Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/06/2024, 15:13 PM

Cách xử thế của người xưa

Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất.

Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ão não, u sầu; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét… Nên để chỉnh đốn hành vi, ngôn ngữ phải uốn nắn từ nơi cái tâm khi hành vi và ngôn ngữ mới manh nha, chưa kịp hình thành.

Có câu chuyện kể rằng: “Xưa, có một chú học trò được dịp lên phố chơi. Nhằm ngày chợ phiên, một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, chú học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ chú là thủ phạm.

Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm, chú học trò được thả về.

Khi về làng, gặp thầy và bè bạn, chú nhỏ tức tưởi kể lại sự việc, bộc bạch nỗi hàm oan của mình.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Vị thầy im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị ra lệnh phạt đệ tử mười roi. Đương sự rất ngạc nhiên nhưng không dám cãi lời thầy, líu ríu leo lên bộ ván nằm chờ trận đòn mà lòng hoang mang vô kể.

Các bạn chú thấy thế, ngạc nhiên thưa:

- Thưa thầy, trò này vô tội sao lại bị đòn?

Vị thầy từ tốn giải thích:

- Đành rằng trò ấy vô tội, nhưng tại sao giữa phố chợ đông đảo chỉ mình nó bị tình nghi là kẻ cắp? Ta phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp để cho người ta nghi ngờ. Nếu trò ấy không chỉnh đốn tư cách lại, ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa”.

Những nỗi hàm oan xảy ra cho mọi người khá nhiều. Thường thì ta tìm cách minh oan hay truy lùng cho ra kẻ đã nhẫn tâm vu oan giáng họa cho mình mà ít ai nghĩ rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của hàm oan là chính mình. Vì thế, để chia sẻ hàm oan với học trò, vị thầy đã tặng đệ tử đến mười roi.

Mới hay, người xưa dạy người rất chú trọng đến cái tâm, lấy tâm làm nền tảng để giáo dục, uốn nắn con người. Hình thức bên ngoài cũng rất quan trọng nhưng nội tâm mới là yếu tố quyết định. Giáo dục một con người trở nên hoàn thiện phải từ nơi chính tâm sau đó mới tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Cây có ngay thì bóng mới thẳng, phải đào tạo thế hệ kế thừa có tâm hồn trong sáng và cao thượng mới có thể mong hình thành nên nhân cách lớn, làm nguyên khí của quốc gia, nhân tài cho đất nước.

Ngày nay, chúng ta tự hào với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến nhưng quá chú trọng đến khoa học thực tiễn và xem nhẹ thậm chí lãng quên giáo dục đạo đức và tâm linh. Một khi thước đo giá trị xã hội nghiêng nặng về sự thành đạt các sự nghiệp vật chất có tính hình thức bên ngoài hơn là những giá trị nhân văn, đạo đức và tâm linh thì đất nước có nguy cơ đối diện với nhiều hiểm họa.

Vị thầy đồ quê mùa ngày xưa đã cung hiến cho chúng ta một phương thức giáo dục “phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp” nhằm uốn nắn cái tâm, chỉnh đốn tư cách của học trò phải chăng là điều mà các nhà giáo dục hiện đại cần suy gẫm và học hỏi!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Kiến thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Nơi nào cõi Tịnh?

Kiến thức 14:53 20/09/2024

Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật.

Nên niệm Phật trước khi đi ngủ

Kiến thức 14:00 20/09/2024

Chúng ta hãy tập thói quen, trước khi đi ngủ nên (gồng mình) ngồi dậy niệm từ 1 đến 108 lần câu Phật hiệu. Hay có thể niệm từ 5 cho đến 15 hay 30 phút hoặc hơn thế nữa. Vì sao?

Xem thêm