Thứ ba, 23/01/2024, 13:30 PM

Bốn đối tượng của thiền tập

Trong kinh Niệm Xứ, Trung A Hàm 98, Đức Phật có dạy cho chúng ta về bốn đối tượng mà chúng ta có thể tu tập trên đó. Bốn đối tượng đó là thân thể, cảm thọ, tâm ý và đối tượng của tâm ý. Vậy ta tu tập trên bốn đối tượng này như thế nào?

Trước hết chánh niệm luôn là sự khởi đầu của tất cả các nền tảng công phu tu tập, của các pháp môn hành trì. Nếu không có chánh niệm thì ta không thể nào nhận biết được những gì xảy ra một cách sáng suốt, trong lành và định tĩnh được.

Thân thể, cảm thọ, tâm ý và đối tượng của tâm ý giống như một căn nhà có bốn phòng. Và trong mỗi phòng của căn nhà này có rất nhiều đồ đạc. Căn nhà không có đèn, ánh sáng mặt trời cũng không thể nào chiếu vào được. Vì vậy phòng nào của căn nhà cũng điều tối hết.

Nếu ta muốn đi vào nhà và đi vào mỗi phòng sẻ rất khó khăn. Vì đồ đạc nhiều và không ngăn nắp, gọn gàng, hơn nữa lại không có ánh sáng nên ta không thấy đường, vì thế ta sẻ bị vấp té bất cứ lúc nào.

Ta muốn dọn dẹp làm gọn gàng căn nhà này lại và sắp xếp lại mọi thứ trong phòng. Thì điều trước tiên là ta phải bật đèn lên. Làm sao ta có thể dọn dẹp, làm ngăn nắp căn nhà có bốn phòng này nếu như ta không thấy gì trong đó. Ánh sáng rất cần cho trường hợp này.

Ta muốn thân thể ta an tịnh, tâm ta nhẹ nhàng an lạc, thảnh thơi thì ta cũng cần phải thắp lên ngọn đèn cho thân tâm mình. Ngọn đèn đó là năng lượng của chánh niệm.

Một khi ngọn đèn chánh niệm được thắp Lên, một khi ngọn đèn trong căn phòng tối đã được thắp lên thì bất kể là căn nhà đó đã bị tối bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu triệu năm, trong giây phút ngọn đèn được thắp lên căn nhà sẻ sáng ngay lập tức và bốn căn phòng trong ngôi nhà đó cũng được chiếu sáng. Năng lượng của chánh niệm được thắp lên thì thân thể, cảm thọ, tâm ý và đối tượng của tâm ý cũng sẻ được chiếu sáng bởi năng lực của chánh niệm.

Những thái độ cần có trong thực hành Thiền

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi năng lực của chánh niệm hướng về thân thể sẻ giúp ta trở về và thấy rõ thân thể ta hơn. Ta sẻ thấy được những phần đau nhức mệt mỏi của thân thể. Ta thấy rằng hai vai ta luôn căng cứng, trán ta luôn nhăn lại, hai đầu chân mày co lại gần nhau.

Ta thấy rằng trong đời sống hàng ngày ta đã xử dụng thân thể thể của mình làm việc quá sức. Ta đã không cho cơ thể ăn uống điều độ và ngủ nghỉ đúng giờ.

Cơ thể ta đã phát đi rất nhiều tín hiệu để báo cho ta về tình trạng sức khỏe của thân thể nhưng ta đã cố tình lơ đi, hoặc ta đã không có đủ năng lực của chánh niệm để nhận ra được những tín hiệu này...

Nhơ thực tập chánh niệm hướng về thân thể ta nhận ra được những điều trên. Ta đáp lại những tín hiệu trên bằng sự ăn uống, ngủ nghỉ điều độ. Ta bắt đầu biết cách thư giãn hơn, biết cách chăm sóc cơ thể mình và làm cho thân thể an tịnh hơn.

Ta biết chọn lựa những loại thức ăn để nuôi cơ thể mình không những ngon mà lại còn lành. Ta không đưa vào cơ thể mình những thức ăn tuy ngon miệng nhưng lại có nhiều độc tố gây nên bệnh tật. Nhờ có chánh niệm về thân thể mà ta biết lắng nghe thân thể hơn. Ta biết cách để cho cơ thể mình tự trị liệu lấy một cách hoàn toàn tự nhiên.

Khi năng lực chánh niệm hướng về cảm thọ ta sẻ khám phá ra rất nhiều điều thú vị. Ta sẻ nhận thấy được có ba loại cảm thọ thường phát khởi. Ba loại cảm thọ đó là cảm thọ dễ chịu, cảm thọ khó chịu và cảm thọ trung tính. Cảm thọ trung tính hay còn gọi là xã thọ nghĩa là không dễ chịu cũng không khó chịu.

Nhờ có năng lực của chánh niệm mà ta khám phá ra rằng nếu một cảm thọ phát khởi là cảm thọ dễ chịu ta sẻ thấy được nguồn ngốc phát khởi của chúng. Và với cảm thọ này sẻ ảnh hưởng lên thân tâm ta về lâu dài như thế nào. Ta sẻ thấy được nó có tác dụng nuôi dưỡng hay tàn phá.

Còn nếu đó là một cảm thọ khó chịu nhờ ánh sáng của chánh niệm mà ta cũng biết nó có nguồn ngốc từ đâu. Không những biết được nó bắt nguồn từ đâu mà ánh sáng của chánh niệm có thể ôm ấp, làm dịu lại cảm thọ khó chịu đó. Sau đó năng lượng của định, năng lượng của tuệ sẻ giúp ta chuyển hoá cảm thọ khó chịu đó.

Và đó là một cảm thọ trung tính thì ánh sáng của chánh niệm sẻ chuyển hoá nó thành cảm thọ dễ chịu. Ví dụ dễ hiểu nhất cho trường hợp này là sự ghẹt mũi. Chắc bạn nhớ rất rõ là khi bị nghẹt mũi mình đã bị khó thở và bạn cảm thấy khó chịu, bực bội như thế nào. Nhưng ngay trong giờ phút bạn thở được bình thường, thoải mái lúc này cảm thọ của ta đang ở trong trạng thái xã thọ ta thấy thật bình thường. Nhưng khí ánh sáng chánh niệm rọi vào sẻ giúp cho ta thấy được rằng hít thở bình thường như thế là một hạnh phúc. Thì ngày lúc đó xã thọ hay thọ trung tính đó sẻ biến thành lạc thọ. Còn một ví dụ khác mà mọi người thường gặp phải là khi răng bị đau. Vậy mà khi răng ta không có đau nhức ta không nhận ra rằng không đau răng là một hạnh phúc. Nhờ ánh sáng của chánh niệm soi chiếu vào mà ta có thể chuyển hoá xã thọ của việc không đau răng thành một lạc thọ.

Kế đến là thực tập chánh niệm hướng về tâm ý. Như vậy tâm ý là gì? Tâm ý là những gì phát khởi trong tâm ta như buồn, thương, giận, ghét, hy vọng, tuyệt vọng...

Khi quan sát tâm ý mình ta sẻ thấy rằng trong tâm ý ta có thể chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất là những tâm ý tích cực, nhóm thứ hai là tâm ý tiêu cực và nhóm thứ ba là tâm ý bất định. Tâm ý bất định ta không thể xếp vào hai nhóm trên. Tâm ý bất định không thể xếp vào hai nhóm trên bởi vì nó có khả năng là tích cực và đôi khi nó là tiêu cực. Ví dụ như hối tiếc hoặc tư duy.

Còn nhóm tâm ý tích cực và tiêu cực là những nhóm tâm ý nào? Nhóm Tâm ý tích cực như là thương yêu, tha thứ, bao dung, chấp nhận... nhóm tâm ý tiêu cực như là buồn chán, tuyệt vọng, trách móc, giận hờn...

Theo tâm lý học phật giáo thì tâm ý cũng còn được gọi là tâm hành (Cittasamskara). Và trong tâm lý học phật giáo chia ra làm 51 loại hiện tượng tâm hành.

Ánh sáng của chánh niệm sẻ giúp ta nhận diện được những gì phát khởi trong tâm và thấy ra được cội nguồn của những tâm hành này. Chỉ khi ta có thể thấy ra được bản chất của những tâm hành phát khởi trong tâm thì khi đó ta mới có thể chuyển hoá chúng.

Trong đời sống hiện đại này khi mà mọi người đang chịu rất nhiều từ áp lực công việc thì sự căng thẳng, lo lắng, buồn phiền dễ dẫn ta đến chứng bệnh của thời đại - bệnh trầm cảm. Nếu ta không có chánh niệm, không thấy được gốc rễ của sự lo lắng, bất an, muộn phiền trong tâm ta thì ta không có cơ hội chuyển hoá, trị liệu chứng bệnh thời đại này.

Ta biết rất rõ rằng giữa thân và tâm ta có mối liên hệ mật thiết. Những gì ảnh hưởng trên thân sẻ ảnh hưởng đến tâm và những gì ảnh hưởng đến tâm cũng sẻ ảnh hưởng đến thân. Các chứng bệnh cao huyết áp, đau nhức kinh niên, chứng mất ngủ có thể được trị liệu Thông qua thiền tập và kể cả một vài bệnh ung thư cũng có thể khỏi bệnh nhờ thiền tập, thái độ vui sống và tư duy tích cực.

Dùng ánh sáng chánh niệm soi vào những gì đang diễn ra trong tâm ta sẻ cho ta rất nhiều bài học thú vị về chính tâm mình. Cho ta thấy được bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của những tâm hành, tư tưởng đến đi trong tâm thức ta.

Yếu tố cuối cùng mà năng lực chánh niệm hướng vào đó là đối tượng của tâm ý. Đối tượng của tâm ý cũng là tất cả những đối tượng của tri giác của chúng ta: cái bàn, cái nghế, chậu hoa, cây, lá, ao, hồ, sông, núi...

Khi ta nhìn sâu vào bản chất của đối tượng tâm ý ta thấy được bản chất của chúng cũng là vô thường, duyên sinh, vô ngã. Ta thấy được cái này tồn tại thì nhờ cái kia tồn tại. Cái này có vì cái kia có. Ta thấy được mọi hiện tượng liên hệ với nhau sinh khởi và tồn tại.

Chưa phật và bồ tát ngộ ra được lý duyên sinh này mà tự đó, giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Ta là một hành giả thiền tập, ta cũng sẻ có rất nhiều cơ hội để ngộ ra điều này. Muốn làm được như vậy thì trong đời sống hàng ngày ta phải nuôi lớn năng lực của Niệm (Smrti), Định (Samadhi) và Tuệ (Prajna).

Năng lượng của Niệm, Định và Tuệ càng hùng hậu thì sẻ cho ta thấy cái thấy về thực tại đang là một cách sâu sắc và sống trọn vẹn được với thực tại đang là.

Đời sống ngày nay hiện đại, con người có rất nhiều những điều kiện tiện nghi vật chất. Nhưng du có nhiều những tiện nghi vật chất thì cũng không đủ làm cho ta hạnh phúc. Vậy điều gì có thể làm cho ta hạnh phúc? Đó là một đời sống tâm linh.

Hành thiền trong đời sống hàng ngày là mình đang nuôi dưỡng đời sống tâm linh của chính mình. Đời sống tâm linh càng thăng hoa thì sự an lạc hạnh phúc càng lớn. Và con đường tâm linh chính là con đường thực nghiệm mà không phải chỉ là luận thuyết về một thế giới siêu hình nào đó.

Càng thực tập thiền sẻ giúp ta tháo bỏ được rất nhiều sự cố chấp, giáp điều. Thực tập thiền sẻ giúp ta phát triển được sự yêu thương, hiểu biết, tha thứ, bao dung chuyển hoá được những đau khổ trong tâm như thèm khát, hận thù, ích kỷ, tuyệt vọng...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm