Câu hỏi thứ 9: Tại sao Tứ niệm xứ vào cuộc nâng cao lại rơi vào bế tắc?
Tại sao một trong 3 Pháp bảo (Nhất tâm - Tứ niệm xứ - Tứ chánh cần), Tứ niệm xứ lại được mang đi lẻ loi, đơn độc vào cuộc nâng cao, chọn lọc mà lại rơi vào bế tắc.
Tại sao một trong 3 Pháp bảo (Nhất tâm - Tứ niệm xứ - Tứ chánh cần) Tứ niệm xứ lại được mang đi lẻ loi, đơn độc vào cuộc nâng cao, chọn lọc mà lại rơi vào bế tắc.
Tứ niệm xứ, lẽ ra được đồng hành với mọi hành giả từ bước đi đầu tiên cùng với nhất tâm và Tứ chánh cần. Nhưng vì được nâng tầm quan trọng lên một bậc, thành thử chỉ đi cùng với những tu sinh vào “chuyên tu”. Ba pháp bảo mà Đức Phật khẳng định là bài học cơ bản nhất, vi diệu nhất, thù thắng nhất cho người tu tập định bị tháo rời.
1. Nhất tâm là định.
2. Bốn niệm xứ là định tưởng.
3. Bốn tinh cần là định tư cụ.
4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
5. Thở vô và thở ra là thân hành.
6. Tầm tứ là khẩu hành.
7. Tưởng thọ là tâm hành.
Tăng Nhất A Hàm tập 3.
Không thể có hướng đi nào khác khi phá bỏ công thức này. Thầy đã nhầm Nhất tâm.
“…1. Nhất tâm là gì? Nhất tâm là “tâm ly dục ly ác pháp”, chứ không phải nhất tâm là tâm “không vọng tưởng, tâm không niệm thiện niệm ác”. Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, cho nên đức Phật gọi là “Bất Ðộng Tâm Ðịnh”.
Câu hỏi thứ 8: Tại sao ma ngũ ấm, tẩu hoả nhập ma được giới thiệu trước tu sinh?
Do vậy nên câu này đức Phật dạy: “Nhất tâm là định”. Ở đây các bạn phải khéo hiểu, nếu hiểu không đúng nghĩa thì các bạn sẽ hiểu theo kiểu kinh sách Ðại Thừa và Thiền Tông.
Ly dục theo nghĩa nhất tâm (Tăng nhất A-hàm tập 3) chính là soát xét 5 thứ dục của con người. Chính vì con người bao giờ cũng trong trạng thái bất xứng khủng khiếp. Nếu chưa hiểu sự “phân công” “phân nhiệm” rõ ràng, việc ai nấy làm, không đùn đẩy trách nhiệm thì bạn chưa hiểu gì về sự bất xứng đó của thân và tâm. Tâm (danh, lợi), thân (thực, thuỳ-ăn ngủ). Tâm lo phần tâm vì đó là người chủ gia đình. Thân là kẻ nô bộc chỉ trông chờ được nghỉ ngơi, được ăn ngủ thôi. Người Nhật giàu có nhất nhì thiên hạ cho nên thân, tâm luôn chia hai khủng khiếp. Sự hợp nhất hiếm hoi của thân tâm đó là sự thăng hoa tính dục. Chỉ lúc giao hợp, chỉ sinh hoạt tình dục mới có hợp nhất, có nhất tâm mà thôi. Nhưng rồi cũng chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi. Và phong cách sống của Người Nhật đúng theo bản chất 5 dục lạc ấy, cái hiếm hoi thăng hoa là giây phút hoà hợp nhất tâm sao không quí trọng. Và Người Nhật thật khổ sở với thiên tai sóng thần, động đất. Cuộc sống là mối dây liên hệ khắng khít của nhân quả, không rời nhau.
Dứt bỏ được danh, lợi đã là một giai đoạn không đơn thuần, vì nó là của tâm, tâm chủ động. Nhưng tiết chế được thực, thuỳ mới là thử thách sinh tử. Không có phương pháp tác ý nào hiệu quả thực sự ngoài phương pháp “ăn chay ngày một bữa”. Thực và thuỳ thuộc thân cho nên lệ thuộc “chất” nuôi dưỡng, biến dịch, thay đổi về “sinh lý” thay đổi tất cả lậu hoặc đã huân tập, nó không tuỳ thuộc cái “muốn” của Tâm. “Tâm chủ, tâm tạo tác” nhưng với cái tâm bao dung, độ lượng, tuỳ thuận, dẫn dắt chứ không phải cái tâm bạo lực, cưỡng bức.
Tứ chánh cần là một công cụ “trợ đạo”, hướng tâm đi theo sự đồng thuận, dìu đỡ cả cái thân chứ đừng nghĩ “quyền lực” có thể chi phối nhiếp phục tất cả, không thể dùng quyền lực mà chế ngự. Có hai loại “quyền lực” quyền lực thiện và quyền lực ác. Quyền lực ác thì có thể bất chấp chỉ nhắm đến mục đích, nhưng quyền lực thiện không hành xử như vậy. Dân tộc Kogi chưa bao giờ hành động mà không có sự đồng thuận. Việc đưa ra khẩu lệnh phản tác dụng là điều tự nhiên. Chính cái quyền lực ác gặp phải ma ngũ ấm, thần kinh giả.
Yếu chỉ của Đức Phật là hệ thống nhất quán: Ta thành chánh giác nhờ tâm không phóng dật. Không ngoại trừ ai, tất cả chúng ta đều phóng dật liên tục. Thân việc này mà tâm thì việc khác, chẳng bao giờ có tinh thần hợp tác. Chính vì vậy, bất kỳ tự viện, tịnh thất nào cũng nhắc nhau về tỉnh giác. Nhưng sự thực tỉnh giác mới chỉ một phần, chưa phải nhất tâm. Tu tập là phải nhất tâm. Nhưng nhất tâm thế nào?
Hãy hình dung người bạn vô sắc có thể bỏ rơi cái sắc đã vì mình mà nó bạc nhược, liệt tuệ, yếu ớt phiền toái trong chuyến vượt ngục của mình được chăng? Không thể, ngũ uẩn giai không kia mà. Và vậy thì cứ nắm tóc lôi xểnh nó đi như giải phạm nhân. Được chăng? Xin các vị đừng cố gắng nhập định tứ thánh khi chưa luyện tập để nhất tâm, chưa hợp nhất chữa bệnh với giác ngộ do đó dễ bị ngũ ấm ma nhập, các vị thiền hữu sắc (Thiền tưởng) cũng vậy khi gặp thần kinh giả, tẩu hoả nhập ma…hãy đọc và nghiền ngẫm thật kỹ điều này để nhận diện ma tưởng, ma ngũ ấm. Nói chung bạn hợp nhất để có được tinh thần đồng đội, không bỏ rơi bạn đồng hành. Trong khi nó (sắc) không phân biệt bạn đồng hành là ai dù yếu ớt, bệnh tật nó dịch chuyển, biến hoặc tứ đại, thay đổi đến cùng. Chỉ có điều, bản chất nó (sắc) “vô cầu, vô chấp”. Và đáng tội, bạn vừa có ý định “ngồi thiền tí đi” nó ngoan ngoãn xêp chân kiết già, lặp lại cân bằng tứ đại, dù đau nhức, dù nóng rát, khó chịu…cái tinh thần hợp tác tuyệt vời làm được không biết bao nhiêu việc của người ban đồng hành chưa bao giờ được biểu dương mà chỉ bị công kích, phê phán!!!
Trong ba pháp bảo thì nhất tâm quyết định thành bại, cùng với “ăn chay ngày một bữa” định đoạt bạn có vào sơ thiền hay không. Rút Tứ niệm xứ, vất bỏ chìa khoá vàng tam pháp, sử dụng chưa hết công năng của Tứ niệm xứ…đó là sai lầm căn bản, tạo nên hàng loạt nghịch duyên sau này khiến con đường Nguyên thuỷ mãi ngoài ý nghĩa đánh động tệ nạn mê tín, cầu tha lực, chùa to Phật lớn, còn lại vẫn chỉ là “cuộc chiến thị phần” không hơn không kém.
Nếu bạn hiểu tường tận tứ đại bạn sẽ thấy khi câu hữu tứ đại, Tứ niệm xứ cho bạn nhìn rõ sự bất xứng thân tâm giữa danh, lợi với thực, thuỳ. Mặc khác, khi hành trì tinh tấn, nhuần nhuyễn, bạn thấu suốt rõ ràng cái sắc - một trong ngũ dục nó không dễ dàng buông tha bạn.
Người viết bài này thuộc hàng U70, “ăn chay ngày một bữa” trải nghiệm thật rõ từng ngày cái sinh lực trên thân, trên tâm khi đã đoạn diệt lậu hoặc thô phù. Sự chứng nghiệm ở tuổi trung niên, sự tàn phá cuộc đời trong dục lạc mà cái kết hầu như ai cũng gặp phải là tình trạng “trên bảo dưới không nghe” dù có “lệnh” thế nào thân cũng cưỡng lại. “Ăn chay ngày một bữa”, với sự thông suốt những nghẽn tắt, uế trươt, khí huyết tuần hoàn tốt, tiêu hoá hoàn hảo, không bảo mà “nó” lại luôn sẳn sàng “hợp tác”. Sự “từ chối” dứt khoát của bạn lại là khả năng làm chủ, khả năng điều phối trong nhất tâm là điều kiện để có một thân gỗ khô, vớt khỏi nước. Đừng nói những người trẻ, đầy sức sống cho dù lậu hoặc sung mãn, tràn đầy trên thân thì sắc dục cũng chịu sự “cạnh tranh” mạnh mẽ. Chính vì vậy mới có Luận Bảo Vương Tam Muội: Không bệnh tật thì dục vọng dễ sanh. Đó là nói về sức “cạnh tranh” của ác Pháp. Bệnh tật (ác pháp) triệt tiêu sắc dục (ác pháp) chứ không làm muội lược tham dục, đoạn trừ lậu hoặc nói chung. Bạn có nhận ra sự khác nhau giữa cái dục bị tàn phá bằng sự cạnh tranh của tham dục, bằng sự liệt tuệ và cái dục được chế ngự bởi nhất tâm, bởi sự muội lược tham dục, bởi sự tinh tấn tu tập để có minh sanh, ánh sáng sanh, ám diệt vô minh diệt rồi chứ.
Khi bạn hành trì tốt giai đoạn chữa bệnh toàn bộ hệ thần kinh được “giải toả” khỏi những ức chế dược liệu, cơ thể hoạt động tốt, bạn không còn những triệu chứng “lâm sàng” mà chỉ còn lại sót lại một ít “lậu hoặc” là những dấu hiệu, triệu chứng “mãn tính”. Viêm chân răng, có chút máu chân răng. Viêm xoang mãn, sưng tấy vùng xương hàm…Với Thiền định, tôi đã có khoảng chục lần ngồi trải khăn trên đùi, nghe dòng chảy ấm nóng nước mũi đặc quánh, kéo sợi lòng thòng. Viêm thần kinh ngoai biên, hiện tượng cơn đau chạy chỗ, không cố định vị trí…
Từng trải nghiệm, chịu đựng, vượt qua những thử thách với người bạn đồng hành, tôi hiểu rõ thiền chữa bệnh cũng vậy, tại đây họ luôn cảnh giác, bảo vệ pháp môn trước sự “pha tạp” sự “trà trộn, rối nhiễu” của pháp môn khác. Tôi ban đầu là người trò chuyện với học viên 5 -10 phút trước khi “khai mở luân xa” (tôi không tin trò mở LX nhưng vẫn cứ làm vì đã trót) vì là người tư vấn CLB ung thư và tiểu đường, về sau “quyền nói chuyện” ấy cũng bị tước bỏ. Tôi rời xa TSH vì vậy.
Trong khi tôi ứng dụng tất cả kiến thức hỗ trợ bởi quan niệm tất cả những gì là tinh hoa thì không thuộc của pháp môn, phe phái, hay cá nhân nào mà là của con người. Cạo gió là một ví dụ, còn tinh thần bảo vệ pháp môn của TSH lại là trò chơi tâm linh, cuộc dẫn dắt môn sinh vào vùng mù, u mê, hoang tưởng. Kể cả vùng tưởng cực đoan, hay vùng thức cực đoan, đều đả phá, công kích mọi giá trị của y học thực chứng, y học bổ sung, y học thực dụng, và cuối cùng không đem lại kết quả làm nghẽn tắt con đường nhất tâm.
Chúng ta lớn lên trong sự chi phối mặc định của âm dương vừa tương hợp vừa đối kháng rất khó thoát ra định kiến cố hữu đó để giải thoát chính mình. Diệt dục hay ly dục nằm trong ý nghĩa đó. Phải biết diệt cái gì, đến đâu, tương tự như sự có mặt của âm dương vậy.
Cho nên “ăn chay ngày một bữa” chính là cái giới hạn đó. Bạn có tất cả sức khoẻ, trí tuệ (nhờ ly dục), bạn sa đà đi đến đoạn diệt (dục lậu nhấn chìm) hay bạn sẽ chết đi (bệnh tật, tai ương hay tự sát) để tái sinh một hợp thể khác. Đó là 3 lộ trình nhân quả. Lộ trình ấy tuỳ vào năng lực tương tác, tương ưng vì thế giới quanh ta luôn trùng trùng duyên khởi. Tai sao cả gia đình tôi và rất nhiều đồng môn cuối cùng đều bỏ thiền chữa bệnh vì bị chỉ trích “ngồi như con cóc”, chỉ mình tôi mang thiền “con cóc” tìm đến với Nguyên thuỷ, tìm đến những dữ liệu mà Trưởng lão để lại. Như đã nói tôi vẫn dành cho thầy trọn vẹn sự kính trọng vì những công sức phục dựng chánh Pháp, còn mọi người duyên sự còn mỏng, gãy đổ trước thử thách cũng là chuyện nhân quả mà thôi.
Tứ niệm xứ dù được chỉ rõ “Quán…để khắc phục tham ưu ở đời”. Có nghĩa rằng có hai vế trên từng địa hạt “quán” và “khắc phục”. Vô tình mà những năm ở TSH tôi chưa tìm hiểu về Tứ niệm xứ nhưng lại áp dụng nhiều phương pháp y học bổ sung, hành trì Tứ niệm xứ ngay từ giai đoạn đầu. Trong khi ở Chơn Như nó như một giáo trình cao cấp hơn cho tu sinh vào chuyên tu. Còn nhiều nơi khác lại có lớp thiền quán Tứ niệm xứ. Cách hiểu, cách ứng dụng mỗi pháp chính là…nhân quả chứ còn gì nữa.
Tóm lại Tứ niệm xứ cùng với Tứ chánh cần hỗ trợ cho nhất tâm là định. Sự luyện tập, sự tu tập, tái tu tập những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy. Trong 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc thì pháp đầu tiên lại là tri kiến. Phải luyện tập để có một tri kiến đầy đủ, thấu suốt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm