Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/09/2020, 09:12 AM

Những câu chuyện cảm ứng khi niệm Phật Dược Sư

Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Vài nét về Đức Phật Dược Sư

Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật thường được gọi là Đức Phật Dược Sư.

Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật thường được gọi là Đức Phật Dược Sư.

Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật thường được gọi là Đức Phật Dược Sư. Chính đức Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y Kinh (Four Medical Tantras).

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật.

Lí giải vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai: Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sinh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc, cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Về 12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư quý vị có thể xem chi tiết tại đây.

Những câu chuyện niệm Phật Dược Sư được cảm ứng

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.

Sách Những câu chuyện cảm ứng niệm Phật Dược Sư ghi:

1. Đời Đường, ở miền Biên Châu, có cô con gái nghèo, sống trong cảnh lẽ loi côi cút. Gia tài trong nhà duy vỏn vẹn có 1 đồng tiền. Cô tự nghĩ: “Đồng tiền này không thể làm tư lương cho một đời sống. Thôi, ta hãy đem cúng dường Phật để gieo phước đức về sau”. Nghĩ đoạn, cô đem 1 đồng tiền đến chùa chí thành đãnh lễ, cúng dường trước tượng Phật Dược Sư.

Bấy giờ ở huyện gần đó, có người nhà giàu goá vợ sớm, tìm nơi chắp nối đã lâu mà không có chỗ nào vừa ý. Bảy hôm sau khi cô gái cúng dường Phật, anh này cũng đến chùa cầu nguyện Phật Dược Sư chỉ điểm cho được gặp người vợ hiền.

Đêm về anh nằm mộng được mách bảo phải cưới cô gái nghèo kia làm vợ. Kết cuộc, cô gái nghèo cúng dường Phật được anh nhà giàu ưng ý chọn làm vợ. Và vợ chồng nọ cùng sống trong hạnh phúc, giàu sang (theo Minh Chí ký).

Một câu chuyện về sự linh ứng của Chú Đại bi

2. Đời Đường, Trương Lý Thông lúc 27 tuổi, gặp thầy tướng bảo: “Thọ số ông rất ngắn, sợ e không đến 31 tuổi!”.

Lý Thông nghe nói lo buồn, tìm đến vị danh tăng là ngài Mật Công hỏi han.

Ngài Mật Công bảo: “Việc ấy không đáng ngại. Nếu ông thành kính thọ trì hoặc viết chép Kinh Dược Sư, thì có thể được tăng thọ”.

Lý Thông thưa: “Tôi việc quan bận buộc quá nhiều, sợ e khó thường thọ trì, xin tạm biên chép kinh trước”. Liền thỉnh quyển kinh về thành kính tự biên chép. Mới chép được 1 quyển thì công việc lại đến dồn dập, chưa kịp tiếp tục thêm. Tình cờ vị thầy tướng cũ lại gặp Thông, lấy làm lạ bảo: “Thật là điều hy hữu! Ông có làm công đức chi mà tướng diện lại thay đổi, sống được thêm 30 năm nữa”.

Trương Lý Thông thuật lại việc chép kinh. Nhiều người nghe chuyện phát tâm hướng về Phật pháp (theo Tam bảo ký).

3. Nước Thiên Trúc, có người Bà la môn, nhà tuy giàu sang mà kém phần tử tức. Do đó, ngày đêm ông hằng cúng lễ cầu nguyện với Tự Tại Thiên, xin ban cho đứa con. Mấy năm sau, vợ ông có thai, khi đủ tháng, sanh được 1 bé trai dung sắc xinh đẹp, ai trông thấy cũng yêu mến.

Một hôm, có nhà tu phái Ni Kiền Tử đến khất thực, nhân xem tướng rồi bảo: “Đứa bé này tuy cốt cách tươi tốt, nhưng có nét yểu không thể kế thừa gia nghiệp, chỉ còn sống được 2 năm nữa mà thôi!”. Vợ chồng Bà la môn nghe nói như người bị trúng tên độc, hằng ngày đem lòng sầu muộn, thân thể héo gầy.

Vừa có Sa môn đệ tử Phật đi đến, Bà la môn liền thuật lại mọi việc.

Vị Sa môn này bảo: “Chớ nên ưu phiền, việc hoạ tai đều có thể chuyển đổi. Tôi sẽ chỉ vẽ cho ông, hãy tạo hình tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và tụng niệm cúng dường, tất đứa bé sẽ được tiêu tai, tăng diên thọ".

Bà la môn vui mừng nhất nhất sắm sửa theo lời chỉ bảo, đúng như pháp thức, thiết lễ tụng niệm, cúng dường Phật Dược Sư.

Cuộc lễ vừa hoàn mãn, đêm ấy, Bà la môn nằm mộng thấy 1 vị Minh quân, ôm sổ bộ đến bảo: "Ông đã theo Nghi Thất Phật tạo tượng cúng dường, do duyên phước đó mà con trai của ông sẽ sống thêm được 50 năm nữa". Về sau, sự việc quả y lời (theo Tam bảo ký).

Công đức đọc tụng và trì chú Dược Sư

Công đức đọc tụng, hành trì chú Dược Sư rất vi diệu. Chúng ta có thể gặt hái những thành quả tốt đẹp ngay trong hiện tại.

Công đức đọc tụng, hành trì chú Dược Sư rất vi diệu. Chúng ta có thể gặt hái những thành quả tốt đẹp ngay trong hiện tại.

Hướng dẫn tụng Chú Dược Sư tại nhà

Trong cuộc sống bình nhật, người xuất gia cũng như tại gia, nếp sống tâm linh ảnh hưởng rất lớn đối với tự tâm của mỗi người. Nếu hằng ngày chúng ta trì niệm, đọc tụng hoặc xưng danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì sẽ được ứng nghiệm ngay trong hiện tại. Đặc biệt, chú Dược Sư mang một ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta hành trì, vì không những vượt qua mọi khổ ách, mà sau khi mạng chung còn được sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly, dần dần tu chứng đạt được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Duyên khởi của thần chú Dược Sư, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã dạy cho Mạn Thù Thất Lợi Bồ-tát trong kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức: “Này Mạn Thù Thất Lợi! Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai khi chưa chứng được đạo quả Bồ-đề, do sức bổn nguyện mà Ngài quan sát biết chúng hữu tình gặp phải các thứ bệnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, thương hàn…”. Vì muốn những bệnh khổ ấy được tiêu trừ và lòng mong cầu của chúng hữu tình được mãn nguyện, nên Ngài liền nhập định tên là “Định diệt trừ tất cả các khổ não cho chúng sanh.” Khi Ngài nhập định, từ trong nhục kế phóng ra luồng ánh sáng lớn, trong luồng ánh sáng ấy nói chú Đại Đà-la-ni: “namo bhagavate bhaiṣaijya guru vaidurya prabharājāya tathāgataya arhate samyaksambuddhāya tadyathā: om bhaiṣaijye bhaiṣaijye bhaiṣaijya samudgate svāhā”

Phiên âm: “Nam-mô Bạc-già-phạt-đế, bệ-sát-xã, lũ-lô-thích-lưu-ly, bát-lặc-bà, hắc-ra-xà-giả, đát-tha yết-đa-da, a-ra-ha-đế tam-miệu tam-bồ-đề-da, đát-điệt-tha. Án, bệ-sát-thệ, bệ-sát-thệ, bệ-sát-xã, tam-một-yết-đế tóa-ha!! ”

Như vậy, công đức đọc tụng, hành trì chú Dược Sư rất vi diệu. Chúng ta có thể gặt hái những thành quả tốt đẹp ngay trong hiện tại. Bởi vì, đó là những âm thanh của chư Phật nói ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp điệu rung chuyển của làn sóng quang minh trong tâm thức chúng sanh. Từ đó, niềm tin được vững chắc, chú nguyện được viên mãn, chính là nhờ công đức bất khả tư nghì của bản nguyện Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Nhất là lúc lâm chung, chỉ cần nghe danh hiệu của Ngài liền có tám vị Bồ-tát đủ sức thần thông đến hướng dẫn sanh về thế giới Cực Lạc Tây phương, hoa báu trang nghiêm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm