Câu hỏi thứ 8: Tại sao ma ngũ ấm, tẩu hoả nhập ma được giới thiệu trước tu sinh?
Tôi may mắn đi từ chữa bệnh lần sang giác ngộ. Và đặc biệt trên đường đi đã nhặt nhạnh những thứ mà Trưởng lão đánh rơi.Tôi không phụ bỏ, xem thường công sức phi thường của thầy. Vì cũng từ thầy, tôi rút ra bài học nhân quả.
“Nhiệt tâm nhưng tu sai cách dễ hóa điên khùng”. Đó là tiêu đề chính bài 1 viết trong giáo án đường lối tu tập có 8 bài của Trưởng lão.
1. Nhiêt tâm nhưng tu sai cách dễ hoa điên khùng
2. Sư TT trình bày kinh nghiệm
3. Phải có minh sư chỉ dạy để tránh ma tưởng nhập
4. Cư sĩ Minh Tông trình bày kinh nghiệm
5. Tư tưởng phải tự chuẩn bị, Thầy chỉ là người dẫn đường
6. Nguyên nhân bị tẩu hỏa nhập ma
7. Bốn nguyên nhân đưa đến tu tập thất bại
8. Ma tưởng không nhập được khi sống ý thức
Điên khùng, một trạng thái thần kinh mà Trường Sinh Học (TSH) phân ra hai loại: Thần kinh thật - để chỉ hiện tượng sang chấn bệnh lý lâm sàng và thần kinh giả để chỉ những sang chấn mang tính tâm lý. Ít ai liên hệ đến khoa tâm lý học thần kinh, phân tâm học để có những phân tích thật sự đầy đủ, toàn diện. Nếu có cái nhìn toàn diện bạn sẽ nhìn nhận một thực tế mà WHO đã cảnh báo từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với tỉ lệ hơn 75% con người trên toàn thế giới mắc chứng trầm cảm một triệu chứng thần kinh giả, tiềm ẩn thần kinh giả, sang chấn tâm lý. Chỉ có điều sâu cạn, nặng nhẹ khác nhau, nó nằm lắng trong tưởng một trong 4 ấm vô sắc (thọ, tưởng, hành, thức). Nói về triệu chứng lâm sàng, về biểu hiện, đặt cho nó cái tên đó là công việc của nghành y. Alzheimer, Parkinson hay rối loạn chuyển hoá (để chỉ bệnh tiểu đường), tăng sinh tế bào để chỉ ung thư.v.v..Nhưng không có ai chịu trách nhiệm chỉ ra nguồn cội của bệnh tật ấy, chứng bệnh ấy. Mà nói chung cách gọi là căn, là nghiệp như Phật giáo cũng tạm gọi là chuẩn xác.
Câu hỏi thứ 7: Vì sao chưa làm rõ sự khác nhau giữa lẽ đời và lý đạo?
Kinh sợ hãi khiếp đảm (Trung bộ kinh) “…Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: “Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với thân nghiệp thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu”. Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát thân nghiệp hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi…”
“…khẩu nghiệp không thanh tịnh … (như trên)… có ý nghiệp không thanh tịnh… (như trên)… có mạng sống không thanh tịnh…”.
“…Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tham dục, có ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước tham dục, có ái dục cường liệt, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên…”
“…Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tâm sân hận ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, có tâm sân hận ác ý, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên…”
“…Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị hôn trầm thụy miên chi phối…”.
“…Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào dao động, tâm không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị dao động, tâm không an tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên…”
”…Nghị hoặc, do dự…”
“…Khen mình, chê người…”
“…Run rẫy, sợ hãi…”
“...Ham muốn lợi dưỡng, cung kính danh vọng…”
Chỉ trích một phần thôi để khảo sát về tỉ lệ của…75% con người nằm trong ấy. Sợ hãi khiếp đảm đó là một trạng thái tâm lý nhiều hay ít đều có ở mỗi người. "Trút nỗi sợ đi” của Lester Coleman, Nguyễn Hiến Lê dịch, từ khoảng giữa thế kỷ trước thể hiện căn bản tình trạng trên. Đi đường vắng, sợ. Ở một mình nơi vắng vẻ, gần nghĩa trang, sợ. Giàu có, tiền bạc đầy nhà, thóc lúa đầy kho, sợ. Cũng tất nhiên thôi.
Tất cả lậu hoặc cụ thể hơn về những khuyết tật mà con người đã vô tình huân tập hàng ngày, hàng giờ, từng sát na…Xin nhấn mạnh tất cả mọi người không loại trừ ai. Và chính thế, con đường tu tập đúng đắn đó là giai đoạn “tẩy rửa”, “quét dọn” từ Trưởng lão thường dùng. Trưởng lão là trường hợp đặc biệt không quá khó khăn, chỉ cần chút điều chỉnh, thu nạp tri kiến giải thoát là đã bước qua giai đoạn nhất tâm và vì vậy, Ngài không trải nghiệm nhiều việc “quét dọn”, nên thiếu “kinh nghiệm xương máu”. Chính vì thế xem nhẹ và nhầm lẫn nhất tâm là dễ hiểu, điều mà Đức Phật ví dụ như đánh lửa trên 3 thân gỗ (1. Đầy nhựa đặt trong nước; 2. Không nhựa, trong nước và ; thân khô vớt khỏi nước). Vì chưa nghiệm xét đầy đủ tương quan thân tâm, nhầm lẫn, hiểu sai nhất tâm, dùng ý chí, đề cao như lý tác ý, đuổi bệnh, không tham cứu, thẩm xét dòng chảy năng lượng (tứ đại), rút tứ niệm xứ để đưa vào giai đoạn “nâng cao”, lập pháp hành riêng biệt cho 2 cấp sơ thiền và tứ thiền vì Định “nhốt” gọn cả 4 bậc tứ thánh, đó là những sai lầm đưa đến việc xem thường, “đánh rơi” chìa khoá vàng đã đưa đến thực trạng hiện nay. Và cuối cùng sai lầm trong hoạch định chiến lược giáo dục, đào tạo “A-la-hán”.
Năm thứ dục lạc (danh, lợi, sắc, thực, thuỳ) một nửa cho tâm (danh, lợi) một nửa cho thân (thực, thuỳ) chỉ có sắc dục là hợp nhất cả hai thành một. Vì vậy mà Kim Cương thừa Nguyên thuỷ lấy hình tượng tương phản “sắc dục”, một trạng thái thăng hoa tinh dục để biểu đạt và rồi trở thành dị giáo “song tu” hầu đạt được cảnh giới tịch tịnh, Niết bàn.
Xả tâm, ly dục…đơn giản được hiểu cách tháo gỡ dính mắc, quét dọn tâm thức, ở sự lưu ký tưởng uẩn, quá quan tâm đến 4 thức vô sắc mà không khi nào nghĩ đến sự có mặt của sắc uẩn. Cái hệ quả chuyển từ vô sắc đến sắc, kết tụ, huân tập ở đó, bệnh tật ở đó kể cả bệnh có biểu hiện lâm sàng, gọi tên triệu chứng và cả những bệnh không tên, bệnh mà Tây y điên đầu với nó mà TSH có tên gọi “cơn đau chạy chỗ” hay cả những bệnh “vong” bệnh “ma nhập”, bệnh gọi “phần mờ” và nhiều dấu hiệu thần kinh, bệnh trầm cảm, bạn tưởng nó nằm yên trên não bộ sao. Nó là cả hệ thống cảm giác, đối cảm giác, thần kinh tự trị…và dòng chảy năng lượng (tuần hoàn-tứ đại) tương tác liên tục khắp cả châu thân.
Xin thuật lại một chút về căn bệnh của cậu em rể tôi. Một buổi chiều tối đứa em gái gọi điện cho biết chồng nó vừa nhập viện mổ ruột thừa. Tôi chạy sang Vạn Phúc, Bệnh viện vừa chuyển sang Bệnh viện tỉnh vì mới chụp thuốc mê lại có dấu hiệu “sốc”. Chạy sang, vừa tỉnh lại, nhưng bệnh viện chẩn đoán bệnh phổi, chờ sinh thiết. Có dấu hiệu ung thư. Và đúng vậy, lại chuyển bệnh viện Chợ Rẫy…
Nằm đấy một đêm, tôi điện bảo đem về, trốn về cũng được. “Lấy sinh mạng anh bảo đảm cho nó. Cứ chở về có chết dọc đường về đây anh chết theo, chôn luôn một thể” Đứa em bảo “Từ từ, sáng em coi xin về không cho em cũng trốn”.
Hôm sau, về ghé ăn sáng, bình thường rồi từ đó nhập môn “Thiền chữa bệnh” TSH luôn. Tất cả những chứng bệnh chẳng biết đâu mà lần, đánh lừa các phương tiện, thiết bị y khoa là những nghẽn tắt, khí huyết mà TSH gọi tên “cơn đau chạy chỗ”. Những đốm mờ, trắng đục như khối u bất kỳ trên vùng nào đó của cơ thể. Những chẩn đoán ung thư gan, nám phổi, ung dạ con hay gì gì đó. Nhân nói đến nguyên nhân, tôi cực lực lên án cách mà Tây y đã đuổi khỏi kiến thức dân gian phương pháp cạo gió. Họ chẳng biết kinh mạch, huyệt đạo nào cứ đánh tuốt lại ngay mạch đốc, đánh tuốt lại ngay các du huyệt. Trên thế giới chưa có dân tộc nào biết đánh thông nghẽn tắt, uế trược trên cơ thể, cái mà huân tập, dồn ứ, chuyển thành tất cả các bệnh, không loại trừ cả bệnh ung thư. Tất nhiên đấy không phải là nguyên nhân duy nhất.
Trở lại với câu chuyện chiếc chìa khoá vàng. Trưởng lão là trường hợp đặc biệt, chỉ quét dọn trên tâm rồi vào nhị thiền, tam thiền, tứ thiền cũng trải nghiệm trạng thái gay go, như con đại tượng qua sông nhưng điều ấy chưa đủ khi mà mấu chốt là giai đoạn nhất tâm, vì nhất tâm là định.
Điều may mắn đối với tôi là trải nghiệm chữa bệnh ở những năm tháng TSH. Và cho đến câu hỏi như “một công án” thì tôi cứ day dứt, tìm kiếm câu trả lời cho đến khi bừng ngộ. Nhưng cũng chưa phải dễ dàng gì đâu. Có lẽ hơn một năm tôi rời TSH và bắt đầu thể nghiệm “ăn chay ngày một bữa” giống như những phương pháp Osawa, tiết thực…
Với mọi người, ăn chay ngày một bữa vẫn chỉ được xem là giới hạnh, giới đức. Chưa có công trình nghiên cứu lâm sàng trên thực thể. Nếu có tôi tự nguyện làm “con chuột bạch”. Ngay chứng bệnh mà thầy Đỗ Đức Ngọc gọi tên hiệu ứng cộng đồng là nhiễm độc truyền thông. “Bệnh tiểu đường” chỉ là cái bẫy của giới tài phiệt khi hạ chỉ số “tiêu chuẩn” từ 1990.
Tôi tin chắc cả chứng bệnh trầm cảm với tỉ lệ 75% - 80% dân số thế giới cũng vậy. Cả bệnh ung thư cũng không khác. “Ăn chay” đã là làm sạch, làm thanh tịnh cơ thể. Nhưng quan trọng “ngày một bữa” lại chưa được y học thực chứng, y học bổ sung, y học thực dụng nói đến khi mà nó thay đổi lịch trình hoạt động, nâng cao năng suất, bảo trì hoạt động của bộ máy tiêu hoá, đưa bộ máy tiêu hoá đến sự hoàn mỹ. Thầy Đỗ Đức Ngọc (KCYD) mỗi năm 2 lần tiết thực ½ tháng, chỉ uống chanh đường. Bộ máy tiêu hoá đẩy ra sạch sẽ những bùi nhùi đen kịt trên đại tràng, tiểu tràng. Nhưng rồi sau đợt tiết thực lại quay về “thọ thực bình thường”. Vì chứng nghiệm này mà tôi quyết định “ăn chay ngày một bữa”.
Tôi vẫy tay chào y học bổ sung Khí Công Y Đạo cũng từ phương pháp này. Nhưng để có thay đổi, không phải ngày một ngày hai. 7 ngày ung thư cũng hết tôi cho là quá táo bạo, liều lĩnh giống như tất cả các loại quảng cáo dược phẩm, thực phẩm chức năng. Nếu các bạn có một nghiên cứu đầy đủ, chi tiết về “ăn chay ngày một bữa” và đưa ra thời gian cụ thể hơn thì còn có thể, nhưng ở đây, ngay tại tu viện việc thiểu dục và ly dục (chay ngày một bữa) vẫn còn nhập nhằng như một thủ thuật trong cuộc chiến thị phần hầu thu hút Phật tử. Nhân quả đây chứ còn đâu nữa.
Đừng cho là tôi sa đà vào câu chuyện y học mà lãng quên tiêu đề ban đầu. Tôi đang nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp nhất, của nhất tâm Trưởng lão đã bỏ qua. Ta thấy rõ tất cả mọi người đều nhất nhất tuân phục sự chỉ dạy, chỉ có việc chuyên chú giới luật “ăn chay ngày một bữa” là có vấn đề, phá hạnh độc cư là có vấn đề. “…Vì vậy mà hôm nay tại sao Thầy tuyên bố ẩn bóng? Tại vì Thầy thấy quý thầy đến tu với Thầy mà không bỏ cuộc đời, không đoạn dứt cho nên Thầy bỏ Thầy đi. Chớ nếu mà quý thầy mà, hoàn toàn là người nào đến đây với Thầy mà đứt đoạn hết cuộc đời, trắng như vỏ ốc, Thầy hoàn toàn Thầy ở đây dạy.
Sau thời gian Thầy đã chứng nghiệm hai khóa rồi, Thầy thấy hoàn toàn là ương ương, gàn gàn, đời không chịu bỏ mà đạo thì muốn tu, làm sao mà Thầy dẫn đi được?
Cho nên Thầy phải ẩn bóng mà thôi. Là Thầy còn thương đời đó, chớ còn không Thầy nhập diệt!
Đến đây quý thầy đã biết con đường của đạo Phật thực tế và cụ thể giải thoát cho con người, không còn mơ hồ, huyền bí, mà chỉ có tu sai không đúng Pháp của Phật thì mỗi ngày tâm dục, tâm sân càng to lớn, và thiền định thì dễ lọt vào tà thiền, khiến con người rối loạn cơ thể, mất trí, trở thành điên khùng hoặc ông lên, bà xuống, ợ ngáp, xưng ông này, bà kia, thật sự là do dùng Tưởng ức chế tâm quá mạnh làm cho cơ thể rối loạn thần kinh…”.
Như bài 1 tôi đã nói, mọi việc không ngoài nhân quả. Ít ai quan tâm vì sao sự kiện chọn lọc những học trò ưu tú để vượt qua “tứ thiền” bị tẩu hoả nhập ma, bị ma ngũ ấm quật ngã thầy chẳng những không “giấu” mà lại đem ra trước đám đông tu sinh. Việc “công khai” không làm yếu, làm mất tí nào uy tín với học trò mà còn chứng minh thầy là người đặc biệt không phải ai cũng được như vậy. Đám học trò lại là những người bình thường, họ cần một phương pháp bình thường mà thầy lại không có. Đó cũng là nhân của quả để rồi lại có quả của nhân, một hành trình bất tận. Sự kính trọng, xem thầy là bậc tôn sư hiếm hoi, một hiện tượng may mắn cho nhân loại sau 2500 năm Phật tịch diệt. Gần 80 đầu sách của thư viện Chơn Như đã là tài sản vô giá. Tôi may mắn đi từ chữa bệnh lần sang giác ngộ. Và đặc biệt trên đường đi đã nhặt nhạnh những thứ mà Trưởng lão đánh rơi.Tôi không phụ bỏ, xem thường công sức phi thường của thầy. Vì cũng từ thầy, tôi rút ra bài học nhân quả. Hàng loạt nhân duyên đầu tiên:
- Thầy dễ dàng đạt được đạo quả mà hàng triệu triệu người trước đó không làm được.
- Nguyên nhân sinh khởi của mọi duyên đó là bước đi thuận lợi nhưng lại là nghịch duyên khiến thầy không nắm bắt được nhất tâm, bỏ rơi pháp bảo, phá hỏng cả tam pháp.
- Sự khác nhau về thân thế, về động lực, so với Đức Phật tâm trạng “nôn nóng phục hưng chánh Pháp” (bài 1).
- Những sai lầm khi hoạch định chủ trương giáo dục, cải cách, thay đổi tất cả. (1. Tứ thánh định nằm gon trong Định, 2. Mất hướng cho Giới và Tuệ; 3. Chuyển Bát chánh đạo - thay Tứ vô lượng + Tứ bất hoại tịnh - Rối loạn pháp hành với 37 phẩm trợ đạo).
- Đả phá, công kích cái sai nhiều thay vì tập trung nêu rõ chánh Pháp, cái đúng, sự vi diệu của Nguyên thuỷ.
- Lạc mất hướng đi của chánh đạo, hướng mà Đức Phật truyền lại cho hậu thế: Đó là Thiền định tứ thánh, luôn “mắng” học trò chúi mũi thiền định “như con cóc”.
- Không lưu giữ lại được những chìa khoá, công thức để làm pháp bảo mà hai trong số đó là “Xác định các pháp tu tập” - Kinh Tăng nhất A hàm; và “Bát thành” Tứ thánh Định + Tứ vô lượng tâm.
Tứ thánh định, không đơn giản, có thầy kề bên còn chưa nhập được huống hồ…
“…Trong tu viện có một vị cư sĩ muốn nhập loại Thiền này mà vợ con không bỏ, nên cố nín thở để tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền khiến cho phổi bị tổn thương sanh ra bệnh, đây là một kinh nghiệm rất lớn để cảnh giác cho những ai muốn tu về Tứ Thánh Định.
Chúng tôi cũng được nghe ở Qui Nhơn có một bác sĩ nghe tịnh chỉ hơi thở, ông ta không biết tu tập như thế nào mà đã chết luôn. Đây là những điều cảnh giác cho người ham tu mà tự tu là rất nguy hiểm, tu là phải có người hướng dẫn. Minh Tông không nghe lời dạy của Thầy, không chịu sống độc cư và không xa lìa bạn bè vợ con để xả tâm, bảo rằng Phật không có dạy độc cư nên còn xin Thầy cho phép tiếp bạn bè và vợ con nếu họ đến thăm, và còn hứa hẹn với Thầy là sẽ thực hiện tu hành chứng đạo có thần thông cho Thầy xem.
Thầy chỉ cười và bảo: “Nếu được vậy Thầy sẽ tuyên bố với Phật tử là con đã tìm được một con đường khác hơn con đường của Thầy và đã chứng đạo”. Sau đó không đầy một tháng Minh Tông đã khạc ra máu đống, đống… và đi trị bệnh. Tu là phải nhờ thiện hữu đi trước hướng dẫn chứ đừng tự mình tu là chết, đó là những hình ảnh cảnh giác cho chúng ta sau này. Minh Tông trình độ học thức trên Đại học nên cho mình là người có học, thông minh, hiểu biết, tự đọc kinh sách mà tu, cãi lời Thầy mới ra nông nỗi như vậy. Bởi vậy, những kiến giải của những nhà học giả là một sự nguy hiểm cho người thực hành tu tập…”.
Có lẽ để kết thúc bài này, xin chấp tay váy các thầy đại xá, hỷ xả bỏ qua cho những lời bất kính của kẻ hậu bối. Và xin các vị tôn túc, chư vị học giả, những người học cao hiểu rộng chỉ bảo thêm cho những điều mà tôi trình bày chưa đủ hoặc sai quấy, thì thật là đại phúc. Tôi xin lắng nghe và ngàn lần đội ơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm