Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Các cấp độ của giới pháp: Giới pháp của Sa di và Sa di ni (Mười giới pháp của Sa di)

Đây là những người nam hoặc nữ xuất gia từ 7 tuổi đến 70 tuổi, đã thọ mười giới mà chưa thọ giới Cụ túc.

Audio

Sa di là tiếng dịch âm của Pàli Sàmanera, và được dịch ý là Cầu tịch, Cần sách hay Tức từ. Nghĩa là ưa sự vắng lặng, siêng năng tu học, dứt bỏ việc ác, thực hành từ bi. Đây là những người nam xuất gia từ 7 tuổi đến 70 tuổi, đã thọ mười giới mà chưa thọ giới Cụ túc. Nếu người nữ xuất gia thì gọi là Sa di ni (Sàmaneri) được dịch ý là Cần sách nữ, Tức từ nữ. Hai chúng này cùng chung một giới pháp. Phật quy định tuổi xuất gia nhỏ nhất là 7 tuổi, lớn nhất là 70 tuổi. Người 70 tuổi mà còn tráng kiện, có thể tu học tiến bộ thì cho xuất gia, nhưng nếu già yếu lụm cụm thì không cho xuất gia.

Luật Ma Ha Tăng Kỳ, quyển 29, căn cứ theo tuổi tác, chia Sa di thành 3 hạng:

1. Khu ô Sa di (Sa di lo phận sự đuổi quạ) từ 7 tuổi đến 13 tuổi.

2- Đáng pháp Sa di (Sa di đúng pháp) từ 14 tuổi đến 19 tuổi.

3. Danh tự Sa di (Sa di trên danh nghĩa) từ 20 tuổi trở lên.

Những người đã thọ 10 giới thì gọi là Pháp đồng Sa di, nghĩa là Sa di đã đủ giới pháp; còn những người mới xuất gia đã cạo đầu mà chưa thọ giới thì gọi là Hình đồng Sa di, nghĩa là hình thức giống với Sa di.

Vị Sa di đầu tiên trong hàng ngũ đệ tử xuất gia của Phật là La Hầu La (Rahula). Phật đã bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất (Sàriputta) làm Đường đầu Hòa thượng truyền giới cho tôn giả La Hầu La.

Sa di là những người nam xuất gia từ 7 tuổi đến 70 tuổi, đã thọ mười giới mà chưa thọ giới Cụ túc.

Sa di là những người nam xuất gia từ 7 tuổi đến 70 tuổi, đã thọ mười giới mà chưa thọ giới Cụ túc.

Mười giới pháp của Sa di

Về phương diện giới pháp thì hai chúng Sa di và Sa di ni cũng tuân thủ mười giới căn bản như nhau, chỉ khác đôi chút về vấn đề oai nghi, nhưng không đáng kể. Mười giới pháp được kể như sau:

1. Không được sát sinh

2. Không được trộm cắp

3. Không được dâm dục

4. Không được nói dối

5. Không được uống rượu

6. Không được mang vòng hoa thơm, không được dùng hương thơm xoa mình

7. Không được ca, vũ, hòa tấu, biểu diễn hay đi xem nghe

8. Không được ngồi nằm giường ghế cao đẹp lộng lẫy

9. Không được ăn phi thời (ăn sau giờ ngọ)

10. Không được giữ vàng bạc, bảo vật.

Ngoài 10 giới đã kể trên, hai chúng này còn phải tuân thủ một số quy tắc theo nếp sinh hoạt hàng ngày của thiền gia, tức là "Tỳ ni nhật dụng" gồm chừng 45 điều; đồng thời phải giữ tác phong đạo hạnh gồm khoảng 24 điều, gọi là 24 oai nghi.

Hiện nay, ở nước ta gồm có Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Nguyên thủy (hay Nam tông) và hệ phái Khất sĩ. Nhưng về giới pháp của Sa di thì trên căn bản gần như đồng nhất. Chỗ khác nhau là Phật giáo Nam tông không có Sa di ni (có lẽ do thất truyền) mà chỉ có tịnh nhân nữ (tu nữ). Nghĩa là người nữ mặc áo hoại sắc, sống ở tự viện, theo nếp sống của người xuất gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Vàng thật và đồng thau

Nghiên cứu 17:15 02/04/2024

Đúng là ở đời có chuyện vàng thau lẫn lộn. Nhưng đối với người có nghề thì vàng và thau khác biệt rõ ràng. Nếu là thau thì cần thường xuyên lau chùi, đánh bóng mới sáng đẹp, và dẫu cho có sáng chói đến rực rỡ thì giá trị cũng bình thường. Còn vàng thì muôn đời vẫn là vàng.

Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Pháp môn Tịnh độ

Nghiên cứu 14:10 02/04/2024

Khi thầy học tới pháp môn Tịnh Độ, đức Phật dạy là “đới nghiệp vãng sanh”, nghĩa là mang cái nghiệp của mình về cõi Cực Lạc rồi nhờ tha lực, nguyện lực của đức Phật A-Mi-Đà gia hộ mà tu tiếp. Thầy thấy pháp môn này phù hợp với căn cơ của mình, có thể tu được, nên Thầy chọn.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Nghiên cứu 18:00 01/04/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xem thêm