Bức họa Phật Thích Ca khắc trên vách đá lớn nhất tại Nga
Bức họa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi cầm bình bát, khắc trên vách đá lớn nhất ở bang Buryatiah, Nga. Bức họa khắc trên vách đá Karang Bayan Khongor gần làng Bayan Gol, quận Khorinsky, một quận tự trị và hành chính ở trung tâm của Nga, một trong 21 quận của Cộng hòa Nga.
Thời xa xưa, khu vực Karang Bayan Khongor đã được xem là Thánh địa Phật giáo từ thời cổ đại. Sau khi bức họa đức Phật được điêu khắc vào năm 2016, khu vực này đã trở thành trung tâm hành hương và du lịch tâm linh nổi tiếng (Dharmayatra).
Theo truyền thống, các khu bảo tồn nhỏ này lưu trữ các hình ảnh của chư Phật, Bồ tát, hiền thánh tăng, các vị thiện thần hộ pháp, pháp khí, nhạc cụ, đèn chiếu sáng và nhiều thiết bị khác. Vào năm 2015, một bức tượng Phật và ba ngôi bảo tháp đã xuất hiện tại khu vực này.
Ý tưởng về hình ảnh Phật giáo xuất phát từ những người dân địa phương. Họ đã thỉnh cầu bậc Đạo sư tôn kính Yelo Rinpoche gia trì hộ niệm, bởi Ngài đã có cùng một giấc mơ trong một thời gian dài đã ứng hiện với điềm lành của người dân bản xứ.
Tôn giả Yelo (Yeshe Lodoy Rinpoche) sinh năm 1943 tại Tây Tạng. Năm lên 3 tuổi, Ngài được công nhận là tái sinh thứ tư của Yelo Rinpoche. Ngài đã nhập chúng tu học tại Tu viện Drepung Gomang, một phần của trường Phật học Gelug, khi Ngài lên 13 tuổi.
Năm 1959, Ngài rời quê hương Tây Tạng thân yêu và tỵ nạn tại Ấn Độ. Năm 1972, Ngài vào Học viện Nghiên cứu Trung ương Tây Tạng ở Varaanasi, Ấn Độ, nơi Ngài nhận được danh hiệu Achaya (Tib: Lopon).
Sau đó, Ngài làm việc trong Thư viện các Công trình và Cục Lưu trữ Tây Tạng ở Dharamsala và tiếp tục nghiên cứu tại Tu viện Drepung Gomang ở miền nam Ấn Độ.
Năm 1979, sau khi nghiên cứu sâu về triết học Phật giáo, Ngài đạt được trình độ giáo dục cao nhất trong truyền thống Gellug, được gọi là Geshe Lharampa, tương đương với học vị Tiến sĩ.
Năm 1993, Ngài chuyển đến Buryatia, một trong những quốc gia Cộng hòa Phật giáo ở Liên bang Nga, theo lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma và năm 2004, Ngài đã thành lập ngôi già lam Datsan Rinpoche Bagsha, trung tâm Phật giáo Tây Tạng ở Lysaya Gora, một trong những nơi cao nhất và đẹp nhất ở thủ đô Ulan Ude.
Hình ảnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được thực hiện với ảnh hưởng tối thiểu đến môi trường tự nhiên. Hình ảnh này không được chạm khắc hoàn toàn, chỉ có lớp đá trên cùng bị loại bỏ để hiển thị hình dạng của một bức tượng Phật. Hình ảnh Đức Phật được miêu tả mặc chiếc ca sa tăng sĩ truyền thống Phật giáo, an nhiên tọa thiền với hai chân tréo kiết già trong tư thế hoa sen. Tay phải của Ngài mô tả MudraDhyana (Thiền Mudra), trong khi cầm bình bát (Patra).
Bức tượng chiều cao 33 mét, bởi trong pháp số Phật giáo số 33 được coi là thiêng liêng. Con số này liên quan đến cõi trời Đao Lợi (Đao Lợi Thiên, Tam thập tam thiên), là tầng trời thứ 2 trong 6 tầng trời ở cõi Dục.
Theo vũ trụ quan Phật giáo, trời Đao Lợi nằm trên đỉnh núi Tu di, bốn phía đỉnh núi, mỗi phía đều có 8 thiên thành, thành Thiện kiến hay Hỷ kiến (Sudassana) ở giữa là cung điện của vua trời Đế Thích (Sakka), tất cả gồm 33 nơi nên gọi Tam thập tam thiên.
Kinh trường A Hàm, Phẩm Đao Lợi thiên, ghi: Chư thiên ở cõi trời Đao Lợi cao 1 do tuần, thọ trung bình 1.000 tuổi, ăn uống như loài người nhưng thực phẩm thanh tịnh hơn. Ở cõi trời Đao Lợi cũng có việc dựng vợ gả chôngd nhưng không ân ái, thiên nam và thiên nữ chỉ dựa vào nhau là thành tựu việc âm dương giao hợp. Lúc mới sinh ra, chư thiên sơ sinh có vóc dáng tròn trịa, bằng đứa bé 6 tuổi tại thế gian, tự có y phục. Cõi trời này có đầy đủ các thức quý báu, đền đài, lầu các, cảnh vật đều thù thắng, trang nghiêm.
Sinh về cõi trời Đao Lợi, làm con dân của Đế Thích là tín ngưỡng lâu đời của Ấn Độ xưa. Thánh mẫu Ma Da sau khi thác đã sinh về cõi trời này. Đức Phật Thích Ca đã có lần thuyết pháp cho Thánh mẫu và chư thiên ở cõi trời Đao lợi trong 3 tháng.
Chư thiên ở cõi này luôn sống trong hỷ lạc, vật chất sung mãn, tinh tấn tu tập Bát Chánh đạo () nên gọi là Hỷ Lạc thiên. Các vị Bồ tát giáo hóa ở cõi này thường tu tập hỷ (một trong bốn tâm vô lượng) nên còn gọi là Hỷ túc thiên.
Chư thiên ở Đâu Suất thân cao 4 do tuần, tuổi thọ trung bình 4.000 tuổi. Các vị thiên ở cõi trời này khi khởi dục chỉ cần nắm tay nhau liền được thọ dụng như ý.
Cõi trời này có hai viện, Đâu Suất ngoại viện và Đâu Suất nội viện.
Đâu Suất ngoại viên là nơi cư trú của chư thiên hưởng thọ nhiều dục lạc, rất ít khi được nghe thuyết pháp.
Đâu Suất nội viện là trụ xứ của Bồ tát Di Lặc, còn gọi là Tịnh độ Đâu Suất. Bồ tát Di Lặc hiện đang giáo hóa các Bồ tát ở đây, đương lai sẽ hạ sinh thành Phật. Phật Thích Ca, trước khi giáng xuống cõi Ta bà cũng ở Đâu Suất nội viện này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Infopol, những người theo Ngài Yole Rinpoche, Tezin Lama, đã giải thích ý nghĩa cao quý của hình ảnh Đức Phật, Ngài nói: “trang nghiêm các nơi thờ Phật, như tu viện, bảo tháp và tượng, thường được xây dựng hướng về phía nam. Tuy nhiên, chúng tôi có ý thức muốn chuyển một chút từ truyền thống này và hướng bộ mặt của Đức Phật đến Moscow và các thành phố lớn khác của Nga.
Trong thời kỳ khó khăn như bây giờ, điều này cần phải được thực hiện vì lợi ích chung cho cả quốc gia và dân tộc. Trong mọi thời đại, làm cho các cơ sở tự viện Phật giáo hoặc tạo các hình ảnh của Phật giáo luôn được xem là một hành động rất bổ ích.
Ở những nơi chúng xuất hiện, mọi thứ điều hài hòa. Tất cả các việc thảm họa thiên nhiên điều dừng lại, và có một số hiểu biết trong quan hệ của con người. Bệnh tật và số người chết vì tai nạn cũng đã giảm. Sinh vật tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc”.
Vào ngày 10/9/2016, Ngài Yelo Rinpoche cùng với các vị Lạt Ma khác từ Dasan Rinpoche Bagsha, đã tổ chức một nghi thức gia trì sái tịnh (theo tiếng Tây Tạng gọi là Rabne) với hình ảnh độc đáo này. Hơn nữa, các buổi hòa nhạc được tổ chức từ một số nhóm âm nghệ thuật âm nhạc truyền thống cũng như các cuộc thi văn hóa thể thao quốc gia trong các lãnh vực đấu vật, nhảy và bắn cung.
Khoảng 4.000 người hành hương chiêm bái từ các khu vực khác nhau ở Buryatia và một số thành phố lớn của Nga, đã theo dõi sự kiện lịch sử này. Vào các nghi lễ, các vị Lạt Ma và khách thập phương hành hương đã dâng cúng hàng triệu đóa hoa lên hình ảnh Đức Phật.
Thực phẩm, hoa, quả, hương và nến, là những lễ vật truyền thống trong văn hóa thờ cúng của Phật giáo. Cúng dường phẩm vật càng tố hảo, công đức thu thập càng lớn. Công đức lớn có được khi hình ảnh Phật được tạo ra, đặc biệt là hình ảnh tuyệt vời – đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn tâm vô lượng của Đức Phật.
Lip: Мантра Будды Шакьямуни. Тензин Лхарамба
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm