Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/12/2023, 09:50 AM

Bồ tát Quán Thế Âm là nam giới?

Hỏi: Tôi thường thấy tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm được thờ phụng là thân nữ giới nhưng tôi cũng nghe nói Ngài là nam giới, đúng không?

Bồ-tát Quán Thế Âm.

Bồ-tát Quán Thế Âm.

Đáp: 

Về Bồ tát Quán Thế Âm, đa phần tôn tượng của Ngài được thờ phụng dưới dạng nữ thân. Vì trong tâm thức của mọi người, ngài là người Mẹ hiền, thường che chở và gia hộ cho chúng sanh, nhất là trong những lúc nguy khốn.

Kinh Bi Hoa dạy rằng: Về thời quá khứ, ngài Quán Thế Âm là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Lúc bấy giờ có Đức Bảo Tạng Như Lai ra đời giáo hóa chúng sinh. Sau vua và thái tử xuất gia, vua Vô Tránh Niệm thành Phật, làm giáo chủ cõi Cực lạc, lấy hiệu A Di Đà. Thái tử công hạnh trọn đủ, cũng sanh về cõi ấy thành Bồ tát Quán Thế Âm. Ngoài việc thường trợ hoá cho Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh về Tây phương Cực lạc, Ngài còn phát bi nguyện cứu khổ, cứu nạn cho tất cả chúng sanh nếu họ thành tâm niệm danh hiệu của Ngài.

Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ môn, Bồ tát Quán Thế Âm có thần lực tự tại, có khả năng ứng hiện vô số thân để cứu độ chúng sanh. Ngài có thể hiện thân Phật, Duyên giác, Thanh văn, Phạm vương, Đế thích, Sa môn, Trưởng giả, Cư sỹ, Phụ nữ, Trời và Thần v.v… để thực thi bi nguyện, làm lợi ích chúng hữu tình.Như vậy, không nhất thiết Ngài chỉ thị hiện nữ thân mà là vô số thân. Nhưng do niềm tịnh tín của các dân tộc vùng Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì hình ảnh người Mẹ hiền thương chúng sanh như con đỏ, thường che chở, gia hộ và tưới mát những tâm hồn khổ đau của Ngài rất được quần chúng nhân dân ngưỡng mộ và tôn thờ.

Vì vậy, tượng Ngài được thờ phụng khắp nơi đa phần là thân nữ. Tuy nhiên, một vài ngôi chùa ở miền Bắc và Trung Quốc, tôn tượng của Ngài được thờ phụng là thân nam.

Bồ tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát đã thân chứng và thể nhập Pháp thân. Khi đã an trụ trong Pháp thân cố nhiên siêu việt danh sắc, nam nữ, sanh diệt… vì thực tướng vốn là vô tướng.

Do đó, không thể đặt vấn đề “nam hay nữ” đối với những vị đã thể nhập Pháp thân. Về phương diện Ứng hoá thân, thì như đã trình bày, tuỳ theo hoàn cảnh , điều kiện và chủng loại chúng sanh để Bồ tát thị hiện thân tương ứng mà cứu độ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Xem thêm