Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/09/2019, 07:29 AM

Có phải thường niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ sinh được con theo ý muốn?

Trong phẩm Phổ Môn, Phật có dạy như vầy: “Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, vì trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến...”

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Kinh Phật 

thường niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 2

Hỏi: Con rất thích phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa và thường xuyên trì tụng như một khóa lễ cầu an. Con rất xúc động với nhân hạnh đại từ đại bi của Quán Thế Âm Bồ Tát. Theo con được hiểu, Bồ Tát Quán Thế Âm rất đại bi và sẽ cứu độ tất cả mọi chúng sinh lầm mê hay khi có hữu sự nếu cầu cứu niệm danh hiệu của Ngài.

Đặc biệt, trong phẩm Phổ Môn cũng có nói nếu muốn sinh con trai hay con gái thì cứ cầu Ngài sẽ được sở cầu như nguyện. Con đã có một bé trai và đang dự định sinh thêm một bé nữa, mong là con gái để nhà có đầy đủ trai gái. Nếu từ giờ trở đi con chuyên trì tụng danh hiệu của Ngài và tụng kinh có phải sau này con sẽ sanh con gái không? Nếu như không phải thì liệu có đi ngược với nhân hạnh của Ngài không vì con thấy cũng có nhiều người trì niệm danh hiệu Ngài nhưng lại không được sở cầu như nguyện? Xin Sư cho con được rõ.

Đáp: 

Bài liên quan

Trong những năm 1960 đến 1965, khi còn là học Tăng tại Tổ Đình Linh Sơn, Bà Rịa, các Tăng Ni sinh tu ở non núi, Đức Tôn sư quy định thời công phu khuya vẫn có tụng bài tán trống, nhưng chỉ được tụng phẩm Phổ Môn, Đại Bi, Thập Chú, Bát Nhã, Hồi Hướng, chớ không tụng Thần Chú Lăng Nghiêm. Đó là quy định riêng của Tổ Đình Linh Sơn dành cho Tăng Ni sinh và cũng là để cầu an cho thân tâm mình, bá gia bá tánh an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình, chiến tranh không tiếp diễn. Cho đến khi hạ sơn, tản cư về nhiều nơi, lúc bấy giờ, Sư mới có dịp học và tụng Thần Chú Lăng Nghiêm theo thời khóa biểu thiền lâm của vùng đồng bằng.

Việc Đức Tôn sư dạy đại chúng tụng kinh Phổ Môn thay thời khóa công phu khuya cho thấy phẩm kinh Phổ Môn quan trọng đến mức nào khi được diễn dương vi diệu pháp tại thế giới ta bà nầy. Hiệu quả của những năm tu học thời niên thiếu tại trú xứ của Sư có đến gần 600 Tăng Ni tu hành tại Tổ Đình; do từ lực của Đức Bồ Tát Quan Âm hộ trì nên sinh hoạt tu hành không phức tạp, không còn nghĩ ngợi đến chuyện thế gian, thân tâm mọi người an lạc, định tĩnh trước các phan duyên, xa lìa dục nhiễm, không hoen ố trần tục, không đam mê trần tục, không bị lửa dục thiêu đốt, không bi nước ái nhấn chìm cuốn trôi, không bị thiên ma la sát quấy phá. Người Phật tử xưng tụng Tăng Ni lúc bấy giờ là những tiên đồng ngọc nữ ở núi Bồng Lai. Bạn ơi, với Sư tụng kinh Phổ Môn hiệu quả như thế đó.

Phẩm Phổ Môn, thuộc bổn môn, tức là lời Phật dạy về những hạnh lành của Bồ Tát Quan Âm.

Phẩm Phổ Môn, thuộc bổn môn, tức là lời Phật dạy về những hạnh lành của Bồ Tát Quan Âm.

Giới thiệu kinh Phổ Môn:

Bài liên quan

Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa có 28 phẩm. Phẩm kinh Phổ Môn là phẩm thứ 25, do Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ tiếng Tây Vức ra tiếng Hán. Tại Việt Nam vào năm 1947 Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch ra tiếng Việt. Bản dịch của Cụ Đoàn Trung Còn vào năm 1937 được đối chiếu từ tiếng Hán-Pháp để dịch ra tiếng Việt tại Saigon (Giác Ngộ Online Thư viện Hán Tạng - Lịch sử Kinh Pháp Hoa - Thời kỳ quốc ngữ). Ngoài ra vào năm 1973 bản thân Sư có đọc bản Kinh của Hòa Thượng Trương Văn Đó dịch ra tiếng Việt tại Rạch Giá (in trên bìa mềm, trong tàng thư Bảo Tịnh tinh thất của Quan Âm Tu Viện, hiện nay bị thất lạc).

Phẩm Phổ Môn, thuộc bổn môn, tức là lời Phật dạy về những hạnh lành của Bồ Tát Quan Âm. Nội dung kinh làm cho người Phật tử dễ cảm nhận tâm đại từ đại bi của Bồ Tát Quan Âm, tấm lòng của chúng sanh lúc nào và ở đâu cũng có thể niệm đến danh hiệu Đức Bồ Tát. Hình ảnh hạnh lành của Bồ Tát Quan Âm cũng chính là tâm của Phật Thích Ca. Chúng sanh muốn biết hạnh nguyện Phật Thích Ca như thế nào thì có thể nhìn qua hành vi hạnh nguyện của Bồ Tát nói lên tính vô ngã vị tha của giáo pháp Đức Phật, ai cũng làm được việc của Phật. Tụng kinh Phổ Môn, nghiên cứu kinh Phổ Môn làm theo lời dạy của Kinh Phổ Môn là giúp cho Phật tử hướng về sự an lạc và sống trong sự an lạc đó, sống trong sự an lạc tức là sống trong thế giới Phật. Lời Phật dạy trong kinh Phổ Môn rất thực tiễn, như nói về sự thị hiện vào thế gian để cứu khổ cứu nạn, giúp chúng sanh dưới nhiều hình thức:

Khổ căn bản:

Hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm thật là bao la vô tận. Bồ Tát không ngại những khó khăn, những chướng ngại đến với cuộc đời. Ai tưởng niệm đến Ngài thì được hóa giải những khổ não trong kiếp trầm luân của chúng sanh. Khổ não trong đời là gì? Thiên tai địch hoa, hỏa họan, nước trôi, bị đánh, bị người hung dữ ám hại, bị lừa gạt dối trá, tranh chấp quyền bính, chia phe, chia chòm, chia nhóm, tranh cao thấp hơn thua phải quấy là những sự việc luôn diễn biến trong đời làm chúng sanh trong đó có chúng ta, các Bạn khổ não bức bách. Ngoài ra còn có những khổ não luôn canh cánh bên người từ trong muôn vạn kiếp cho đến tương lai, từ khi “sanh” ra cho đến khi “chết”. Đó là muốn sống mãi sống vui sống khỏe nhưng không được (sanh), muốn đừng già cỗi cũng không được (lão), sợ đau ốm mà vẫn bệnh liên miên (bệnh), muốn sống mãi để phục vụ cho lòng tham muốn (tử), nhưng mong muốn mà không được (cầu bất đắc khổ), không muốn gặp kẻ thù mà vẫn gặp (oán tắn hội khổ), người mình muốn gặp mà không được gặp (ái biệt ly khổ), thân xác đến thời kỳ đau ốm oằn ọai muốn trở lại thời vàng son nhưng không toại nguyện (ngũ ấm xí thạnh khổ)... tất cả là những khổ não luôn đi kèm theo đời sống con người.

Hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm thật là bao la vô tận. Bồ Tát không ngại những khó khăn, những chướng ngại đến với cuộc đời.

Hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm thật là bao la vô tận. Bồ Tát không ngại những khó khăn, những chướng ngại đến với cuộc đời.

Khổ được cứu:

"Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quan Thế Âm Bồ Tát một lòng xưng danh. Quan Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.

Nếu có người trì danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát liền được chỗ cạn.

Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỷ La Sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỷ La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quan Thế Âm.

Nếu lại có người sắp bị hại, xưng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy được thoát khỏị.

Nếu quỷ Dạ Xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, thời các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.

Tu hạnh Bồ Tát Quan Âm thoát khổ:

Bài liên quan

Qua đọan kinh trên, người Phật tử chúng ta cũng cần có sự hiểu biết về lý. Ví dụ như: “...nước cuốn trôi, nước ở đây là nước ái ân; lửa cháy, tức là lửa dục nhiễm, quỷ La Sát tức là những nạn trời, nạn dữ, cái ác không buông tha con người. Người niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm là người giác ngộ, cải ác tùng thiện, biết giữ gìn giới pháp không nhiễm ô ái dục tức là giới không tà dâm, không tà dâm thì hạnh phúc đến với gia đình, thân bằng quyến thuộc an lạc. Niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm, giữ giới không sát sanh thì thoát khỏi nạn đao binh khói lửa. Người giữ giới không trộm cắp thì không bị nghèo đói. Người biết giữ thập thiện thì thoát khỏi nạn quỷ La Sát. Người giữ giới không uống rượu thì có trí tuệ, biết kiến tạo môi trường đạo đức, môi trường văn hóa, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp tươi vui. Người biết tương thân tương ái không dối gạt người thì không có ác nghiệp đến với con người, giữa con người với con người, giữa xã hội với xã hội, không xảy ra những sự việc chém giết, gây đau thương tang tóc lẫn nhau.

Với những dòng pháp trên, nếu mọi người giác ngộ hướng về Bồ Tát Quan Âm, xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm, tưởng niệm Bồ Tát Quan Âm thì tất cả các nạn khổ, nạn dữ không đến xâm hại được.

Sở cầu như ý nguyện:

Nếu mọi người giác ngộ hướng về Bồ Tát Quan Âm, xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm, tưởng niệm Bồ Tát Quan Âm thì tất cả các nạn khổ, nạn dữ không đến xâm hại được.

Nếu mọi người giác ngộ hướng về Bồ Tát Quan Âm, xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm, tưởng niệm Bồ Tát Quan Âm thì tất cả các nạn khổ, nạn dữ không đến xâm hại được.

Ngoài ra còn có những bệnh chúng sanh khác, như tham sân si là nguồn gốc sanh tử, sanh ra các khổ não, đưa chúng sanh vào nẻo sanh tử luân hồi. Tuy nhiên, nếu chúng sanh một lòng xưng niệm danh hiệu Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát thì các bệnh khí tham sân si thảy đều dứt hẳn, giải thóat tử sanh. Đức Phật gọi Ngài Vô Tận Ý là mẫu người tu hành đắc đạo, tâm ý đã thông suốt về những hạnh lành của Bồ Tát Quan Âm và của chư Bồ Tát khác trong mười phương, hạnh nguyện và năng lực của Bồ Tát Quan Âm như sau:

 “Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa lòng dâm ý dục. Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa lòng giận hờn. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa ngu si”

Bài liên quan

Bản hoài của Đức Bồ Tát Quan Âm là muốn độ tận những gốc khổ của chúng sanh, chứ không như chúng ta tưởng, hằng ngày dâng vài nén hương, cúng vài ba nải chuối, vào ba trái lê, phong bì tiền rồi Đức Bồ Tát sẽ hộ trì cho qua khỏi nạn tai? Thật sự thì đây chỉ là hình thức cúng kiến, tín ngưỡng trong thời buổi sơ quy y mà thôi, chứ chẳng được gì cả, như người đi biển tìm ngọc đá san hô hổ phách mà chỉ được cát với sỏi mà thôi Bạn ơi! Các Bạn phải có niềm tin vững chắc, cống hiền đời mình cho Phật pháp, tĩnh tu nhiều hơn cúng kiến thì toại nguyện.

Niệm danh hiệu Quan Thế Âm, tức là làm theo hạnh lành Đức Quan Âm, thực hiện lòng từ bi chí cả, thương yêu người vô bờ bến, giúp người không ngại khó khăn, với công đức tu nầy chính là nhân lành, nhân lành thì hưởng quả lành, đó chính là niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm được tai qua nạn khỏi. Chúng sanh phát nguyện thương xót chúng sanh, xem chúng sanh như ruột thịt, hóa giải những khổ đau cho họ, gánh vác những việc khó cho họ. Với tình thương bao la vô tận đó, tức là xả bỏ những độc tố khí tham sân si, nên gọi niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm dứt tham sân si là vậy. Cách tu của Bồ Tát Quan Âm ai tu cũng được, chúng sanh ở thế giới nào tu cũng được, lời dạy của Đức Bồ Tát ai tiếp thu cũng được. Từ đó mới có dòng pháp mà Đức Phật kêu Ngài Vô Tận Ý để nói việc của Bồ Tát Quan Âm

“Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức oai thần lớn nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sanh thường phải một lòng tưởng nhớ đến Ngài...”

Bồ Tát Quan Âm sở dĩ có sứ oai thần như thế là do tinh thần vô úy. Bồ Tát thị hiện vào cõi nào cũng được, vào cung vua cũng được, làm dân, làm con của quan tướng cũng được, làm người xuất gia, tại gia cũng được, làm con người giàu thì bố thí, làm con người nghèo thì có hiếu đạo, lên cõi trời cũng được, làm thiên long, bát bộ cũng được, xuống địa ngục cũng xong...Hễ ai ở thế giới nầy tín ngưỡng thì Bồ Tát thị hiện đến đó để độ họ được giải thoát như ý.

Việc sinh con trai con gái:

Việc sinh con trai hay gái theo nhà Phật thì cũng là chúng sinh, cũng là con cái trong gia đình, phân biệt chi nam với nữ.

Việc sinh con trai hay gái theo nhà Phật thì cũng là chúng sinh, cũng là con cái trong gia đình, phân biệt chi nam với nữ.

Trở lại với việc các Bạn: “đã có một bé trai, nay muốn sanh bé gái, tụng kinh Phổ Môn có đạt sở nguyện không?”

Trong phẩm Phổ Môn, Phật có dạy như vầy: “Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, vì trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến...”

Trong quyển sách Linh Ứng Quan Thế Âm của Thầy Thích Tịnh Từ, trang 73-75 có câu chuyện kể về gia đình họ Nguyễn, đệ tử của Tổ Bích Phong, chùa Sắc Tứ, tỉnh Quảng Trị. Gia đình phát tâm ăn chay trường, giữ giới trong sạch, lễ bái cầu nguyện Đức Quán Thế Âm để được sanh con gái, khi sanh con ông bà đặt tên là Trần Thị Mừng, vì sở cầu như ý nguyện (Tu Viện Kim Sơn xuất bản, theo lời kể của các ông Trần Hải, Trần Phước)

Bài liên quan

Bạn sở cầu thì được như ý. Khi bạn biết làm phước, bố thí, giúp đỡ người cô phụ, thân tâm khẩu ý bạn trong sạch tinh khiết mà sinh con. Cái được quan trọng hơn, là được Phật Pháp, Bồ Tát Quan Âm thường cứu giúp nơi nào có khổ. Nơi nào có chúng sinh đắm chìm trong bể ái thì nơi đó Đức Bồ Tát đến vớt họ ra khỏi bể ái. Việc sanh con đẻ cái ngoài thế gian là thuộc đạo đức làm người, nhân nghĩa của thế gian để nối dõi tông đường, có sanh con là có hiếu, không sanh con là không có hiếu, do người làm ác nên “tuyệt tự”, do làm phước nên con đông được “hào con”. Tuy nhiên với nhà Phật “hào con” là kiến tạo thêm cho chúng sanh sự ràng buộc, đắm chìm sâu hơn nữa trong bể ái đó Ban. Sư nói như thế dường như không logic với ước mơ của Bạn rồi!

Phật dạy có người muốn cầu con trai thì sinh được “con trai”. Ý nghĩa của “con trai” là biểu hiện về sự trong sạch tinh khiết, trí tuệ. Người niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm là người tu cầu trí tuệ, lúc nào cũng thai nghén trong lòng một đức tính vô ngã vị tha, mong cầu một ngày nào đó đắc đạo, tự tại vô ngại hội nhập vào dòng đời đem ánh sáng Phật pháp đến với chúng sanh

Người niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm cầu con gái thì được con gái như ý nguyện. Ý nghĩa của “con gái” là biểu hiện tình thương yêu trong sáng vô biên, lúc nào cũng thai nghén trong lòng tinh thần vô úy thí, bố thí bất nghịch ý muốn cứu mọi người ra khỏi bể ái sông mê, mong một ngày nào đắc đạo, hội nhập dòng đời cứu khổ chúng sanh..

Bạn có tinh yêu thương vô bờ bến tức là Bạn tròn hạnh nguyện tu theo hạnh lành của Đức Bồ Tát Quan Âm, thể hiện tinh thần vô úy: “Từ năng dữ nhứt thiết chúng sanh chi lạc. Bi năng bạt nhứt thiết chúng sanh chi khổ”. Lòng từ của Phật Bồ Tát lúc nào cũng muốn thấy chúng sanh được an vui, lòng Bi của Phật Bồ Tát lúc nào cũng muốn thấy chúng sanh không phải bị những khổ não. Từ là con trai, Bi là con gái đây chính là hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Âm.

Việc sinh con trai hay gái theo nhà Phật thì cũng là chúng sinh, cũng là con cái trong gia đình, phân biệt chi nam với nữ. Dù sao thì nhà Phật chỉ cho phép người cư sĩ lập gia đình và có giới pháp kèm theo đời sống của người cư sĩ, tạo điều kiện cho các đôi vợ chồng sống chung đến “răng long bạc đầu” trăm năm hạnh phúc.

Quá trình học Phật, chúng ta cần có sự nghiên cứu sâu sát hơn, chốn thiền lâm gọi: “khán kinh giả minh Phật chi lý”, đọc kinh cầu lý, có hiểu được lý kinh, thì mới có lý sự viên dung.

Quá trình học Phật, chúng ta cần có sự nghiên cứu sâu sát hơn, chốn thiền lâm gọi: “khán kinh giả minh Phật chi lý”, đọc kinh cầu lý, có hiểu được lý kinh, thì mới có lý sự viên dung.

Theo Đại sư Thiên Thai Trí Khải (538-597), phân định thời giáo Phật nói pháp, thì Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn được Phật dạy trong 8 năm cuối cùng trước khi Ngài nhập Niết Bàn. Đức Phật giảng nói phẩm Phổ Môn có sự linh cảm như thế cho chúng ta thấy Phật vẫn tùy chúng sinh mà giảng thuyết.

Tri thức mọi người ở thời điểm nầy cũng đã có trí tuệ vượt bậc để hiểu giáo lý Phật, nhưng địa phương giảng nói kinh vẫn phải có sự pha trộn tín ngưỡng thần linh, con người nơi đây vẫn cần có nhu cầu linh cảm “hữu cầu tất ứng”, nhất là cầu Phật, Bồ Tát Quan Âm là bậc đẳng giác cao hơn Phạm thiên gia hộ cho chúng sanh toại nguyện. Phật thấy biết như thế nên Ngài vẫn tùy thuận sự linh ứng, giảng nói sự linh ứng cho chúng sanh thấy biết việc “hữu cầu tất ứng” và được tọai nguyện. Đây là phương tiện hành đạo khải thị niềm tin trong giáo pháp Phật nhằm giúp chúng sanh bước vào thế giới học làm Phật

Mặc khác ở thời điểm Phật nói kinh Phổ Môn, các đạo sĩ ngọai đạo vào Tăng đoàn tu đông và vì sự tín ngưỡng của con người sở tại, nơi Phật giảng kinh lúc bấy giờ mọi người vẫn còn tin tưởng vào thần linh phán xét cho con người những họa phước, con người thích được phán xét để có cơ sở “tìm lối thoát” hay “thụ hưởng”.

Quá trình học Phật, chúng ta cần có sự nghiên cứu sâu sát hơn, chốn thiền lâm gọi: “khán kinh giả minh Phật chi lý”, đọc kinh cầu lý, có hiểu được lý kinh, thì mới có lý sự viên dung. Phẩm Phổ Môn là vi diệu, chúng ta phải hiểu ở phần vi diệu đó, không nên chấp mê vào sự như người vào biển tìm ngọc trân châu hổ phách mà chỉ được đá san hô!

Lời kết:

Việc bạn muốn sinh con trai hay con gái, với một bài giảng cho mọi người cùng đọc, thầy không đáp ứng nhu cầu cho các bạn, mong các bạn thông cảm. Các bạn nên tham khảo trong lịch Vạn Niên của Trung Quốc, nghiên cứu việc ăn uống cho điều độ, đến với khoa sản bệnh viện gần nhất để được hướng dẫn, Bác sĩ tư vấn, bạn sẽ tọai nguyện.

Đạo Phật là đạo giải thoát

Giải cho chính mình cho cả bá gia

Pháp Hoa kinh dụ Tam Xa

Cho ta thấy chánh biết tà phân minh

Phổ Môn là một phẩm Kinh

Dạy thông suốt đạo hành trình Phật môn

Dạy về ý nghĩa sanh con

Con trai con gái là hai hạnh lành

Con trai biểu tượng trí nhàn

Con gái là gốc họ hàng từ bi

Con trai con gái do ta

Tu hạnh Phật Bà bến giác đợi trông

Làm thiện tích thiện sanh trai

Làm đẹp tông đường sanh gái chi lo

Bạn ơi khi hiện sóng to

Thì nên niệm Mẹ áo tà trắng bay

Quan Âm niệm tháng năm dài

Phật Quan Tự Tại đưa tay cứu đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm