Bố thí là cách làm giàu vững chắc cho đời hiện tại và cả đời sau
Bố thí không những đem lại phước báo cụ thể mà nó còn là một phương pháp để tu tập những đức hạnh khác. Bắt đầu bằng công hạnh bố thí, ta sẽ buông xả những chấp trước dễ hơn, tâm quảng đại thêm lớn lòng tham mỏng nhạt dần.
Lòng thành bố thí ắt thoát khỏi tai ác
Điều quan trọng đáng làm, cần làm là chia sẽ với người qua tình thương yêu, sự an ủi vỗ về, sự giúp đỡ bằng vật chất hay hành động. Đó gọi chung là bố thí. Bố thí như vậy thể hiện qua nhiều hình thức. Do đó, bố thí không phải là chỉ có việc đem tiền bạc phẩm vật cho người khác mà bố thí còn là đem tình thương tới giúp đỡ mọi người, là lời an ủi, vỗ về, khuyến khích, nâng đở, góp ý... Sự giúp đỡ ấy tùy vào phương tiện khả năng, chỉ sợ người có của mà lại sợ tốn kém, người có công sức mà ngại khó khăn thôi.
Bố thí là hành động tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho người cho lẫn người nhận.
Trong cuốn: Luận Về Nhân Quả, tác giả Chơn Quang khi trình bày về vấn đề Bố thí đã viết rằng:
“Mọi sự giàu sang bắt nguồn từ bố thí. Không bố thí, vĩnh viễn không có sự sung mãn tài vật. Người có lòng Nhân ái sẽ không bỏ qua một chúng sanh khốn khổ nào dù đó là kẻ tội lỗi.
Bố thí là biểu hiện chân thật của tình thương: Không thể có tình thương ở đầu lưỡi mà phải có tình thương nơi đôi bàn tay dâng tặng.
Muốn độ chúng sinh phải có phước báo từ việc bố thí
Bố thí không những đem lại phước báo cụ thể mà nó còn là một phương pháp để tu tập những đức hạnh khác. Bắt đầu bằng công hạnh bố thí, người này sẽ buông xả những chấp trước dễ hơn, tâm quảng đại thêm lớn lòng tham mỏng nhạt dần.
Hãy tập bố thí từng chút và bạn sẽ cảm nghe tâm hồn mình thay đổi. Đừng tiêu xài hết những gì mình có, hãy san sẻ với mọi người, dù đó chỉ là gói bánh ngọt, đĩa trái cây, hoặc to tát như lợi nhuận thu được bởi mồ hôi nước mắt. Người mới biết tu tức là trích ra 1/10 số tiền kiếm được để san sẻ với kẻ khác. Người đã thuần phục trong công hạnh bố thí sẽ san sẻ nhiều hơn nữa. Tài vật vô thường tạm bợ không chắc ở lại lâu với mình. Một cuộc thay đổi thời thế, một cơn hỏa hoạn, ngập lụt, một lần bị trộm cướp đều có thể lấy đi những gì đã được tích lũy từ lâu. Khi không còn tài sản mà muốn bố thí cúng dường cũng không có cơ hội đễ làm. Chi bằng, trong từng giờ phút hiện tại vừa được lợi nhuận, hãy chia xớt ngay cho người, đừng để cơ hội trôi qua. Người tin hiểu Nhân Quả sẽ khao khát bố thí như người mù khao khát mắt sáng... người sống vị tha thì luôn luôn nghĩ đến nhu cầu của người chung quanh để giải quyết”
Như vậy Bố thí là điều quan trọng. Bố thí giúp ta vui sướng tự tin và được nhiều phước quả. Bố thí quả thật là việc nên làm. Tuy nhiên một khi bố thí, giúp người, giúp đời thì ta không nên tiếc rẻ. Bố thí phải từ lòng nhân ái vị tha, không vì cầu được phước hay vì muốn có phước lành mà bố thí. Vì từ tâm mà bố thí nên không đắn do cân nhấc, so sánh lựa chọn thiệt hơn khi bố thí.
Quả báu của bố thí tùy thuộc vào đối tượng thọ thí
Bố thí mà lòng tiếc rẻ tức là không muốn người mình cho được hưởng tiền hay vật mà mình cho. Cho mà còn tiếc rẻ Thì chẳng khác nào đau khổ không vui khi cho. Tiếc rẻ là chứng tỏ mình còn phân vân, so sánh cân nhắc khi cho, chứng tỏ cho vì áy náy, bị ép buộc hay không thích cho mà phải cho.
Trên đời chúng ta đã từng biết bao người hà tiện keo kiệt, bủn xẻn với bạn bè, người thân. Có người keo kiệt với cả cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em và ân nhân mình. Khi người ấy sa cơ lỡ vận nếu may mắn được người giúp thì khi đó mới nhớ lại rằng trước đây mình quá sai lầm. Tuy nhiên vẫn có khối người bỏn xẻn keo kiệt mà không biết mình như thế. Đôi khi họ còn chê cười phê bình chỉ trích người khác keo kiệt hà tiện. Cái mê mờ u tối ấy đã từng bao phủ biết bao người khiến họ không thoát ra được để thấy cái ánh sáng vi diệu của sự giúp đỡ bố thí kẻ khác.
Phần đông những người càng giàu có họ lại càng có cái Tâm Tiếc Rẻ. Lý do là vì lòng tham con người quá lớn, có rồi muốn có thêm nữa. Vì thế nếu đem cho, giúp đỡ, bố thí thì tiền của sẽ hao hụt, làm sao lợi nhuận tăng thêm?
Nhiều người lại nghĩ sai khi cho rằng bố thí là việc làm của kẻ giàu có: Họ bảo “tôi đâu phải là người giàu, tiền bạc ít ỏi làm sao tôi có đủ để bố thí giúp đở ai”... Nghĩ như vậy là sai. Bố thí không phải bắt buộc phải nhiều. “Của ít lòng nhiều” là câu nói của cổ nhân ta từ lâu nhắc nhở cho thấy của cho quan trọng ở tấm lòng. Bạn có ít thì cho ít, giúp ít, bố thí ít . Bạn có nhiều thì cho nhiều. Chính cái tấm lòng thương người cảm thông nổi khổ về người mình cho mới là cao cả và đáng giá. Do đó đừng cho rằng bố thí là việc của người giàu. Không có người giàu nào lại nghĩ rằng họ giàu có, họ đầy đủ, vì tâm họ luôn luôn cho rằng họ còn nghèo hơn kẻ khác.
Muốn bố thí có phước quả lớn phải thành tựu chín đức
Những người ấn Độ giàu có từ ngàn xưa đã biết rõ vấn đề bố thí quan trọng như thế nào nên hết lòng bố thí khi sản nghiệp họ ngày càng tăng. Ngoài ra họ còn cố tập tành thế nào để khi bố thí dứt hết lòng tiếc nuối về tiền của phải mất ấy. Lý do là trong Kinh có đoạn nói về hậu quả của kẻ bố thí mà lòng còn tiếc của. “Kẻ nào khi bố thí mà còn đau xót, tiếc nuối thì đời sau nếu kẻ đó giàu có vạn ức thì cũng ngồi trên của cải mà không dám ăn tiêu suốt đời vất vả vì đã trở thành kẻ nô lệ của tiền bạc, của cải cho tới chết”. Điều quan trọng khác nữa trong sự Bố thí là thái độ và tư tưởng của người cho. Nếu ta bố thí, giúp đỡ người khác với tấm lòng kiêu ngạo, khinh bỉ, kẻ cả thì cái Cho ấy mất hết ý nghĩa của sự Bố thí. Bởi lý do hai chữ Bố thí bao hàm sự cho với lòng thông cảm, thiện tâm, an ủi cầu mong cho người mình cho được đầy đủ hạnh phúc.
Nếu ta cho kèm theo lời trách móc, chỉ trích hất hủi, chỉ dạy kẻ cả, miệt thị cùng với cách cho bất lịch sự thì sự giúp đỡ cứu giúp đó trở thành sự khổ đau tủ nhục mà người nhận phải lấy. Chúng ta đã từng thấy lại quê nhà nhiều người trước khi ban phát cho người ăn xin vài nắm gạo hay vài đồng bạc đã xỉ vả chửi rủa, mạt sát họ thậm tệ khiến kẻ đã khổ đau càng thêm khổ đau.
“...Những bậc Thánh giải thoát thường dấu mình trong một hình thức tầm thường giản dị. Trong những người tầm thưởng giản đi mà chúng ta đã gặp gỡ bố thí, biết đâu cũng có người phi phàm vượt thế. Chỉ một lần dâng tặng đến người như thế, phúc lạc chờ đợi chúng ta là vô hạn ở mai sau ...” (Luận về Nhân Quả - Chơn Quang)
>Xem thêm video: "Nguyên nhân của mê tín":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Xem thêm