Thứ tư, 14/08/2019, 17:36 PM

Những vị Bồ Tát phổ biến trong Phật giáo

Mỗi vị Bồ tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy. Hãy cùng Phatgiao.org.vn tìm hiểu tên gọi và hình tượng của những vị Bồ tát thường gặp.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

1. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.

Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.

Bồ Tát  Văn Thù Sư Lợi tiếng Phạn gọi là Mạn Thù Sư Lợi (Manjushri) dịch là Diệu Cát Tường, Diệu Âm, Phổ Thư, Nhu Thư, Kính Thư… trong Hiển giáo thường cùng với Phổ Hiển Bồ Tát thành đôi, thường thị giả bên tả và bên hữu Phật Thích Ca Mâu Ni, chuyên giữ Môn Trí Tuệ.

Trong hàng Bồ Tát Ngài thường được xưng là trí tuệ đệ nhất. Y theo Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh: Phần bản Đức Văn Thù xưa là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật cũng gọi là Văn Thù Phật, mật giáo gọi là Cát Tường Kim Cương hay Bát Nhã Kim Cương.

Sự tưởng biến hoá của Đức Văn Thù rất nhiều như Hài Đồng Văn Thù, Ngữ Sư Tử Văn Thù, Ngữ Vương Văn Thù, Bạch Văn Thù, Hắc Văn Thù, Hồng Văn Thù…

Bài liên quan

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.

Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài, dương cao lên khỏi đầu là một lưỡi gươm đang bốc lửa -một biểu tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù để phân biệt với các vị Bồ Tát khác- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã - trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ.

Trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Ngài được coi như một vị thần thiền định. Tên tiếng Phạn “Manjushri” có thể dịch là “vinh quang ngọt ngào”, “vinh quang nhẹ nhàng” hoặc “Hoàng tử Manjushri”. Văn Thù Sư Lợi là một trong những vị Bồ tát rất được tôn trọng trong Phật giáo Trung Quốc, và Phật giáo Tây Tạng, tuy nhiên trong Phật giáo Nguyên Thuỷ thì không được biết đến.

2. Bồ Tát Quán Thế Âm 

Ngài thương chúng sanh như mẹ thương con nên người ta thường tạc tượng Ngài mang hình dáng người nữ. Có nơi gọi Ngài là Mẹ Hiền Quán Thế Âm

Ngài thương chúng sanh như mẹ thương con nên người ta thường tạc tượng Ngài mang hình dáng người nữ. Có nơi gọi Ngài là Mẹ Hiền Quán Thế Âm

Quán Thế Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật, nhưng còn nguyện lẫn lộn ở cõi ta bà để cứu độ chúng sinh. Người ta cũng gọi Ngài là Quan Âm Phật, Quan Âm Như Lai, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ,

Hầu hết người Việt Nam đều ngưỡng mộ Đức Quán Âm Bồ-tát. Trong các chùa ở thành thị cũng như thôn quê ở đâu cũng có tôn thờ hình tượng của Ngài, người ta còn thờ riêng ở nhà nữa. Nhiều người chưa biết gì nhiều giáo lý của đạo Phật, nhưng họ vẫn kính mộ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát một cách thuần thành.

Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni chép: Trong vô lượng kiếp về quá khứ, Đức Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như-Lai. Vì nguyện lực đại bi nên hiện thân Bồ-tát để độ chúng sanh. Kinh Quán Âm Tam Muội, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có nói Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị cổ Phật ấy. Kinh Bi Hoa chép trong thời quá khứ Bồ-tát Quán Thế Âm là thái tử con vua Vô Tránh Niệm.

Bài liên quan

Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ-tát có thuật lại phương pháp tu hành của Ngài là do nghe, suy nghĩ, và tu tập mà nhập chánh định. Bắt đầu Ngài tu từ sự nghe. Trong một cái nghe mà trước tiên là phải quán triệt tiền trần rồi bỏ luôn quán trí và cuối cùng diệt hết đế lý. Ngài chuyển dụng khả năng nghe tiếng bên ngoài mà nghe lại tự tánh nghe của mình. Đến lúc những cái sinh diệt diệt hết thì tánh vắng lặng hiện ra và khi ấy chứng được “nhĩ căn viên thông,” được hai thứ thù thắng: một là đồng với từ lực của mười phương chư Phật, hai là cảm thông lòng cầu mong thương cứu của chúng sanh trong sáu đường.

Pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm chính là phương pháp phản văn văn tự tánh (không xuôi dòng đuổi theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe) tức là từ cái nghe để trở về tự tánh của mình. Trong pháp tu này, hành giả tuyệt đối không dùng tai để nghe. Nếu còn dùng tai để nghe là chạy theo âm thanh sắc tướng.

Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị thánh nhân có diệu dụng đặc biệt là quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát, cho nên cũng gọi là Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Đại-Từ Đại-Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ-tát. Cũng có tên là Quán Tự Tại Bồ-tát, nghĩa là vị Bồ-tát dùng trí huệ Bát-nhã quán sát sự vật đúng như chân lý một cách tự tại và thoát ra ngoài các tai ách khổ nạn.

Trong tất cả các danh hiệu chư Phật và chư Bồ-tát, danh hiệu của Ngài là được chúng sanh trì niệm nhiều - Nhất là gặp những lúc điên đảo đau khổ đầy đao binh và tai nạn. Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn, đức Phật so sánh phước đức của người thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa số danh hiệu của các vị Bồ-tát khác thì trì niệm danh hiệu của Ngài là phước đức hơn hết.

3. Bồ Tát Kim Cương Thủ

Kim Cương Thủ đại diện cho sự phẫn nộ chính nghĩa. Ảnh: Internet

Kim Cương Thủ đại diện cho sự phẫn nộ chính nghĩa. Ảnh: Internet

Vajrapāṇi (Phạn ngữ vajra là “tia sét” hay “kim cương” và pāṇi, là. “trong bàn tay”) là một trong những vị Bồ Tát đầu tiên của Phật giáo đại thừa. Ngài là người bảo vệ và hướng dẫn của nhà Phật, và tượng trưng cho quyền năng của chư Phật. Kim Cương Thủ được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm hội họa Phật giáo như là một trong ba vị bảo hộ xung quanh đức Phật. Mỗi biểu đượng đó là một đức hạnh của Phật: Văn Thù Sư Lợi (Manjushri – Biểu hiện trí tuệ của tất cả các vị Phật), Quán Thế Âm (Avalokiteshvara – Biểu hiện lòng từ bi của tất cả các vị Phật) và Kim Cương Thủ (Vajrapani – Biểu hiện sức mạnh của tất cả các vị Phật).

Bài liên quan

Theo mức độ phổ thông, Kim Cương Thủ, người giữ cây sét trượng (Biểu tượng cho sức mạnh của lòng từ bi), là vị Bồ Tát đại diện cho sức mạnh của tất cả các vị Phật giống như Quán Thế Âm Bồ Tát đại diện lòng từ bi vô lượng, Văn Thù Bồ Tát đại diện trí tuệ, và Tara những việc làm huyền diệu. Với các hành giả Du già, Kim Cương Thủ mang ý nghĩa hoàn thành sự quyết tâm sắt đá và và là biểu tượng cho sự hiệu quả không khoan nhượng trong khi thuần phục sự tiêu cực.

Kim Cương Thủ đại diện cho sự phẫn nộ chính nghĩa, một sự liên tưởng xuất phát từ một câu chuyện, khi một người cư xử xấc xược với Phât Thích Ca Mâu Ni, từ chối trả lời câu hỏi của anh ta, ngài ngay lập tức xuất hiện trên đầu và sẵn sàng thả một tia sét.

Điều đó đã nói lên rằng khi đức Như Lai khuất phục một con thiên long khổng lồ của Udyana, ngài đã giao Kim Cương Thủ bảo vệ những con rắn khác đã bị hang phục và quy y sau cuộc tấn công của loài thần điểu Garuda.

4. Bồ Tát Địa Tạng

Hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là: độ hết chúng sanh trong Địa Ngục thành Phật thì Ngài mới chứng quả Vô Thượng Bồ Đề

Hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là: độ hết chúng sanh trong Địa Ngục thành Phật thì Ngài mới chứng quả Vô Thượng Bồ Đề

Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như đại địa; tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật. Ngài mặc áo cà sa, đội mũ tỳ lô, tay phải cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm viên minh châu. Ngài thường được thờ trong Chánh Điện bên phải Đức Phật Thích Ca, hoặc nơi nhà thờ các vong linh.

Bài liên quan

Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.

Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy.

Ngài là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).

Địa Tạng Vương Bồ tát thường bị nhầm lẫn với Đường Tam Tạng, một tu sĩ thời nhà Đường, người đã thực hiện một hành trình nguy hiểm để có được kinh điển Phật giáo. Đó là bởi vì cả hai đều mặc áo choàng sư và đội một cái vương miện trên đầu.

Nếu bạn gặp bất cứ sự cố nào gây ra bởi các linh hồn, hãy nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ tát và niệm danh hiệu Ngài nhiều lần. Bồ tát thường được cầu nguyện bởi những người nghèo, bệnh tật, chán nản và những người hay gặp rắc rối với những cơn ác mộng hay các hồn ma vất vưỡng.

5. Bồ Tát Phổ Hiền
Bồ Tát Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Bồ Tát Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.

6. Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn
Vị Bồ Tát có ngàn mắt để nhìn hết nỗi khổ chúng sanh, có ngàn tay để cứu vớt chúng sanh khỏi biển khổ.

Vị Bồ Tát có ngàn mắt để nhìn hết nỗi khổ chúng sanh, có ngàn tay để cứu vớt chúng sanh khỏi biển khổ.

Bài liên quan

Trong Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni của Mật tông có nói: “Trong vô lượng ức kiếp thời quá khứ, Bồ tát Quan Thế Âm nghe Đức Thiên Quang Vương Tĩnh Chú Như Lai nói thần chú Đại Bi Tâm Đà La Ni bèn phát nguyện làm lợi ích, an lạc tất cả chúng sinh. Liền khi ấy, trên người mọc ra một nghìn con mắt và một nghìn bàn tay”.

Thiên thủ thiên nhãn là ngàn mắt ngàn tay. Con số ngàn không chỉ có nghỉa đen là đúng một ngàn , mà ám chỉ một số lượng nhiều vô số kể, không đếm được. Do đó nên hình tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên Nhãn trên thực tế tại các chùa có thể có hơn 1000 tay, cũng có thể có  vài chục tay hay  vài trăm tay.

Nghìn mắt để thấy khắp thế gian và nghìn tay để cứu vớt chúng sinh. Bàn tay tượng trưng cho hành động. Muốn làm việc gì cũng phải dùng đến bàn tay. Con mắt tượng trưng cho sự xem xét, quán thông, thấu suốt, thấy rõ tường tận tất cả chúng sinh ở các cõi, thấy cả xa lẫn gần, cả to lớn lẫn tế vi, trước mặt và sau lưng, trên và dưới, ban ngày và ban đêm…Tượng có thể có hình con mắt trong lòng bàn tay, tượng trưng cho ý nghĩa hễ mắt để đâu thì tay theo đó. Hễ nhìn thấy nơi nào có chúng sanh khổ nạn là ngài ứng hiện và dang bàn tay từ bi ra để cứu giúp tức thì.

7. Bồ Tát Đại Thế Chí

Vị Bồ Tát mang nguyện lực và ý chí lớn, tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tịnh Độ.

Vị Bồ Tát mang nguyện lực và ý chí lớn, tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tịnh Độ.

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.

Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm