Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/11/2023, 11:00 AM

Học hạnh Bồ tát Quan Thế Âm trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Mọi người ở trong cùng một cộng nghiệp, tất cả đi như một dòng sông trở về với sự giác ngộ. Các Phật tử sẽ trở thành hoằng pháp viên một cách chủ động hơn, trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quan Thế Âm trong cuộc sống.

Điều 1. Hạnh tiếp biến văn hóa

Bồ tát Quan Thế Âm phát nguyện sẵn sàng vận dụng 32 ứng thân để giúp cho những người chưa có duyên với Phật giáo lần lượt trở thành người tu tập, phát triển đạo đức để trở thành các vị thánh và sau này sẽ thành Phật. Quả của việc độ sinh sẽ trở thành thước đo quan trọng, theo đó Bồ tát Quan Thế Âm vận dụng để hóa thân thành. Bồ tát Quan Thế Âm sẵn sàng đóng nhiều vai khác nhau để có cơ hội cất tiếng nói Phật pháp, dẫn dắt chúng sinh quay trở về với Phật pháp.

Học hạnh tiếp biến văn hóa này, mỗi người Phật tử phải đóng nhiều vai khác nhau, ở nơi nào đóng đúng vai đó, uyển chuyển để không đóng nhầm vai ở những không gian và thời gian khác nhau. Mỗi vai thể hiện một vai trò với một mục đích, sứ mệnh nhất định. Bằng phương pháp này chúng ta có mặt ở mọi nẻo đường, mọi ngành nghề để hướng dẫn người thân, bạn bè quay trở về với đạo Phật, tạo ra quyến thuộc bồ đề của nhau, chứ không chỉ đơn thuần là nhóm huyết thống trong gia đình.

Mọi người ở trong cùng một cộng nghiệp, tất cả đi như một dòng sông trở về với sự giác ngộ. Làm được điều đó, các Phật tử sẽ trở thành hoằng pháp viên một cách chủ động hơn, trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quan Thế Âm trong cuộc sống. Mỗi vai chúng ta gánh vác đều mang lại lợi ích cho người và cho nhân sinh.

Cảm niệm Bồ tát Quán Thế Âm

387051249_3545121015741632_8441827148803793679_n

Điều 2. Hạnh lắng nghe

Bồ tát Quan Thế Âm nổi tiếng là Bồ tát từ bi. Để cho tâm từ bi và hạnh từ bi chắp cánh bay cao, bay xa thì đầu tiên người quan sát và lắng nghe những âm thanh đau khổ của cuộc đời phải có kỹ năng xử lý cảm xúc để tâm ta không trầm xuống vì không giải tỏa được những gì được nghe. Bồ tát Quan Thế Âm khi nghe sẽ giải tỏa được những ức chế tâm lý đó, nghe không phán xét, không liên minh với người đang khổ đau vì như thế sẽ bị giới hạn vai trò của mình; hiểu một cách trung lập nguyên nhân khổ đau để tư vấn cho họ thoát khỏi cơn bế tắc. Muốn vậy, chúng ta phải phát triển năng lượng từ (ban vui) và bi (cứu khổ), mang lại hạnh phúc, nụ cười cho những người chúng ta đang giúp đỡ. Giúp họ nhổ lên, cắt đứt được khổ đau qua việc tìm nguyên các vấn nạn đang gặp phải.

Mỗi Phật tử tại gia đóng thêm vai trò mới trở thành bác sĩ về nỗi khổ, niềm đau của bạn bè, người thân. Tuyệt đối không đổ dầu vào lửa khổ đau nữa, mà hướng dẫn họ không than phiền, không tiếp tục phóng thích khổ đau bằng miệng vì mỗi lần chia sẻ là vô tình hâm nóng khổ đau thêm một lần nữa. Nghe ít và tìm giải pháp một cách hiệu quả. Hạnh lắng nghe sẽ giúp chúng ta thiết lập nhịp cầu cảm thông, giao lưu, gắn kết để giải phóng, thoát khỏi khổ đau.

Điều 3. Hạnh mang niềm vui không sợ hãi

Trong Kinh Diệu pháp Liên hoa, Bồ tát Quan Thế Âm còn được gọi là “Thí vô úy giả”, người ban tặng niềm vui không sợ hãi cho mọi người. Phật giáo nhấn mạnh đến kết quả độ sinh, ban tặng niềm vui không sợ hãi sau khi nhập thế. Chiếc chìa khóa mà Bồ tát Quan Thế Âm mang đến và tặng cho chúng ta chính là trí tuệ. Phát triển trí tuệ, chúng ta sẽ không còn sợ hãi nữa. 

Bằng trí tuệ chúng ta sẽ giải phóng được nỗi sợ hãi mê tín về năm, tháng, ngày, giờ... Nên nhớ, mọi thứ trong đời diễn ra theo luật nhân duyên quả tương tác lẫn nhau, đối lập và loại trừ nhau. Nắm được mỗi quy luật vận hành, theo đó chúng ta đầu tư phát triển. 

Phát triển trí tuệ, đem niềm vui không sợ hãi đến với người thân, chúng ta vẫn tiếp tục phát tâm bố thí, cúng dường, mang tâm đại từ, đại bi lớn đến với mọi người, lúc đó chúng ta sẽ trở thành Bồ tát Quan Thế Âm trong đời thường. Ban tặng niềm vui không sợ hãi phải dùng trí tuệ soi sáng nhân quả, không để nỗi sợ hãi chi phối cuộc đời. Do vậy, chúng ta phải tu tập nhiều hơn, nắm được quy luật nhân quả, thản nhiên hơn trước mọi biến cố cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Kiến thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Kiến thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Phước huệ song tu

Kiến thức 14:14 30/04/2024

Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang thì dễ làm hơn. Chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo.

Xem thêm