Các mối quan hệ trong đời sống và việc tu học
Thưa Thầy con thực hành không tạo mối quan hệ mà sao con thấy khó quá. Nhiều người không hiểu con cho rằng con quá lạnh lùng, hoặc là nói con như kiểu “sống không mục đích”. Xin Thầy cho con lời khuyên ạ.
Trả lời:
Vậy là con sai rồi (cười…), sao mà lại lạnh lùng với đời sống, hay sống không có mục đích được.
Người đời họ phản ánh vậy là theo nghĩa đời, hay theo nghĩa tục đế. Còn đối với một người đã giác ngộ thì mối quan hệ với sự tương giao là đồng nhau. Mặc dù vẫn ứng xử trong mối quan hệ, nhưng mà trong quan hệ ấy không hề có dính mắc, không hề bị cái khái niệm tư tưởng quan niệm chi phối. Cho nên mặc dù là mối quan hệ nhưng bản chất vẫn là sự tương giao thôi.

Ví như Thầy về nhà gặp anh của Thầy thì Thầy cũng phải nói “anh” chứ xưng “tao” làm sao được, gặp cha mẹ của Thầy thì Thầy cũng phải nói “cha”, nói “mẹ” đàng hoàng chứ.
Về tục đế thì phải ứng xử “chính danh” như Khổng Tử dạy, tức cha là cha, con là con, thần là thần, vua là vua đâu đó đàng hoàng, chồng là chồng, vợ là vợ đâu đó đàng hoàng, đó là theo tục đế.
Trong tục đế người trí vẫn có các mối quan hệ đúng-tốt, vẫn ứng xử khéo léo, phù hợp và tinh tế. Chỉ là trong thâm tâm thì họ không chấp vào các pháp tục đế đó, đó chỉ là những chuyện ứng xử ở đời thôi, còn chuyện đó không quá quan trọng.
Biểu hiện một người đã thấy được chân đế là người ấy cứ xử với mọi người với một thái độ tâm hoàn toàn bình đẳng. Không phải vì người đó là cha mình cho nên mình ưu tiên hơn, không phải người đó là người ăn xin cho nên mình khinh miệt hơn, mà xem hai người hoàn toàn bình đẳng. Đó là thái độ nội tâm trong chân đế.
Nhưng ngoài đời thì cha đói mình phải cho cha ăn trước chứ (cười…). Đại khái là vậy.
Vậy nếu mình tu học mà đặt quá nặng chân đế đến nỗi quên cách ứng xử theo tục đế thì đó là sai lầm của mình. Tức dù là mình đang ở trong sự tương giao nhưng mối quan hệ vẫn cần đâu ra đó đàng hoàng chứ.
Không phải khi mình tu học một cái là không còn gì nữa.
Nếu vì tu học mà mình trở nên lạnh lùng vô cảm với đời sống tức mình đang tu sai hướng mất rồi. Cho nên những phản ứng của mọi người sẽ giúp thấy rõ chính mình hơn mà điều chỉnh lại.
Cần lưu ý rằng đã sống với trí tuệ thì tạo mối quan hệ không phải vì dính mắc hay vì muốn nương tựa, mà mối quan hệ là tự nhiên đến-đi. Ví như chú này làm thị giả cho Thầy thì đương nhiên là có mối quan hệ thầy-trò rồi, mối quan hệ ấy xuất hiện là lẽ đương điên thôi. Chứ không lẽ bây giờ Thầy cứ tỉnh bơ đi, chú làm gì mặc chú?
Đã là thầy-trò thì chú làm sai Thầy phải nói, làm đúng thì Thầy phải khen, đó là lẽ đương nhiên chứ làm sao vô cảm được, làm sao mà lạnh lùng được. Chỉ là mình không còn bị xúc động, không còn động tâm quá mức trước những cái sai hay cái đúng của người đệ tử. Trong tâm mình không còn xem chuyện đó là quá quan trọng, quá nặng nề.
Trong tục đế làm sai có khi phải phạt chứ, nhưng dù có phải trừng phạt đệ tử thì trong lòng mình vẫn không có vấn đề gì cả…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Làm thế nào để thường được sanh vào đời có Phật?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Thưa Hòa thượng, làm thế nào để thường được sanh vào đời có Phật?

Lấy vợ, trọng nhất sự hiền đức
Phật giáo thường thức
Con người phải biết vẻ đẹp thật sự nằm ở đâu. Các bạn ngay cả điểm này cũng không biết thưởng thức, thì sẽ phán đoán sai lầm. Người nam bây giờ có biết phán đoán không? Người bây giờ đối với sự đẹp xấu có biết phân biệt không? Cái gì là đẹp?

Tất cả chúng sinh đều có Phật tính và tất cả đều có thể trở về nhà
Phật giáo thường thức
Trong mỗi con người, mỗi con vật, mỗi cành cây, ngọn cỏ đều có Phật tính. Khi ta đủ lặng, đủ sâu, đủ mở lòng, ta sẽ thấy Phật ở khắp mọi nơi. Không trên trời, không ở một cõi xa xôi nào, mà ngay trong từng hơi thở, từng bước chân, từng ánh mắt chạm nhau giữa cuộc đời.

Quán tưởng để chuẩn bị cho cái chết
Phật giáo thường thức
Quán kỹ thân xác này không phải mình, những cảm thọ này không phải mình, cho đến những tư tưởng này cũng không phải mình. Nhờ quán kỹ như vậy nên bỏ nhẹ nhàng, đi cũng nhẹ nhàng. Đó là có chuẩn bị, gọi là chết trong đạo lý.
Xem thêm