Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/02/2022, 12:40 PM

Cách nhận biết khất thực đúng pháp

Thời Phật, Chư tăng khi đi khất thực thường ngậm nước trong miệng để tịnh khẩu. Nếu thí chủ cúng dàng thức ăn thì chư tăng âm thầm nhận, không trả lời bất cứ câu hỏi dư thừa, không ích lợi nào

duc-Phat-khat-thuc

Hỏi: Khi con nhìn thấy một vài vị tu sĩ đi khất thực thì con có nên cúng tiền không?

Đáp: Đã từ lâu Giáo hội ra thông bạch đề nghị chư tăng không đi khất thực nữa để tránh tình trạng người ta khoác áo vàng ôm bình bát giả làm tu sĩ đi khất thực. Tuy nhiên, dù đã có thông bạch của Giáo hội, nhưng vẫn có một số thầy tu thực hành hạnh khất sĩ. Vậy để làm sao phân biệt là sư thật hay sư giả? Khất thực chính là xin thức ăn. Nếu là các vị thực hành hạnh khất sĩ thì điều căn bản nhất để phân biệt là vị đó sẽ không nhận tiền, chỉ nhận thức ăn vừa đủ trong bình bát. 

Nếu thức ăn trong bình bát vừa đủ thì vị thầy đó sẽ đậy bình bát ra về và ăn trong chánh niệm vào đúng giờ ngọ (khoảng 11 đến 12 giờ trưa). Ngoài ra các vị khi đi khất thực rất oai nghi, đi thẳng không dừng lại xin ai, không nói năng đòi hỏi gì ở người khác.

Thời Phật, Chư tăng khi đi khất thực thường ngậm nước trong miệng để tịnh khẩu. Nếu thí chủ cúng dàng thức ăn thì chư tăng âm thầm nhận, không trả lời bất cứ câu hỏi dư thừa, không ích lợi nào. Chỉ khi tín chủ nói thưa ngài con có chuyện buồn trong gia đình, con có chuyện đau khổ, con không biết phải tu tập thế nào cho đúng..., thì vị tăng kia mới quay đi nhổ nước trong miệng ra và giải đáp thắc mắc cho thí chủ xong rồi mới đi tiếp. 

Khi khất thực vừa đủ vào đúng ngọ thì chú nguyện và hồi hướng công đức rồi bắt đầu ăn hết phần thức ăn ấy. Vì thế nếu chúng ta thấy, vị nào đi khất thực không đúng với truyền thống thì chúng ta không bố thí. Hoặc giả vị nào đó khi chúng ta cúng thức ăn lại nói không cần thức ăn mà hãy cúng tiền cho tiện, thì chúng ta biết ngay đó là người giả sư khất thực.

Hiện nay có một số chùa, cũng thỉnh thoảng tổ chức ngày lễ sớt bát, nhưng Phật tử dùng phong bì tiền bỏ vào trong bình bát, hay để trên nắp bình bát thì đó cũng là cúng dường không đúng pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Xem thêm