Cảm ứng Bồ Tát Địa Tạng cứu khổ
Đức Phật dạy: “Nghiệp chiêu cảm là nhân, kết thành quả khổ của con người”. Trước kia tôi có nghe lão pháp sư Đoan Kim giảng: “Con người, giống như một mảnh vải trắng tinh, bị một vết mực đen làm dơ bẩn, bây giờ phải làm sao đây, chỉ còn cách từ từ tẩy giặt nó đi, như vậy mới sạch được.
Sự khác biệt giữa đức Bồ tát Địa Tạng Vương và Bồ Tát Mục Kiền Liên
Có một thời gian, người ta gọi tôi là tiên vui vẻ, ở trường học mọi người gọi tôi là “giáo viên bình thản”. Bởi ở trong bất kì hoàn cảnh nào tôi cũng đủ khả năng vui cười, nói năng. Cuộc sống vui vẻ không lo không buồn, giống như chú chim bay giữa bầu trời bao la, làm gì có ưu sầu khổ não? Song càng về già, cuộc sống cho tôi kinh nghiệm quí giá, đó là “thế gian này vui ít khổ nhiều”. Nếu không có khổ, vì sao lại lăn lộn dưới đất khóc lóc thảm thiết? Đây là trạng thái dễ thấy nhất của khổ. Đức Phật dạy: “Nghiệp chiêu cảm là nhân, kết thành quả khổ của con người”.
Trước kia tôi có nghe lão pháp sư Đoan Kim giảng: “Con người, giống như một mảnh vải trắng tinh, bị một vết mực đen làm dơ bẩn, bây giờ phải làm sao đây, chỉ còn cách từ từ tẩy giặt nó đi, như vậy mới sạch được. Do đó, cần phải thường xuyên trì niệm thánh hiệu Phật. Đức Phật thương xót hết thảy chúng sinh, chuyển hóa tâm tính tội ác của con người dần trở nên tốt lành, thanh tịnh, như thế mới có khả năng lìa xa khổ não”.
Vào khoảng giữa tháng 08 năm ngoái, con tôi dẫn bạn của mình là bác sĩ Lí về thăm, nhân dịp đó tôi hỏi cậu ta:
Không hiểu sao cổ của bác đôi lúc có cảm giác như không thể hít thở được, có khi ngay cả một chút nước cũng uống không trôi, ấy là lí do tại làm sao cháu có thể giúp bác được không?
Bác sĩ Lí kiểm tra tỉ mỉ, rồi nói:
Ở đây không có dụng cụ khám, tốt nhất bác đến bệnh viện xét nghiệm.Tôi theo lời bác sĩ Lí, lập tức đến bệnh viện Sùng Hoa, nhờ vị bác sĩ kì cựu Dương Mai khám. Một lúc lâu, ông bảo:
Các bộ phận đều hết sức bình thường, còn cái cổ phải chụp X-Quang mới có thể khẳng định được.Tôi chụp xong X-Quang đem đến cho bác sĩ Dương xem, ông rất đỗi kinh ngạc:
Ôi! Sao lại thế, giữa khí quản và thực quản mọc ra một mụt gì đó không rõ.Ba vị bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu kĩ lưỡng, cuối cùng họ quyết định không phẫu thuật không được. Tôi vừa nghe nói đến phẫu thuật, không khỏi sợ hãi! Nghĩ mình đã bước sang tuổi 60, lại phải phẫu thuật, thật không nên, rủi có chuyện gì bất trắc thì sao. Tôi lập tức trở về nói chuyện này với các con. Cô con gái nói:
Bất luận thế nào cũng phải thông báo cho các chị em con biết.
Các con tôi quyết định nghe theo bác sĩ phẫu thuật. Không thể thoái thác, đành phải nghe theo sự sắp đặt của chúng. Ngày cô con gái về, nó quyết định đưa tôi vào bệnh viện ngay, các bác sĩ lại làm một số thủ tục khác. Đúng 9 giờ sáng, tôi vào phòng mổ, bắt đầu bước vào cửa chết. Chịu trách nhiệm ca phẫu thuật đó có 5 vị bác sĩ và 2 cô y tá, họ bảo tôi nằm lên cái giường lạnh, tay chân đều cứng đờ, muốn động đậy một chút cũng không được, tôi nhắm kín mắt, thầm niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát. Đến 9 giờ 15 bác sĩ Hermosisima đến, chích một mũi thuốc mê, tôi bắt đầu đi sâu vào giấc ngủ.
Hành trì kinh Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện
Bác sĩ Hermosisima mổ xong, cẩn thận cắt khối u đó ra. Nghe nói trải qua hơn bốn giờ đồng hồ mới hoàn thành, vết mổ dài hơn 7 tấc. Dần dần tôi tỉnh lại, mở mắt thấy mình nằm trong phòng hồi sức, con cái và bạn bè thân thích đứng ngồi xung quanh. Tôi thở dài một hơi, thật cảm khái vạn phần lại trải qua một đời. Muốn mở miệng nói chuyện nhưng nói không ra lời, chỉ gật đầu cảm tạ và rơi lệ. Con gái đứng bên cạnh an ủi, bảo cố gắng tịnh dưỡng. Lúc ấy tôi mới biết yết hầu mình có một cái lỗ, dùng một cái ống nhỏ bằng kim loại nhét vào trong lỗ đó để giúp thở, khó chịu vô cùng. Bác sĩ nói: “Sau khi phẫu thuật có khi cảm thấy rất khó chịu, dễ nổi cáu, nhưng phải cố vượt qua”. Nhờ con cái cẩn thận, tận tâm chăm sóc, tôi ngủ một giấc đến sáng. Trong suốt thời gian nằm viện, lúc nào cũng được bác sĩ và con cái luân phiên chăm sóc.
Sáng sớm ngày 18, bác sĩ Dương đi kiểm tra bệnh nhân, đến phòng của tôi, ông nói:
Cuộc phẫu thuật của bác như vậy rất thuận lợi, xem như thành công lớn, nhưng cũng phải nói bác rất dũng cảm đấy, chỉ cần tịnh dưỡng ít hôm sẽ khỏe ngay thôi.Nghe thế, tôi chẳng còn lời nào nói, vả lại có muốn nói cũng không được, chỉ mỉm cười gượng gạo. Trong thời gian nằm viện, tôi còn được sự quan tâm, thăm hỏi của pháp sư Duy Từ, tiên sinh Thẩm Thần Phụ ở Thánh Tâm trung học, bạn bè cùng thiện hữu tri thức của hội Phật giáo. Trước tấm chân tình của họ, tôi cảm động và hổ thẹn vô cùng. Cô bạn hiện ở Đài Loan gửi thư sang an ủi động viên, cô ấy mời khi nào khỏe hẳn sang Đài Loan thăm chơi một chuyến, tôi rất vui và nhận lời mời của cô. Từ lâu tôi đã có nguyện vọng lớn nhất của đời mình, đó là được đến nội viện Di-lặc tận mắt chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường tôn dung kim thân đại sư Từ Hàng. Sau tám ngày, bác sĩ đồng ý cho tôi xuất viện về nhà tịnh dưỡng, nhưng vẫn phải đến bệnh viện chữa trị bằng điện tiếp tục theo dõi. Bác sĩ Canoy của bệnh viện này rất nhiệt tâm, khám hết sức kĩ, ông nói:
Tốt nhất nên đi xét nghiệm thêm một lần nữa.Tôi đi chụp X-Quang, thử máu… Có kết quả thử nghiệm, lại tiếp tục điều trị liên tục hai mươi ngày ở bệnh viện chữa trị bằng điện, ngày nào cũng chữa trị, không được gián đoạn. Mỗi ngày đúng 8 giờ sáng con gái đưa đi chữa trị; còn nhớ, đến ngày thứ 10 thì thân thể ốm yếu, tinh thần mệt mỏi, tứ chi bải hoải, yết hầu nóng ran, chẳng uống được giọt nước, sức cùng lực kiệt, không thể duy trì được nữa, tôi nằm mê man như người chết, thân thể như cây khô giữa trời tuyết lạnh. Mọi người lo lắng vô cùng. Tôi không muốn chữa trị bằng điện nữa, nhưng hai vị bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện không đồng ý. Bây giờ bỏ ngang, công lao bấy lâu nay há chẳng phải đổ sông đổ biển hết sao? Họ nghiên cứu, bắt đầu chích thuốc bổ trợ sức, nhờ đó mới có thể tiếp tục chữa trị đến 20 lần. Nỗi thống khổ, đau đớn ấy không nói được bằng lời!
Ngày này qua ngày khác, “không biết đến bao giờ cái ống bằng kim loại mới được lấy ra khỏi yết hầu của mình?” Đây là câu hỏi luôn xuất hiện trong đầu tôi. Thời gian đã hơn 5 tháng, bác sĩ nói vẫn chưa lấy ra được, càng nghĩ càng buồn lo. Rốt cuộc đến bao giờ mới thoát khỏi món nợ “cổ mang ống kim loại” này? Hết sức lo lắng! Trong những ngày lo lắng sầu muộn ấy, tôi chỉ còn cách kiền thành chí thiết cầu nguyện đức Như Lai từ bi thương xót cứu độ tội chướng mình đã gây tạo.
Buổi sáng ngày 20 tháng Giêng, đang ngồi trên ghế nhắm mắt trì tụng chú Chuẩn-đề, bỗng nghe có tiếng người nói với mình:
- Xin đừng lo lắng! Nghiệp xấu ác con gây tạo vẫn chưa tiêu trừ.
Tôi kinh hoảng mở mắt. A! Bồ tát Địa Tạng! Chốc lát, không thấy Bồ-tát đâu nữa. Tôi liền lên bàn Phật, quì chí thành sám hối với Bồ-tát, nguyện Ngài từ bi thương xót cứu độ nghiệp chướng của mình. Tôi phát tâm tụng trì 10 bộ kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện, kì cầu Bồ-tát giải trừ túc nghiệp đã gây.
Ngày 26 tháng Giêng bắt đầu tụng. Thật linh ứng, mới tụng được 5 bộ, ống kim loại giúp hô hấp được lấy ra. Lúc bác sĩ lấy cái ống ấy ra, tôi hết sức lo lắng, tâm lí lo sợ tràn ngập cả tâm, thật khó diễn tả bằng ngôn ngữ! Đến ngày 01.02, tôi đến chùa Định Tuệ, được pháp sư Duy Từ thay tôi đối trước Phật cầu nguyện hồi hướng, nhờ đó vết thương lành rất mau. Từ đó về sau, sáng nào cũng đảnh lễ Bồ-tát Địa Tạng, cảm tạ ân điển cứu khổ cứu nạn của Ngài, mỗi lần lễ lạy là mỗi lần tràn ngập niềm an vui và hạnh phúc!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm