Thứ sáu, 08/03/2024, 07:45 AM

Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (1)

Trước tiên xin hãy nhất trí với nhau rằng mọi thảo luận trao đổi nhằm tìm đến chân lý chứ không phải vấn đề thắng hay thua. Và chỉ vậy mới đạt được sự chân thành, khiêm cung và khoa học.

1. Luật nhân quả

“10 câu hỏi trăn trở và thao thức" mà tôi vừa gửi đến Phatgiao.org.vn đó là tất cả hy vọng chuyển đến các bạn hữu quan tâm đến Chánh Pháp, những câu hỏi mong nhận được sự tham gia thảo luận, đàm đạo nghiêm túc một vấn đề bỏ dang dở nhiều năm: Chuyện về Trưởng lão Thích Thông Lạc, người Tỳ kheo chứng đắc A-la-hán kể từ sau khi Đức Phật tịch diệt đến nay hơn 2.600 năm. Điều trước tiên, xin hãy gạt bỏ sang bên những luận bàn mang tính chất đố kỵ, tị hiềm, ganh ghét, nhỏ nhen. 

Điều thứ hai, sau khi BBT lưu ý nhắc nhở tôi thận trọng khi vấn đề vẫn chưa ngã ngủ với 2 luận điểm đánh gía trái chiều về TTL “chứng hay chưa chứng”. Có lẽ clip của Đức Pháp chủ đã nói thay tôi. Riêng tiêu đề của bài viết này tôi công nhận đã đọc qua nhiều bài trên thư viện Hoa Sen (TVHS) và thực sự nhận ra một mối bận tâm và lối viết có tính học thuật của học giả Trần Kiêm Đoàn nên xin phép mượn làm đầu đề để chúng ta cùng khảo cứu nghiêm túc. 

Tôi lưu tâm đến bài viết của học giả vì sự rạch ròi, có luận cứ, luận điểm để tập trung thảo luận, không lan man. Có năm vấn đề ông nêu ra:

1. Đạo đức Phật giáo về hiếu hạnh

2. Hối lộ thần thánh

3. Luật nhân quả

4.Tự lực hay tha lực?

5. Đường về xứ Phật là tâm đạo

Để trích dẫn bài viết của Ông Trần Kiêm Đoàn, tôi xin viết tắt TKĐ và bài viết của Thầy Thông Lạc tôi cũng xin viết tắt TTL. 

Trước tiên xin hãy nhất trí với nhau rằng mọi thảo luận trao đổi nhằm tìm đến chân lý chứ không phải vấn đề thắng hay thua. Và chỉ vậy mới đạt được sự chân thành, khiêm cung và khoa học. Tất cả những luận đề được ông nêu lên và trình bày đều gợi mở một không gian để luận bàn ngay cả người dành cho TL TTL sự tôn kính hay đang ra sức công kích, đả phá.

Trong quyển Phật học Nam truyền của hai tác giả Joseph Goldsein và Jack Kornfield ( 1987)- Người dịch: Tì kheo Giác Nguyên có kể lại câu chuyện có người đến hỏi Lạt ma Govinda rằng phải có thái độ thế nào trước quá nhiều truyền thống sai biệt nhau của Phật giáo. Ngài Govinda trả lời rằng “giáo pháp của đức Phật chẳng khác gì một hạt giống được gieo trên đất và từ đó đâm chồi nẩy lộc thành một cội cây đầy đủ gốc, cành, thân lá. Đứng trước cội cây đó, mỗi người một cách chọn lựa: kẻ thích gốc, người thích cành...Và dĩ nhiên cứ vậy mỗi chon lựa, và sự  khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào...”

10 câu hỏi trăn trở và thao thức

01

Đây có lẽ đủ để lý giải sự bất đồng chưa bao giờ hết trong nhiều hệ phái Phật giáo nhưng sự lắng dịu cũng dễ hiểu. Trong năm luận đề ông đưa ra tôi xin được đề cập luận đề thứ 3, Luật nhân quả trước vì tôi cho đó là lý do của mọi vấn đề về “hiện tượng”, mọi vấn đề “thực tại”.

Tôi có gửi mail đến tác giả TKĐ về loạt bài viết về “10 câu hỏi trăn trở và thao thức” trong đó, tôi mạnh dạn nêu lên những phân tích để tập trung tự giải thích một câu hỏi lớn nhất: Vì sao hơn 33 năm dạy đạo mà một A-la-hán không đào tạo nổi một người kế nghiệp, phục hưng chánh Pháp?

Đó là điều mong đợi chính đáng của chúng sinh, của những người quan tâm Phật Pháp. Và trong số đó, bài đầu tiên “Câu hỏi thứ nhất: Có chăng sự khác nhau giữa Đức Phật và Trưởng lão.”. “Có lẽ mọi người sẽ cho rằng tại sao lại quan trọng hoá xuất thân khi mà cuối cùng đều là bậc A-la-hán. Vâng! Mọi hành động thân khẩu ý của một A-la-hán đều đạt chuẩn mực vô lậu, thanh tịnh nhưng hoàn toàn sai nếu hiểu sâu nhân quả. Không có ngoại lệ cho một A-la-hán. Không ai thoát ra ngoài nhân quả, A-la-hán chỉ làm chủ, chỉ chuyển nghiệp, chỉ làm biến dịch, thay đổi hoàn cảnh, thay đổi từ trường xung quanh…nhưng A–la-hán không thể thoát ra ngoài sự vận hành sinh-diệt của tự nhiên”. 

TTL (1)“…Hỡi các con! Luật nhân quả không tha thứ cho một người nào, dù người ấy chứng đạo như Phật vẫn phải trả nhân quả. Mọi việc xảy ra tại tu viện Chơn Như này đều do phước chúng sanh chưa đủ, nên thầy gặp nhiều khó khăn…”.

Tôi cho đây là sự thừa nhận thất bại. Nhưng vẫn hơi tiếc vì Trưởng Lão vẫn chưa nhận ra nhân quả không tha thứ cho một người nào…cho dù chứng đạo như Phật để rồi viện dẫn phước chúng sanh chưa đủ…Chúng sanh là toàn bộ thế giới vô minh vẫn đang chờ một A-la-hán ra đời. Nhưng  A-la-hán không làm thay đổi gì, chuyển biến gì lại nỡ đổ cho chúng sanh.

Ta thấy Trưởng lão đã dày công suốt 33 năm vừa dạy học trò, vừa viết sách để lại hậu thế cả cái thư viện Chơn Như. Ngài không tiếc công sức cho đến khi xả bỏ báo thân để về cõi giới tịch tịnh, bất sinh, bất diệt. Không ai có quyền phụ bỏ công sức ấy dù bàng quan với số phận của mình, không tu tập mà cứ đắm nhiễm trong dục lạc. Tuỳ hỷ, chi có những đố kỵ, ghét ghen, ích kỷ, nhỏ nhen mới tìm lời thị phi, công kích. Và đặc biệt những người kế thừa cũng không thể vô tư thừa hưởng thành quả mà không tư duy, vun đắp khiếm khuyết của Trưởng lão trong quá trình hoằng dương, phục hưng chánh Pháp. Viết hay nói đến khiếm khuyết không phải để chỉ trích, công kích mà chính là bổ sung, hoàn thiện giáo pháp đã bị pha tạp, đánh tráo vì lợi, vì danh vì pha tạp kinh sách, và cả những kẻ kế thừa một cách vô tư ngày nay

TKĐ: “Luật nhân quả mà Thầy Thông Lạc nhắc đi nhắc lại thường xuyên trong 10 tập Đường Về Xứ Phật là một nguyên lý lạnh lùng và khô héo thuần lý tính và máy móc. Hễ đánh là động; hễ hô là ứng. Thực tế không đơn giản và kết cấu sơ sài như thế…”

Chỗ này tôi cho rằng ông TKĐ nên xem lại, nói đến Luật nhân quả chúng ta không nên để cho những nhầm lẫn, đánh tráo với thuyết định mệnh. Chính định mệnh mới lạnh lùng và khô héo thuần lý tính và máy móc. Luật nhân quả khác hoàn toàn, có thể tương đồng với luật hấp dẫn bởi “bạn sẽ là cái bạn muốn”.

Sự chuyển dịch, thay đổi nhân quả, tạo duyên lành để mọi ác Pháp đều có thể biến dịch, nhường chỗ cho thiện Pháp. Một Đức Phật sau khi thành đạo, bắt đầu hành trình với tâm thức “nhân giới” khác với một A-la-hán bắt đầu bằng “pháp giới”, bằng sự canh cánh nỗi lòng vì chánh pháp, đả phá, đánh mạnh vào những hủ lậu, mê tín và vô hình chung tạo nên cuộc chiến thị phần hơn là đại hạnh, nhân duyên chánh Pháp. Cái nguyên lý bất di bất dịch của nhân quả là qui trình gieo hành vi gặt tính các, gieo tính cách gặt số phận. 

Hành động khác, ngôn ngữ khác, tư duy cũng khác. Nó làm nên tất cả, tạo duyên để chuyển dịch, thay đổi tất cả. TKĐ: “Định kiến và chấp trước là nguyên nhân sự vắng bóng một hướng nhìn thông thoáng và một tinh thần xả ly của lý Phật Đà trên đường về xứ Phật…”. Tôi đồng tình với nhận định này dù khá nặng nề nhưng không phải không có cơ sở.

“…Dĩ nhiên cứ vậy mỗi chọn lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên…”. Đọc lại lập luận của ngài Govinda, bạn sẽ nhận ra cái lý mà không ai có thể phản bác, đó là giữa trùng trùng duyên khởi dù thế nào, bạn cũng sẽ phải “chọn” lựa để sống, để tiếp tục sống cho đến khi rời bỏ thế tục, xả bỏ báo thân. Điều đó có nghĩa rằng kể cả bậc A-la-hán cũng không vượt ra ngoài qui luật. Tự tri, tự chứng, tự đạt để trở thành một A-la-hán, bạn sẽ thấy sự phi thường trong triệu triệu người không dễ tìm được một, vì sao: Để trở thành là con người bình thường nhất giữa triệu triệu người có thể tịnh chỉ hơi thở, dừng tất cả các hành trong 7 ngày, 7 tháng, 7 năm…(Tứ thánh định) để đạt đến trạng thái cân bằng những rối nhiễu tứ đại.

Sự cân bằng ấy giúp dung thông toàn bộ Tứ niệm xứ mà trí tuệ trở nên vượt trội. Nhưng A-la-hán vẫn mang thân tứ đại…vẫn chịu sự chi phối của nhân quả, vô thường, có sinh, có diệt. Đoạn diệt được lậu hoặc nội thân, không còn dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, không còn tự ngã, không có cái ta, của ta, bản ngã của ta, nhưng mọi hành động, việc làm lại là điểm bắt đầu của vận động tư duy.và chịu sự chi phối nhân quả là vậy. Chính vì cái lý này mà mọi qui chiếu đúng -sai, phải- quấy, khôn- dại, nên- hư, thành -bại, được- mất thực sự trở thành trò hề trước nhân quả. Khi đã qui chiếu vào thanh bại, được mất tức đã vô tình làm suy yếu luật hấp dẫn, suy yếu từ trường thiện lành, nhân thiện lành đó là điêu tự nhiên.

Không nên nhầm lẫn luật nhân quả với thuyết định mệnh là vì vậy.

Đức Phật để lại cho hậu thế bài học trí tuệ và nhân cách, đạo đức là thứ mà không thể đem cho đi, mà chỉ có thể chỉ ra phương pháp để tự thắp đuốc lên mà đi, để tự tìm kiếm trí tuệ, nhân cách, lòng bao dung, yêu thương tất cả chúng sinh. Đức Phật không áp đặt, không chỉ bảo cách sao chép, cách tạo một bản sao của Đức Phật mà chỉ đưa ra phương pháp luận cũng như những giáo pháp làm công cụ. Thuyết giảng về điều đó chắc chắn Trưởng lão đã làm thật tốt. Nhưng khác nhau ở chỗ Đức Phật cứ lặng lẽ dạy đạo như một người gieo duyên còn nhận thức thì lại tuỳ duyên bá tánh. Còn Trưởng lão thì đầy những ưu tư, những bức xúc, phiền lòng qua “Những bức tâm thư của Trưởng lão”. Qua những trách móc về “phá hạnh độc cư”, về “ăn phi thời” về “học trò bạc nghĩa” về “sóng gió Chơn Như”. Công nhận luật nhân quả, tức bạn thừa nhận mỗi người là thỏi nam châm mà “từ tính” được chuyển đổi, biến dịch từ bên trong từng giây, từng từng sát na. Một từ tính “nhân giới” khác từ tính “pháp giới”.

Thật tiếc khi mà Trưởng lão đã nắm được chìa khoá, một phương pháp luận nhưng lại lãng quên, đánh rơi. “Xác định các pháp tu tập” đó cũng là do “sức hút từ tính”.

Đức Phật sau khi chứng đắc đã quay trở lại tìm hai vị thầy mà mình đã thẳng thừng từ bỏ dù được trọng vọng, kính cẩn “Hiền giả hãy ở lại đây chúng ta cùng chăm sóc cho hội chúng". Với tấm lòng kính trọng bậc thầy đã có thời dạy dỗ, Đức Phật mong được gặp để độ người. Trong kinh Kinh thánh cầu (26) , Đức Phật trở về Alara Kalama thì ông đã mất trước đó một tuần, trở lại Uddaka Râmaputa thì ông mới mất hôm qua. Đó là tấm lòng của một đệ tử. Và cũng vậy, tấm lòng của người con, người cha, người chồng…trách nhiệm của một con người sinh ra trong thế tục hiểu biết định vị cuộc đời và cái nghĩa phải trả mà Đức Phật độ cho La-Hầu La, độ cho vua Tịnh Phạn, độ Da-du-đa-la tất cả đủ để lý giải nhân quả hàng loạt những con người được Đức Phật độ sinh, vượt thoát luân hồi, đắm nhiễm. Độ cho Tăng đoàn 500 Tỳ kheo chứng đắc. 

Khác với Đức Phật, Trưởng lão sau khi chứng đắc cũng trở lại tìm thầy cũ để trình thầy, xin phép thầy cho nhập diệt, xả bỏ báo thân. Tâm lý nôn nóng phục hưng chánh Pháp đã thôi thúc Trưởng lão tìm đến thầy cũ, khi ấy là người đầy đủ uy tín, có chức sắc trong Giáo hội. Chỉ vậy thôi chứ không ai muốn nhập diệt phải trở lại xin phép thầy cũ. Và nhân quả đi đúng qui trình, đi đúng với dự liệu của Trưởng lão. Phật giáo Nguyên Thuỷ bắt đầu gây tiếng vang làm rúng động giới Tăng ni, tu sĩ, phật tử khắp nơi cả trong ngoài nước. Cái Chùa Am vắng vẻ giờ ùn ùn người đến tu tập...

“Đạo hữu cũng nên có đôi lời nhận định. Tôi quý cái tâm ngay thẳng của Hòa thượng Thích Thông Lạc, nhưng lại e rằng, lời Thầy viết ra quá bộc trực nên không khỏi gây nhiều chao động, nhất là đối với thế hệ Phật tử đàn em của chúng ta.”. (Trích dẫn trong bài của ông TKĐ). Đây là ý kiến của cư sĩ Nguyên Thanh khi trao cho ông TKĐ bộ sách ĐVXP. Nhận định khách quan của cư sĩ Nguyên Thanh đã khiến cho ông TKĐ chú ý và đọc cẩn thận bộ sách.

Chính tư duy mà Lạt ma Govinda giải thích “…Dĩ nhiên cứ vậy mỗi chon lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên…” đã dẫn dắt Trưởng lão đến quyết định rút “Bát chánh đạo” từ 37 phẩm trợ đạo vào tập trung cho tám lớp học để chuẩn bị cho ra đời hàng loạt A-la-hán. Nhưng Bát chánh đạo với chánh kiến, chánh tư duy…lại không phải là hệ thống tri kiến, hệ thống công thức toán hoc mà chính là hệ luận cho quá trình dung nạp, chọn lọc, tu bổ tri kiến, trợ đạo là vậy nhưng  “Sự khiếm khuyết, ngộ nhận”  mà Lạt ma Govinda cảnh báo trong hành trình tiếp duyên, chuyển dịch nhân quả thực giá trị.…

Còn tiếp. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm