Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/05/2023, 12:45 PM

Cách nhận diện và ý nghĩa tượng Phật Dược Sư theo Phật giáo

Đức Phật Dược Sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, giúp họ trừ diệt ba độc tố - tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại.

Phật Dược Sư là ai?

Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật Dược Sư là giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên lúc thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh Lưu Ly, trang nghiêm như thế giới Cực Lạc. 

Phật Dược Sư, Phạn ngữ Bhaisajyaguru Buddha, Hán dịch là Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ, Thập Nhị Nguyện Vương… Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

Những câu chuyện cảm ứng khi niệm Phật Dược Sư

2

Về ý nghĩa Thánh hiệu: Dược Sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu Ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu Ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu “Thầy thuốc chữa bịnh, ánh sáng như ngọc lưu ly” (HT.Trí Quang, Sđd, tr.203).

Ý nghĩa tượng Phật Dược Sư 

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, khi tu hành Bồ Tát đại phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát.  Sau này, Ngài trở thành Phật, danh hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Phật Dược Sư là vị Phật hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian. Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Niệm danh hiệu Ngài, người niệm sẽ được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả bệnh khổ, thân tâm an lạc.

Phật Dược Sư có bổn nguyện cứu độ chúng sanh khỏi đau khổ bệnh tật, nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài. Những ai có bệnh tật, phiền não, ai đang trong ranh giới sinh tử, sẽ cầu Ngài để tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Đó là lí do, nhiều người thỉnh tượng Phật Dược Sư về để thờ phụng tại gia. 

Cách nhận diện tượng Phật Dược Sư 

1. Đặc điểm tượng Phật Dược Sư

Hình ảnh của Phật Dược Sư thường được thể hiện với hình dạng giống như Đức Phật. Nếu không dựa vào pháp bảo hay tư thế thì rất khó để nhạn biết dược Tôn hiệu. Tượng Phật Dược Sư ở Tịnh Độ tông được mô tả sở hữu làn da màu xanh. Ngài thường được mô tả ở tư thế ngồi, mặc ba áo choàng của một tu sĩ Phật giáo hở ngực, trước ngực thường có chữ Vạn.

Trên tay Đức Phật cầm một lọ mật hoa màu lưu ly và tay phải đặt trên đầu gối phải, cầm thân cây Aruna hoặc Myrobalan giữa ngón tay cái ngón trỏ. Một số kinh Phật ghi chép lại, Đức Phật có một vòng hào quang của ánh sáng màu lưu ly xung quanh người.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

2.Vị trí đặt tượng Phật Dược Sư

Tượng Phật Dược Sư ít khi được thờ độc tôn một mình mà thường thờ cùng với các vị Bồ tát hay chư Phật khác. Phổ biến nhất là các bộ Tôn tượng Dược Sư Tam Tôn, Thất Phật Dược Sư, Tam Thế Phật:

Tam Thế Phật: Là bộ tượng gồm 3 vị chư Phật giống hệt nhau, có thể là ba vị Phật gồm Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Tam Thế Phật cũng có thể là ba vị Phật đại diện cho ba thế giới là Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà ở vị trí trung tâm, Phật A Di Đà của thế giới Cực Lạc phương Tây ở bên phải và Phật Dược Sư của thế giới Tịnh Lưu Ly phương Đông ở bên trái.

Trong đó, phương Đông là nơi mặt trời mọc, biểu tượng cho sự sinh trưởng, phát triển; phương tây là hướng mặt trời lặn, biểu tượng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị Tam Thế Phật đứng một chỗ mang ý nghĩa bao dung cho tất cả sự an lành.

12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly

4

Một số lưu ý khi thờ tượng Đức Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư thường hiếm khi được thờ đơn độc mà đi cùng trong bộ Tôn tượng Tam Thế Phật, Thất Phật Dược Sư hay Dược Sư Tam Tôn. Khi thờ tượng Phật Dược Sư, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tôn tượng Phật Dược Sư chỉ nên được thờ theo nguyện vọng của gia chủ, không phải ngẫu hứng thích là thỉnh, thích thì mua được.

Việc thỉnh tượng phải xuất phát từ thâm tâm, sở nguyện, nguyện vọng của gia chủ với mong muốn thỉnh tượng về để thờ nhằm có thể lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của Ngài.Thờ tượng Phật Dược Sư là để giải phóng cá nhân, thoát khỏi tham sân hận, phát tâm tu học, biết được đúng sai và một lòng hướng thiện chứ không phải để cầu che chở trước khó khăn, ban phước trừ hoạ.

Tuỳ vào điều kiện mà Phật tử có thể thỉnh tượng bằng gỗ, bằng đồng, bằng sứ với kích thước khác nhau. Trước khi thỉnh tượng về nhà thì gửi vào chùa để khai quang điểm nhãn, làm lễ rước và lễ an vị. Trong những ngày thỉnh tượng, gia chủ cần ăn chay, trì tụng thập chú, tụng kinh Phật và rước tượng về thờ tại gia.

Tượng Phật phải để ở vị trí trung tâm, bàn thờ gia tiên nên đặt ở hai bên, sau tượng không nên có cửa sổ, bàn thờ hướng ra cửa chính, nên cao hơn đầu của gia chủ. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật ở các phòng có phòng khác đè lên, không đặt hướng đối diện phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm hay góc cầu thang…Không đặt vật lạ như giấy tiền, vàng mã, bùa chú lên bàn thờ Phật.

Bàn thờ phải trang nghiêm, đồ cúng là đồ chay, hàng ngày quét dọn rút bớt chân hương, thay hoa quả khi héo, chú ý sửa sang trang hoàng vào những ngày sóc vọng nhưng mùng một, mười bốn, mười lăm, ba mươi âm lịch hàng tháng.

Việc thờ cúng chư Phật quan trọng ở sự thành tâm của gia chủ. Thờ cúng tượng Phật là cách chúng ta thể hiện tấm lòng với Tam bảo, từ đó gia tăng đức tin, phát tâm tu học theo lời dạy của Ngài để thoát khỏi tham sân, diệt trừ khổ não và giúp tâm chúng ta được tịnh hoá.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Kiến thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Xem thêm