Dùng thiền tập để chữa trị và chuyển hóa chứng trầm cảm kinh niên được không?
Hỏi : Nhiều người mắc chứng trầm cảm kinh niên do các hóa chất trong cơ thể tạo ra. Có thể dùng thiền tập để chữa trị hay dùng cả dược phẩm được không?

Ảnh minh họa.
Đáp:
Những tâm hành của chúng ta như sự lo sợ, hờn giận, và tuyệt vọng sản sinh ra những hóa chất đi vào trong máu huyết. Tâm ảnh hưởng tới thân và thân ảnh hưởng tới tâm. Thân và tâm tương tức với nhau. Tôi không chống lại việc dùng dược phẩm, nhưng tôi muốn nhấn mạnh và khuyến khích thực tập chánh niệm để khỏi bị lệ thuộc vào dược phẩm.
Một ngày nào đó ta sẽ nhận ra rằng ta có thể sống mạnh khỏe mà không cần dùng đến thuốc men. Có nhiều cách để thay đổi sự vận hành của tâm thức. Nếu biết cách chuyển đổi tâm hành của mình thì chúng ta sẽ biết cách thư giãn, biết cách ôm ấp và chuyển hóa nỗi sợ hãi, lo lắng trong ta. Khi ta chuyển đổi được các tâm hành thì ta sẽ chuyển đổi được cơ cấu hoạt động của cơ thể, tạo nên một sự thăng bằng giữa các hóa chất được tiết ra trong cơ thể.
Nếu nghĩ rằng ta cần dùng thuốc thì cứ dùng. Nhưng đừng nên tin cậy hoàn toàn vào thuốc mà nên tin tưởng vào sự thực tập và sự chuyển hóa của tự thân. Môi trường sống rất quan trọng. Có những loại gen, bản thân chúng không tự hoạt động được mà phải nhờ vào môi sinh kích hoạt. Vì vậy, hãy chọn cho mình một môi trường sinh sống lành mạnh, có nhiều yếu tố nuôi dưỡng và tưới tẩm những hạt giống tích cực, vui tươi, thương yêu và không sợ hãi trong ta. Ta sẽ nhận ra rằng nhờ đó mà ta được chữa trị nhanh chóng.
Tất cả những gì ta đang tiếp xúc như chuyện trò, phim ảnh, sách báo, âm nhạc…đều có thể khơi dậy những nét đẹp trong ta. Khi nghe một bài pháp thoại, những hạt giống tích cực trong ta sẽ được tưới tẩm. Khi biết được những hành vi thương yêu của người khác ta sẽ thêm tin tưởng về cuộc đời và về tương lai. Điều đó sẽ tưới tẩm hy vọng và thương yêu trong ta. Cho nên hãy để cho những hoàn cảnh tốt đẹp tưới tẩm những hạt giống tích cực trong ta.
Hãy thiết lập ra những cộng đồng có cuộc sống lành mạnh cho con cháu, bạn bè, những cộng đồng sống bình dị, bớt tiêu thụ, để cho mọi người trong cộng đồng được hạnh phúc hơn. Nếu để dành cuộc đời mình cho việc xây dựng những cộng đồng sống lành mạnh và bình dị như thế thì ta sẽ có rất nhiều niềm vui. Những người sống với ta trong những cộng đồng ấy biết mỉm cười, biết thưởng thức từng bước chân đi, biết sống an trú trong giây phút hiện tại. Như vậy thì sự chữa trị sẽ tiến triển một cách rất khả quan.
Trích từ Hỏi đáp từ trái tim.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm