Bốn khía cạnh của tình thương đích thực
Khi nếu ra bốn danh từ Từ Bi Hỷ Xả điều ta phải để ý trước tiên là bốn từ đó diễn tả bốn mặt của một thực tại mà ta tạm gọi là tình thương, tính thương đích thực, tính thương chân thật.
>Tình yêu thương là chất keo nuôi dưỡng cuộc sống hiện tại
Vì vậy cho nên ta phải thấy được liền tính cách tương tức giữa bốn cái. Phải thấy được rằng một cái là do ba cái kia làm ra thì ta mới có thể hiểu được giáo lý vi diệu về tứ vô lượng tâm. Ví dụ như yếu tố Hỷ tức là niềm vui. Nếu trong tính thương mà không có yếu tố niềm vui thì tính thương đó không thể gọi là tính thương đích thực được. Cho nên trong Từ đã có Hỷ. Một tình thương trong đó chỉ có sầu đau thì làm sao được gọi là tình thương chân thật…
Rồi ta nhìn vào Xả, Xả là sự không vướng mắc, không theo phe không kỳ thị. Nếu tính thương của chúng ta mà có tính cách phe phái kỳ thị và vướng mắc thì tình thương ấy không phải là tình thương đích thực. Vì vậy trong Từ có Xả. Thường thường ta dịch Xả là equanimity có người dịch là evenmindedness. Xả cũng có nghĩa là non–attachment, release, letting go. Vậy thì nó là một khía cạnh của tình thương chân thật. Khi chúng ta còn vướng mắc còn kỳ thị còn theo phe thì tính thương đó chưa phải là tính thương đích thực.
Bi là gì? Bi là chí nguyện và khả năng có tác dụng làm vơi nỗi khổ, chuyển hoá nỗi khổ, Bi là compassion, relieving pain, có khả năng làm nhẹ đi những niềm đau. Tình thương chân thật thì phải chứa đựng những yếu tố ấy. Nếu tình thương mà không làm cho niềm đau của người ta bớt đi, không có khả năng chuyển hoá thì làm sao ta gọi nó là tình thương chân thật? Nếu Từ là đích thực thì nó chứa đựng sẵn Bi, Hỷ và Xả. Bi cũng vậy, nếu Bi là Bi đích thực thì cũng chứa đựng Từ Hỷ và Xả, Hỷ mà là Hỷ đích thực thì cũng chứa đựng Từ, Bi và Xả. Xả đích thực không phải là sự lạnh lùng, indifference. Từ indifference này nghĩa nguyên hay lắm, nhưng bây giờ có người dịch indifference là thờ ơ. Indifference vốn là không thấy có sự khác biệt.
Ví dụ mình có hai đứa con mà mình thấy hai con đều là con mình thương như nhau, mình không có kỳ thị người này, mình không có vương mắc người kia thì cái đó là indifference. Nhưng bây giờ trong cái văn chương ngôn ngữ của ta indifference được hiểu là thờ ơ, là lạnh lùng, là không quan tâm. Indifference đáng lý phải được hiểu là không có difference. Xả đây tức là hiện tướng của cái trí tuệ gọi là bình đẳng tánh trí (samata prajna). Sama là bình đẳng, samata là bình đẳng tánh, tức là khả năng thấy được người này và người kia cùng một thể tánh, là đồng đẳng, không có sự khác nhau gì hết, không có sự phân biệt giữa mình và người tức là vượt thoát cái gọi là ngã mạn, vượt thoát cái được gọi là tam mạn; còn có sự so sánh, còn thấy có sự khác biệt giữa ta và người còn thấy có ranh giới giữa ta và người thì chưa có Xả.
Vì vậy Xả là một yếu tố rất thiết yếu của tính thương chân thật. Xả cũng phải được thực hiện từ từ. Ví dụ khi ta quán chiếu và quán sát một người và đi được vào thịt da và tâm tư người đó thì ta mới bắt đầu hiểu và thương người đó được. Và tự nhiên ta với người đó trở thành ra một. Tình thương đó là tình thương đã có Xả; Còn nếu ta quán sát người đó mà người đó vẫn là người đó, ta vẫn là ta, ta không đi vào người đó được, ta không sống bằng xương bằng thịt bằng thọ bằng tưởng của người đó thì ta chưa có lòng thương đích thực. Être dans la peau de quelqu’un tức là sống trong da thịt của người đó. Sự quán chiếu cũng vậy. Tự nhiên mình biến thành người đó và mình hiểu người đó toàn vẹn. Khi lòng thương trào lên nhờ cái thấy bình đẳng ấy thì ta gọi nó là Từ là Bi; mà Từ và Bi đó đã chứa đựng Xả.
Xả đây có nghĩa là lấy đi cái ranh giới giữa mình và người, không phân biệt không kỳ thị và chúng ta thoáng thấy được tính cách mầu nhiệm của sự thực tập này. Ta thấy rằng nếu không quán chiếu thì không thể thực sự thương yêu được. Không quán chiếu thì làm sao ta có thể đặt ta vào hoàn cảnh, vào da thịt của người kia để có thể hiểu được người kia và trở thành người kia? Khi ta trở thành người kia rồi thì lúc đó tình thương mới gọi là tình thương đích thực, không có đối tượng không có chủ thể, người thương và người được thương trở thành một. Chừng nào ta còn nói tôi là người thương, anh là người được tôi thương thì chừng đó chưa có Xả. Cũng như khi ta cầm cái búa và đóng đinh.
Thay vì đóng trên đinh thì ta có thể vô ý đóng trên ngón tay. Tay trái bị đau làm rơi cây đinh xuống, tay phải tự nhiên bỏ búa, cầm lấy ngón tay trái và chăm sóc một cách rất tự nhiên không phân biệt. Vô phân biệt không có nghĩa là vô tri. Nó không nói: Tôi là tay phải đây, anh là tay trái, anh vừa bị thương, tôi là người đang giúp anh đây. Tay phải không bao giờ có cái phân biệt như vậy. Cái không phân biệt ấy tiếng Anh gọi là non–discrimination nhưng nó không phải là vô tri. Nếu bàn tay ấy vô tri thì nó đâu biết bỏ cái búa xuống để chăm sóc bàn tay trái? Khi chứng đạo người ta có vô phân biệt trí, tức là có cái trí tuệ vô phân biệt. Sau khi chứng ngộ rồi thức thứ bảy trở thành một loại trí gọi là bình đẳng tánh trí. Bình đẳng ở đây là không thấy sự khác nhau, sự bằng nhau sự thua nhau sự hơn nhau. Cái đó liên hệ tới tam mạn mà ta đã học trong kinh Tam Di Đề. Và cái tình thương chân thật cái tình thương cao tột phải có yếu tố Xả. Không phải Bụt đã góp chung lại bốn cái giáo lý tách rời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm