẹn.

Chúng ta nên làm gì vào ngày lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát?

Luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người nghèo khổ, khó khăn. Nhẫn nhục với những hành động, lời nói không tốt từ bên ngoài dành cho bản thân.

Luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người nghèo khổ, khó khăn. Nhẫn nhục với những hành động, lời nói không tốt từ bên ngoài dành cho bản thân.

Cảm nhận về Đức Phật Quan Âm và phẩm Phổ môn

Trong cuộc sống, ít nhiều gì chúng ta cũng được Quán Thế Âm cứu giúp nhưng không biết. Bởi những vị Bồ Tát thường bố thí ba la mật, nghĩa là bố thí mà không cho ai biết mình bố thí và không nghĩ mình đang bố thí. Vì thế, nhân ngày đản sinh Đức Quan Thế Âm, chúng ta phải tưởng nhớ công đức của Ngài, nhớ ơn hạnh nguyện sâu rộng của Ngài mà có thể dâng lên những bó hoa, những loại trái cây tươi tốt hoặc chỉ bằng một tấm lòng thành kính qua sự cúi lạy.

Không dừng lại ở đó, chúng ta còn phải nhớ đến hạnh từ bi, hạnh nhẫn nhục của Ngài mà noi gương, áp dụng trong cuộc sống. Luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người nghèo khổ, khó khăn. Nhẫn nhục với những hành động, lời nói không tốt từ bên ngoài dành cho bản thân. Dù còn là phàm phu đầy rẫy sự tham, sân, si nhưng chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ. Như giúp một cụ già qua đường, cho một ít tiền lẻ, món ăn đến những người ăn xin, khuyên nhủ những người đang đau khổ, phiền muộn. Thay lòng tức giận hay những lời nói không tốt bằng câu niệm Phật trước những lời nói xấu, không đúng sự thật từ người khác. Mỗi ngày tập một chút, chúng ta sẽ cảm thấy tâm tính nhẹ nhàng và bình an, không cố chấp với lý sự ở đời và tự hào là một người con Phật chân chính. Đó chính là hạt giống Bồ Tát đã nảy nở trong lòng chúng ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm