Thứ ba, 02/04/2019, 11:11 AM

Bức tranh vẽ phong cảnh chùa Thiên Mụ của cố họa sĩ Tôn Thất Đào bị cướp

Chiều 1/4, tin từ gia đình cố họa sĩ Tôn Thất Đào cho biết, đã trình báo cơ quan chức năng về việc bị kẻ trộm vào nhà lấy đi bức tranh sơn mài ngay tại tư gia 53 Mạc Đĩnh Chi (phường Phú Cát, TP. Huế). Đây là bức tranh vẽ phong cảnh chùa Thiên Mụ từ năm 1950 rất có giá trị.

Bức tranh bị cướp vẽ phong cảnh chùa Thiên Mụ và ba thiếu nữ áo dài, khổ 30x50cm, sáng tác khoảng thập niên 1950. Họa sĩ Tôn Thất Đào được mệnh danh là một trong những bậc thầy vẽ tranh lụa của Việt Nam.

Sinh thời họa sĩ này vẽ rất nhiều thể loại tranh, lên đến vài trăm tác phẩm, nhiều nhất là lụa, giấy dó, tiếp đến là sơn dầu, chì màu, phấn tiên… nhưng trong điều kiện thời tiết khá ẩm ướt và khắt nghiệt, cũng như cách bảo quản quá sơ sài, khoảng 30 tác phẩm còn lại tại tư gia của ông đều ở trong tình trạng hư hại, và có thể “biến mất” trong vòng 5-10 năm tới, nếu không được bảo quản và phục chế kịp thời.

Nhà nước cần nhanh chóng nghiên cứu khắc phục giúp gia đình lưu giữ những tác phẩm quý giá này, nếu không được, thì có thể để các tấm lòng hảo tâm của bà con được tham gia cứu giúp các tác phẩm đang ngày bị hư hại nặng.

Phong cảnh chùa Thiên Mụ (1950-tác phẩm mới bị đánh cắp) - Cố họa sĩ Tôn Thất Đào, Ảnh: PQ

Phong cảnh chùa Thiên Mụ (1950-tác phẩm mới bị đánh cắp) - Cố họa sĩ Tôn Thất Đào, Ảnh: PQ

Bài liên quan

Theo đó, khoảng 8h ngày 5-3, khi gia đình mở cửa nhà nhân ngày giỗ người con trai của cụ Đào, một nam thanh niên đi xe máy SH đến, tự giới thiệu nhiều năm trước từng theo học tại phòng mà gia đình cho thuê chỗ dạy thêm nên tiện đường ghé thăm.

Khi gia chủ xuống nhà dưới pha trà mời khách, người này đã tháo bức tranh trên tường xuống, ôm tranh chạy ra khỏi nhà, leo lên xe máy phóng đi. Hiện Công an TP Huế đang thụ lý vụ việc.

Họa sĩ Tôn Thất Đào (1910-1979), tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường cao đẳng Mỹ thuật Huế, vốn rất hiếm có tranh trên thị trường. Theo nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Hoàng (Huế), bức tranh nói trên hiện có giá khoảng 600-700 triệu đồng.

Tác phẩm Tam quan Từ Hiếu (1957)của cố hoạ sĩ Tôn Thất Đào - Sơn dầu

Tác phẩm Tam quan Từ Hiếu (1957)của cố hoạ sĩ Tôn Thất Đào - Sơn dầu

Bài liên quan

Ông Phan Thanh Quang, giảng viên Trường ĐH Nghệ thuật Huế cũng chính là người cháu rể của cố họa sĩ cho hay, với khổ bức tranh không quá lớn như thế kẻ trộm có thể lấy và di chuyển một cách khá dễ dàng. Việc bị trộm đột nhập vào nhà giữa ban ngày như thế để trộm tranh khiến gia đình vô cùng lo lắng, bất an. Theo ông Quang, do hoàn cảnh nên việc đảm bảo an toàn cho các tác phẩm còn lại của cố họa sĩ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay gia đình còn lưu giữ hơn 30 tác phẩm của cố họa sĩ, phần nhiều trong đó chất liệu bằng lụa có thể kể đến như Sông Hương núi Ngự (lụa), Phong cảnh Huế, Lăng Tự Đức (sơn dầu)...

Hiện gia đình cụ Tôn Thất Đào còn giữ hơn 30 bức tranh, trong đó có những bức "chính yếu" của cố họa sĩ như: Sông Hương núi Ngự bằng lụa, Phong cảnh Huế, Lăng Tự Đức bằng sơn dầu...

Đại nội Huế - tác phẩm của cố họa sĩ Tôn Thất Đào - Một tác phẩm quý giá đang có nguy cơ bị hỏng

Đại nội Huế - tác phẩm của cố họa sĩ Tôn Thất Đào - Một tác phẩm quý giá đang có nguy cơ bị hỏng

Sau nhiều lần báo chí phản ánh tình trạng tranh xuống cấp do chế độ bảo quản không đúng cách, đến nay người cháu rể Phan Thanh Quang đã đầu tư máy lạnh chống ẩm và thường xuyên mời các nhà chuyên môn ở Trường ĐH Nghệ thuật Huế đến tư vấn bảo quản, kiểm tra, xử lý những hư hỏng nhỏ.

Một góc phòng tranh của cố họa sĩ Tôn Thất Đào được gia đình bảo quản (Ảnh tư liệu)

Một góc phòng tranh của cố họa sĩ Tôn Thất Đào được gia đình bảo quản (Ảnh tư liệu)

Tuy vậy, có khá nhiều tác phẩm đang bị hư hỏng nặng, muốn phục hồi phải chuyển đi Trung Quốc với giá hàng trăm triệu đồng mỗi bức, ngoài khả năng của gia đình...

Từ trái: Mai Trung Thứ – Viễn Đệ – Tôn Thất Đào, Huế 1960 – ẢNH TƯ LIỆU ĐINH CƯỜNG

Từ trái: Mai Trung Thứ – Viễn Đệ – Tôn Thất Đào, Huế 1960 – ẢNH TƯ LIỆU ĐINH CƯỜNG

Bà Trần Thị Liên Phương – con dâu trưởng – cho biết hàng năm bà có đem tranh ra phơi. Lựa ngày nắng vừa phải, bà đưa ra hiên, lật úp tranh lại trong vài chục phút rồi lại đưa tranh vào. Cách thức do một người quen bày cho và bà không còn nhớ người đó là ai. “Có mấy bức cứ thỉnh thoảng rớt ra một mảng màu, rồi mục ra mà tui không biết cách chi để bảo vệ được”, bà Phương cho biết (Thái Lộc – Bộ tranh Tôn Thất Đào đang nguy cấp – Tuổi Trẻ – 1-4-2014). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm